Danh mục

Bao Công xử án - Hồi 19

Số trang: 32      Loại file: pdf      Dung lượng: 223.67 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngày xưa, tại một huyện Nhơn Hòa thuộc phủ Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang bên Tàu, có vợ chồng thương gia họ Sài, tiền bạc rất nhiều mà ruộng nương cũng lắm. Họ Sài có hai con trai tên là Sài Thắng mười tám tuổi và Sài Tổ mười sáu tuổi. Thắng và Tổ không thoát khỏi tục lệ tảo hôn hồi đó nên cả hai đều đã lập gia đình, tuy vẫn ngày ngày cắp sách đến trường học chữ thánh hiền. Hai anh em nhà ấy hiền lành, thiệt thà lại lấy được vợ nết na, thuần...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bao Công xử án - Hồi 19 Bao Công xử án Hồi 19 RƯỢU VÀO, CỦA RA Ngày xưa, tại một huyện Nhơn Hòa thuộc phủ Hàng Châu, tỉnh ChiếtGiang bên Tàu, có vợ chồng thương gia họ Sài, tiền bạc rất nhiều mà ruộngnương cũng lắm. Họ Sài có hai con trai tên là Sài Thắng mười tám tuổi vàSài Tổ mười sáu tuổi. Thắng và Tổ không thoát khỏi tục lệ tảo hôn hồi đó nên cả hai đều đãlập gia đình, tuy vẫn ngày ngày cắp sách đến trường học chữ thánh hiền. Hai anh em nhà ấy hiền lành, thiệt thà lại lấy được vợ nết na, thuầntục, nên chi cảnh nhà rất là đầm ấm yên vui. Về sự học, Sài Thắng có phần kém em nhiều. Sài lão gia dư biết nêntừ lâu ông có ý muốn cho con cả xếp bút nghiên bỏ đường hoạn lộ bước quathương trường. Nhưng vì Sài bà can gián nhiều phen nên ông lần lữa mãiđến nay mới nhất định bắt Sài Thắng thôi học đặng kế nghiệp ông. Quen như mọi lần, Sài bà nói: - Nó mới mười tám tuổi đầu, buôn chi mà bán chi cho đặng. Thôi ôngcứ để nó đi học. Sài ông gạt phắt: - Tôi đã để nó đi học thêm ba bốn năm rồi. Như vậy nó dư đủ chữnghĩa để giao dịch giấy tờ, sổ sách làm ăn. - Ông làm thế không sợ con nó oán mình thương đứa này ghét đứa nọ. - Đâu có. Phận làm cha mẹ, con nào chẳng là con. Bà đừng nghĩ là tôighét bỏ gì thằng Thắng đâu. Nó tối dạ, học mãi chẳng thông, mình phải lohướng nó sang nghành thực nghiệp làm ăn thì hơn. - Thì ông thư thả vài năm cũng được, nhà ta giàu có cần chi bắt consớm vất vả. Nó còn trẻ mà. - Bà nói chẳng đáo lý chút nào. Aida1m chắc mình có của trọn đời?Vả lại để nó quá lớn thì nó lại càng thêm đau khổ về sự dở dang của nó. Nếuđịnh cho nó doanh thương thì nên cho ra đụng chạm với đời vào tuổi mườitám cũng không sớm gì, hơn nữa tôi sẽ cho người đi theo hầu nó thì lo gì.Cho dù nó có thất bại những lần đầu càng thêm kinh nghiệm có sao? Sài bà thở dài đáp: - Cái đó tùy ông. Nhưng ông liệu lời chỉ bảo cho con nó hiểu. Tôithiết tưởng mình không nên nói đến sự học hành kém cỏi của nó. Sài ông cả cười: - Bà không phải lo điều đó. Tôi đã có cách nói cho nó thuận chớ. Khinào tôi lại làm cho nó mất sự tự tin đi chớ. Ai mà dại vậy. Mấy bữa sau, Sài ông kêu Sài Thắng đến mà bảo rằng: - Nhà ta tuy giàu sang nhưng vẫn lo lắng vô cùng. Lo là vì làm ra tiềnthì khó mà tiêu mòn đi thì dễ. Cổ nhân có câu “miệng ăn núi lở”. Nay ta vàmẹ con đều già rồi, tất nhiên hết lộc, sự buôn bán chẳng lanh lợi như xưa. Tathấy đời nay lớp thanh niên như con hay ỷ vào cha mẹ có chức quyền địa vịhay tiền bạc mà ưa mặc đẹp, ăn ngon, kiêu căng, lãng phí mà không biếtrằng bạc tiền là do ông cha phải cực nhọc làm ra, đâu phải tự nhiên mà có.Ta biết con là người khí phách, có khiếu về doanh thương lại muốn tự lậpkhông khi nào lại bắt chước bọn ỷ lại vào cha mẹ. Với sự học của con, tathấy đủ để con có thể bướn sang thương trường mà không sợ sau này bị chêcười là hàng trọc phú. Vậy ta định cho con đi buôn bán nơi xa đặng thâunhập kinh nghiệm, trong một thời gian, trước khi về ở hẳn nhà thay ta quánxuyến mọi việc làm ăn. Con nghĩ có hạp ý con không? Sài Thắng thưa: - Cha dạy rất phải. Con xin tuân lời. Hiềm một nỗi, cha mẹ nay tuổi đãcao, mà em con còn nhỏ nay đã ra đi, vì thế lòng con áy náy. Sài ông chậm rãi đáp: - Con hiếu đễ thế cũng phải. Nếu con biết thương cha mẹ, thời connên sớm hun đúc ý chí tự lập, tự cường để ta khỏi phải lo lắng. Còn việc ởnhà d9a4co1 vợ con và vợ chồng Sài Tổ là đủ rồi. - Con xin tuân lời cha. Xin chabiếtcon cần phải đi xứ nào trước? - Hiện nay phủ Khai Phong ở miệt Đông Kinh đang khan vải, trongkhi phủ Hàng Châu ta có vải nhiều. Vậy con đem vốn buôn vải Hàng Châuqua phủ Khai Phong bán lại, hẳn là phải được lời. Con cứ đi lối dăm bảytháng hay một năm hãy về cũng được. Sài bà đau khổ hỏi chồng: - Ông xem vùng con nó sắp đi tới, có yên không? Sài ông cười hề hề đáp: - Làm gì mà chẳng yên. Phủ hàng Châu là vùng ta đây gồm toàn dânlàm ăn lương thiện còn phủ Khai Phong là nơi Bao Đại nhơn đang trị nhậm.Quãng đường giữa hai phủ rất là yên ổn, người ta đi như đi chợ. Bà đừng lolắng hão huyền cho con nó sợ. Nói đoạn ông quay ra bảo Sài Thắng: - Thôi con sửa soạn cuối tuần trăng này đi thì vừa. Tasẽ cho một gianhân mạnh khoẻ và trung tín theo hầu. Con phải biết tin cậy nó nhiều kinhnghiệm biết chọn hàng và trả giá. Hạ tuần tháng ấy, Sài Thắng cùng một gia nhân, mang tiền bạc dạokhắp phủ Hàng Châu mua được ba gánh vải đem về nhà. Sài ông liền bảo con đem các vải mua được cho ông coi. Ông dạy chocon cách phân biệt các loại hàng, chỉ vẽ cho con cách xem nhãn hiệu, đo nitấc các súc vải vóc cùng cách tính giá bán sỉ và lẻ. Ông bắt con lặp đi lặp lạicho đến thuộc lòng mới nghe. Cẩn thận hơn nữa, ông lại bắt con ghi dấu cáchiệu hàng và vô sổ đầy đủ. Sau mấy bữa nghỉ ngơi, Sài Thắng cùng gia nhân áp tải đám mã phuchở hàng qua bán bên phủ Khai Phong. Bữa Sài Thắng lên đường, Sài bà vàvợ Thắng là Lương thị khóc như mưa. Sài Thắng bồi hồi tấc dạ, dùng dằngchẳng dứt mà đi cho đặng. Sài ông thấy vậy chống gậy trúc đi ra quát mắngom sòm. Hai người đàn bà ngưng tiếng khóc nép bên hiên nhà nhìn chồngcon ra đi. Vì là lần đầu tiên xa nhà nên sài Thắng chân bước đi mà mặt cònnghoảnh lại, mối sầu tràn ngập tâm hồn. Anh gia nhân vốn là người từng trải, tìm mọi cách gợi chuyện để cậuchủ vui với cảnh vật bên đường mà vơi bớt mỗi buồn xa nhà. Mấy bữa đầu, Sài Thắng còn biếng ăn, ít nói nhưng qua vài ngày saubản tính hiếu động của tuổi thanh niên như sống lại trong lòng người trai trẻ.Chàng say sưa ngắm cảnh đẹp và thấy đời sống giang hồ, rầy đây mai đócũng có cái thú riêng của nó. Gia nhân thấy vậy thì mừng lắm nhưng lại sợ chủ mải vui quên việclàm ăn nên thỉnh thoảng lại lựa lời đem chuyện buôn bán ra bàn. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: