Danh mục

Bảo hiểm xã hội một lần - những hệ lụy và bài học từ Quyết định 176-HĐBT

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 286.99 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chế độ hưu trí chính là “cái lưới” bảo vệ NLĐ tránh bị rơi vào bẫy nghèo khi hết tuổi lao động. Đáng tiếc, hiện nay nhiều người lại lựa chọn nhận BHXH một lần. Trong thực tế, khi thực hiện Quyết định 176-HĐBT vào đầu những năm 1990, do sắp xếp lại lao động trong các đơn vị kinh tế quốc doanh, đã có khoảng 700.000 lao động nghỉ hưởng BHXH một lần.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo hiểm xã hội một lần - những hệ lụy và bài học từ Quyết định 176-HĐBT KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA  BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN - NHỮNG HỆ LỤY VÀ BÀI HỌC TỪ QUYẾT ĐỊNH 176-HĐBT Đỗ Thị Lệ Yến Trưởng phòng Phóng viên, Tạp chí Bảo hiểm xã hội Tóm tắt: Chế độ hưu trí chính là “cái lưới” bảo vệ NLĐ tránh bị rơi vào bẫy nghèo khi hết tuổi lao động. Đáng tiếc, hiện nay nhiều người lại lựa chọn nhận BHXH một lần. Trong thực tế, khi thực hiện Quyết định 176-HĐBT vào đầu những năm 1990, do sắp xếp lại lao động trong các đơn vị kinh tế quốc doanh, đã có khoảng 700.000 lao động nghỉ hưởng BHXH một lần. Giờ đây, rất nhiều người trong số đó lại đang cảm thấy nuối tiếc và mong muốn được trả lại số tiền đã nhận, để được hưởng lương hưu… Từ khóa: chế độ hưu trí, BHXH một lần 1. QUYẾT ĐỊNH 176-HĐBT GÓP PHẦN KHẲNG ĐỊNH ĐỊNH VAI TRÒ CỦA KINH TẾ QUỐC DOANH Thực hiện kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết kỳ họp thứ năm Quốc hội khóa VIII (6/1987) về những biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị kinh tế quốc doanh (KTQD), góp phần tạo điều kiện cho các đơn vị KTQD chuyển sang kinh doanh, phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần; Tận dụng tối đa lực lượng lao động hiện có, từng bước chuyển số lao động không có nhu cầu sử dụng trong các đơn vị KTQD sang các thành phần kinh tế khác, ngày 9/10/1989, Hội đồng Bộ trưởng (HĐBT) đã ban hành Quyết định 176-HĐBT về sắp xếp lại lao động trong các đơn vị KTQD. Theo đó, đối với số lao động không có nhu cầu sử dụng, thì từng bước chuyển sang làm việc ở các thành phần kinh tế khác. Bộ LĐ-TB&XH đã hướng dẫn tiêu chuẩn phân loại số lao động này và có 4 chế độ giải quyết: Chế độ thôi việc, hưởng trợ cấp một lần: Đối với số lao động ra làm việc ở khu vực ngoài kinh tế quốc doanh được thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc thì cứ mỗi năm công tác liên tục được trợ cấp một tháng lương cơ bản cộng phụ cấp (nếu có), tối thiểu là 3 tháng, do đơn vị trả. Nhà nước trợ giúp một phần đối với những đơn vị nhiều khó khăn, nhưng tối đa không quá 1/2 số trợ cấp, phần trợ giúp này căn cứ vào từng trường hợp cụ thể. 65 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Trợ cấp theo chế độ này được chi trả trực tiếp một lần cho NLĐ. Nếu nguồn chi trả khó khăn thì thỏa thuận với NLĐ trả nhiều lần... Chế độ trợ cấp tạm ngừng việc: Trong trường hợp công nhân tạm thời nghỉ việc trọn tháng trở lên đến 3 tháng, được hưởng trợ cấp tạm ngừng việc từ nguồn của xí nghiệp. Nếu kéo dài trên 3 tháng, thì xem xét chuyển sang chế độ thôi việc trợ cấp một lần. Chế độ hưu trí và trợ cấp mất sức lao động: Cho phép các đơn vị KTQD áp dụng điều kiện giảm tuổi về hưu theo Quyết định số 227-HĐBT ngày 29-12-1987 của HĐBT đối với số công nhân sản xuất mà đơn vị không có nhu cầu sử dụng. Những lao động không có việc làm, đủ 30 năm công tác, 55 tuổi đối với nam; đủ 25 năm công tác, 50 tuổi đối với nữ thì được nghỉ việc, hưởng lương hưu không phải qua giám định y khoa. Một số hệ lụy của quyết định 176-HĐBT: Trong 4 năm (1989-1992) thực hiện Quyết định 176-HĐBT đã giải quyết thôi việc hưởng trợ cấp một lần cho khoảng 72 vạn lao động ra khỏi doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Quyết định số 176-HĐBT đã từng được đánh giá là có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế - xã hội, tháo gỡ một phần khó khăn đối với các DNNN trong quá trình chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng XHCN mà có nhiều lao động không bố trí, sắp xếp được việc làm. Thời điểm đó, nhiều NLĐ đã tự nguyện làm đơn xin thôi việc để hưởng trợ cấp một lần theo Quyết định số 176-HĐBT, với lý do quyền lợi của họ cao hơn so với chế độ thôi việc theo quy định hiện hành. Thời điểm này, tỷ lệ lãi suất tiết kiệm khá cao (12%/tháng) nên nếu NLĐ dùng số tiền được hưởng gửi tiết kiệm thì vẫn có thể đảm bảo cuộc sống. Sau một thời gian, nền kinh tế có những bước phát triển, tỷ lệ lãi suất tiết kiệm giảm mạnh; Bộ luật Lao động được sửa đổi, chính sách, chế độ đối với NLĐ có sự thay đổi. Cụ thể, khi NLĐ nghỉ việc được hưởng 02 chế độ là chế độ trợ cấp thôi việc (hoặc mất việc làm) và chế độ BHXH (có thể chờ hưu, bảo lưu thời gian đã đóng BHXH), đặc biệt khi có chính sách giải quyết lao động dôi dư do sắp xếp lại DNNN theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ thì mức trợ cấp mất việc làm khá cao. Bình quân một lao động nhận khoảng 32 triệu đồng/người, thậm chí có người nhận 60 triệu - 70 triệu đồng mà vẫn được hưởng chế độ BHXH. Như vậy, NLĐ nghỉ việc theo Quyết định số 176/HĐBT chịu thiệt hơn so với những người nghỉ 66 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA  việc theo chế độ sau này. Đặc biệt là những người tuổi cao, có thời gian công tác từ 25-35 năm, cuộc sống của họ rất khó khăn. Từ những vấn đề trên, nhiều NLĐ đã nhận trợ cấp một lần theo Quyết định 176 đã gửi đơn thư tới Bộ LĐ-TB&XH và Chính phủ. Họ đề nghị các cơ quan chức năng xem xét điều chỉnh chế độ đối với họ. Ngay từ năm 2007, Bộ LĐ-TB&XH đã gửi Công văn số 4140/LĐTBXH-LĐVL tới Thủ tướng Chính phủ, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của NLĐ đã nhận trợ cấp BHXH một lần, mong được khôi phục quyền lợi BHXH. Họ tình nguyện trả lại số tiền đã nhận trợ cấp một lần (kể cả khoản tiền lãi suất tiết kiệm) để khôi phục thời gian đã đóng BHXH và hưởng chế độ BHXH hoặc có chế độ hỗ trợ hàng tháng khi hết tuổi lao động. Đáng tiếc, pháp luật không có quy đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: