Danh mục

Bảo hiểm xã hội một lần ở Việt Nam và một số khuyến nghị về chính sách

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.18 MB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày thực trạng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội một lần một lần; Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội một lần một lần; Kinh nghiệm quốc tề về bảo hiểm xã hội một lần.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo hiểm xã hội một lần ở Việt Nam và một số khuyến nghị về chính sách KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA  BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM   VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH ThS. Trần Hải Nam Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội LỜI MỞ ĐẦU Bảo hiểm xã hội (BHXH) là trụ cột chính của hệ thống ASXH của đất nước, bên cạnh những mục đích đảm bảo an toàn thu nhập cho NLĐ khi gặp phải các rủi ro trong quá trình lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm,... thì mục đích lớn nhất mà chính sách BHXH hướng tới đó là đảm bảo thu nhập lâu dài đối với NLĐ khi hết tuổi lao động, mất khả năng lao động, đồng thời có được sự đảm bảo chăm sóc y tế, chăm lo sức khỏe, đảm bảo chất lượng cuộc sống của NLĐ khi về già. Trong những năm qua, nhờ có chính sách BHXH, hàng triệu người khi hết tuổi lao động đã được hưởng chính sách BHXH, ngoài mức lương hưu hàng tháng, người nghỉ hưu còn được hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế thông qua việc quỹ BHXH đảm bảo mua và cấp phát thẻ BHYT cho tất cả những người hưởng lương hưu, tiền lương hưu sau khi được tính toán trên cơ sở tiền lương đóng và thời gian đóng góp của NLĐ còn được Chính phủ điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng và mức tăng trưởng kinh tế ở từng thời kỳ phù hợp với NSNN và quỹ BHXH…, từ đó đời sống của người nghỉ hưu ngày một được nâng cao. Chủ trương của Đảng và Nhà nước là tiếp tục mở rộng diện bao phủ của chính sách BHXH để ngày càng có nhiều NLĐ có cơ hội được tham gia BHXH và được thụ hưởng chế độ hưu trí khi về già. Nghị quyết 28 NQ/TW ngày 23 tháng 5 năm 2018 Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Khóa XII về cải cách chính sách BHXH đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030 “Phấn đấu đạt khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội; khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hàng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội”, đồng thời hướng tới mục tiêu “BHXH toàn dân”. Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực của ngành BHXH, các cơ quan quản lý nhà nước và các địa phương trong việc phát triển đối tượng tham gia BHXH, gia tăng độ bao phủ BHXH thì một bộ phận lớn NLĐ vẫn đang lựa chọn hưởng BHXH một lần, từ 33 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA đó dẫn tới những thách thức trong đảm bảo các mục tiêu chính sách BHXH đặt ra trong thời gian tới và cần có sự xem xét, nhìn nhận đánh giá một cách khách quan, để từ đó có được những giải pháp phù hợp. 1. THỰC TRẠNG BHXH MỘT LẦN 1.1. Thực trạng quy định của pháp luật về BHXH một lần - Điều 40 Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với công nhân, viên chức Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 218/CP ngày 27 tháng 12 năm 1961 của Hội đồng Chính phủ quy định: “Công nhân, viên chức Nhà nước mất sức lao động phải thôi việc, mà đã công tác liên tục dưới 5 năm, được trợ cấp một lần, cứ mỗi năm bằng một tháng lương; nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương, kể cả phụ cấp và trợ cấp con (nếu có)”. - Điều 28 Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định: “Người lao động nghỉ việc nhưng chưa đủ tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng thì được hưởng trợ cấp 1 lần cứ mỗi năm đóng BHXH được tính bằng 1 tháng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH hoặc có thể chờ đến khi đủ tuổi đời thì được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng”. - Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 28 của Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP, theo đó: “1. Những trường hợp sau đây được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng 1 tháng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội: (a) Người lao động nghỉ việc đã đủ tuổi nghỉ hưu hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do ốm đau, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, nhưng chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng; (b) Người đi định cư hợp pháp ở nước ngoài. 2. Người lao động nghỉ việc nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu mà đã có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì có thể chờ đến khi đủ tuổi nghỉ hưu để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng hoặc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đến khi có điều kiện thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội. 3. Người lao động nghỉ việc nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu và chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì được cấp sổ bảo hiểm xã hội và bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đến khi có điều kiện thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội'. 34 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN Ở VIỆT NAM - THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA  - Điều 55 và Điều 56 Luật BHXH năm 2006 quy định: “Người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: (a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội; (b) Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội; (c) Sau một năm nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội; (d) Ra nước ngoài để định cư.” “Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội”. - Điều 60 Luật BHXH năm 2014 quy ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: