Danh mục

Bảo vệ và khai thác sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước Việt Nam, vấn đề cấp thiết trong tình hình mới - GS.TS Ngô Đình Tuấn

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 163.61 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vấn đề suy thoái tài nguyên nước Việt Nam đang là vấn đề thời sự. Bài viết "Bảo vệ và khai thác sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước Việt Nam - Vấn đề cấp thiết trong tình hình mới" nêu lên những hạn chế của tài nguyên nước mặt, đặc biệt là những nguyên nhân làm suy thoái nguồn nước do tác động trực tiếp hay gián tiếp từ hoạt động kinh tế xã hội của con người gây ra. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo vệ và khai thác sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước Việt Nam, vấn đề cấp thiết trong tình hình mới - GS.TS Ngô Đình TuấnBẢO VỆ VÀ KHAI THÁC SỬ DỤNG BỀN VỮNG NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM - VẤN ĐỀ CẤP THIẾT TRONG TÌNH HÌNH MỚI GS.TS Ngô Đình TuấnTóm tắtVấn đề suy thoái tài nguyên nước Việt Nam đang là vấn đề thời sự. Bài báo nêu lên nhữnghạn chế của tài nguyên nước mặt, đặc biệt là những nguyên nhân làm suy thoái nguồn nướcdo tác động trực tiếp hay gián tiếp từ hoạt động kinh tế xã hội của con người gây ra. Từ đó đềxuất giải pháp khai thác sử dụng tài nguyên nước một cách bền vững và bảo vệ, phòng,chống, hay giảm thiểu.I- Những hạn chế chính của Tài nguyên nước Việt Nam1- Việt Nam có nguồn tài nguyên nước mặt vào loại trung bình kém trên thế giới. Với nguồnnước nội địa chỉ đạt 3600 m3/người/năm, ít hơn 4000 m3/người/năm thuộc quốc gia thiếunước. Nếu tính cả nước ngoài lãnh thổ chảy vào nước ta đạt được 9650 m3 lớn hơn 7400m3/người/năm (trung bình thế giới). Nước nguồn ngoài lãnh thổ chiếm 63% tổng nguồn tàinguyên nước mặt Việt Nam, khó chủ động bảo vệ, khai thác và sử dụng. Đặc biệt những nămgần đây là sự khai thác của các nước ở thượng nguồn ngày càng nhiều và có chiều hướng bấtlợi. Ví dụ: Trung Quốc đã và đang xây dựng hơn 10 hồ chứa lớn trên sông Mekong, sôngNguyên; Lào đã và đang xây dựng 35 công trình thuỷ lợi- thuỷ điện trong đó có 27 hồ chứatrên sông nhánh và 8 đập dâng trên sông chính. Ở Thái Lan, đã có 10 hồ chứa vừa và lớn vàđang có kế hoạch xây thêm. Ở Campuchia có dự kiến giữ mực nước Biển Hồ với một caotrình nhất định để phát triển tưới... Đó là chưa kể những dự định chuyển nước ở thượng nguồn sang một lưu vực khác cólợi riêng của quốc gia, họ không xem xét quyền chia sẻ nguồn nước có thể gây thiệt hại trầmtrọng không riêng gì thiếu nước, ô nhiễm môi trường mà còn nhiều thiệt hại nguy hiểm kháccho các nước hạ lưu, đặc biệt là Việt Nam.2- Tính cực đoan của nguồn tài nguyên nước thể hiện sự phân bố rất không đều theo thời gian(mùa khô và mùa mưa), theo không gian (vùng mưa nhiều và vùng khô hạn).3- Tài nguyên nước Việt Nam có xu thế suy thoái do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.a- Nhiệt độ không khí có xu thế ngày một tăng lên đã được khẳng định. Kịch bản có thể chấpnhận là đến năm 2070, ở các vùng ven biển có khả năng tăng thêm +1,50C, vùng nội địa+2,0C. Chúng kéo theo lượng tăng bốc thoát hơi lên khoảng 7,7- 8,4%, nhu cầu tưới tănglên, lượng dòng chảy nước mặt sẽ giảm đi tương ứng khi lượng mưa không đổi.b- Bão. ElNino và LaNina làm tăng thêm tính cực đoan của thời tiết. Hậu quả làm tăng thêmtính cực đoan của lượng dòng chảy trong năm trên các dòng sông.c- Hạn. ElNino gắn liền với việc gây hạn hán rất nặng nề ở nước ta. Những năm có ElNino,lượng mưa và lượng dòng chảy trong sông đặc biệt là trong mùa cạn thường bị giảm mạnh,thậm chí không có dòng chảy như sông Lòng Sông, sông Luỹ... (Bình Thuận), sôngKrongBuk (Daklak), sông Hà Thanh (Bình Định)... Hạn đến nỗi ngay cả súc vật cũng khôngthể sống được, người dân phải di chuyển chúng đến vùng khác. Hàng chục ngàn ha cây trồngbị chết do thiếu nước.d- Mực nước biển dâng: Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường với kịch bản cao đến năm 2100,mực nước biển có khả năng dâng lên thêm 1,00m. Diện tích đồng bằng sông Cửa Long bịngập khoảng 15.116km2. Mực nước biển dâng lên kéo theo sự xâm nhập mặn vào sâu trongđất liền làm giảm đáng kể tài nguyên nước ngọt...4- Tài nguyên nước Việt Nam có xu thế suy thoái do khai thác và sử dụng thiếu bền vững.a- Các phát triển Kinh tế Xã hội có liên quan đến phát triển nhà kính 1) Sự phát triển dân số kéo theo sự phát triển diện tích trồng lúa và sản lượng thóc. Năm 2000 so với năm 1900: Dân số Việt Nam tăng gấp 1,6 lần, Flúa tăng gấp 2,56 lần,sản lượng thóc tăng 8,2 lần. 2) Phá và trồng rừng. Năm 1943 độ che phủ là 43%, đến nay độ che phủ rừng còn đạtkhoảng 35%, song chất lượng rừng bị giảm nặng nề phần lớn là rừng thứ sinh, rừng thoái hoá,rừng trồng. 3) Xây dựng hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện trước năm 1994 có tổng dung tích khoảng 20tỷ m nước, tổng dung tích hiệu ích khoảng 16 tỷ m3. 3 4) Sử dụng năng lượng bằng than, khí, quá trình công nghiệp, chất thải đã phát thải khínhà kính một tỷ trọng đáng kể.b- Khai thác và sử dụng Tài nguyên nước thiếu bền vững 1) Bịt cửa các phân lưu để khai thác các bãi sông trong đê sử dụng cho mục đích nôngnghiệp. Ví dụ: - Năm 1990, bịt cửa sông Cà Lồ là phân lưu tự nhiên của sông Hồng, sông Cà Lồ trởthành một nhánh của sông Cầu- sông chứa nước mưa, nước thải ô nhiễm các chất hữu cơ, dầumỡ. - Năm 1937, bịt sông Đáy bằng Đập Đáy, sông Đáy trở thành khúc sông chết (từ ĐậpĐáy đến Ba Thá). Năm 1967, bịt cửa Đáy bằng cống Vân Cốc và Đê Cửa Hát để khai thácbụng hồ Vân Cốc- Đập Đáy. Hiện nay sông Đáy- sông Nhuệ trở thành con sông tiêu nướcthải, nước bẩn từ cá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: