BẮT GIỮ, XỬ LÝ VÀ TRÌNH DIỆN KHÁNG NGUYÊN (Kỳ 1)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BẮT GIỮ, XỬ LÝ VÀ TRÌNH DIỆN KHÁNG NGUYÊN (Kỳ 1) BẮT GIỮ, XỬ LÝ VÀ TRÌNH DIỆN KHÁNG NGUYÊN (Kỳ 1) Các đáp ứng miễn dịch thích ứng bắt đầu khi các thụ thể của các tế bàolympho dành cho kháng nguyên nhận ra kháng nguyên. Các tế bào lympho T và Bnhận diện các loại kháng nguyên khác nhau. Các thụ thể của tế bào lympho Bdành cho kháng nguyên, về bản chất thì chính là các kháng thể gắn trên màng tếbào lympho B nên còn được gọi là các kháng thể màng (membrane antibody - viếttắt là MIg) hay kháng thể bề mặt (surface antibody - viết tắt là SIg) (để phân biệtvới các kháng thể chế tiết). Các thụ thể này có khả năng nhận diện nhiều loại đạiphân tử khác nhau (ví dụ như các protein, polysaccharide, lipid, và các nucleicacid) cũng như các chất hoá học có kích thước nhỏ dưới dạng chất hoà tan hoặcdạng gắn trên bề mặt các tế bào. Vì thế các đáp ứng miễn dịch dịch thể do các tếbào lympho B thực hiện có thể chống lại rất nhiều loại kháng nguyên hoà tan cũngnhư kháng nguyên trên vách của vi sinh vật. Ngược lại thì hầu hết các tế bàolympho T chỉ có thể nhận diện được các mảnh peptide của các kháng nguyên cóbản chất là protein và cũng chỉ có thể nhận diện được khi các peptide này đượctrình diện cho chúng bởi các phân tử chuyên biệt làm nhiệm vụ trình diện peptidetrên các tế bào của túc chủ. Vì thế đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào T chỉcó thể chống lại các kháng nguyên protein của vi sinh vật có gắn với các tế bàocủa túc chủ. Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu bản chất của các khángnguyên được nhận diện bởi các tế bào lympho. Chương 4 sẽ mô tả về các thụ thểmà các tế bào lympho dùng để nhận diện các kháng nguyên này. Việc tạo ra các đáp ứng miễn dịch chống lại một kháng nguyên bất kỳ làmột quá trình đặc biệt phải vượt qua rất nhiều rào cản tưởng chừng như không thểvượt qua được. Trở ngại đầu tiên là chỉ có một tỷ lệ rất thấp các tế bào lympho“trinh nữ” trong cơ thể là đặc hiệu với một kháng nguyên nhất định. Tỷ lệ này cóthể thấp hơn mức 1 trên 100.000 tế bào. Số lượng ít ỏi các tế bào lympho này củacơ thể phải định vị và phản ứng một cách nhanh chóng với kháng nguyên, bất kỳkhi nào kháng nguyên này xâm nhập vào cơ thể. Trở ngại thứ hai là các loại visinh vật khác nhau thì cần phải có các đáp ứng miễn dịch thích ứng khác nhau đểchống lại chúng. Trên thực tế hệ thống miễn dịch phải hoạt động dưới nhiều hìnhthức khác nhau để chống lại cùng một loại vi sinh vật ở các giai đoạn khác nhautrong vòng đời của nó. Ví dụ như với virus, khi virus đã thâm nhập vào vòng tuầnhoàn và tồn tại tự do trong máu thì hệ thống miễn dịch cần phải tạo ra các khángthể có khả năng bám vào virus này để ngăn cho nó không thâm nhập vào các tếbào của túc chủ và có thể loại bỏ được virus đó. Tuy nhiên nếu như virus đó đãthâm nhập được và bên trong tế bào thì các kháng thể không còn tác dụng vớivirus nữa và lúc này lại cần phải hoạt hoá các tế bào lympho T gây độc (cytolyticT lymphocyte – viết tắt là CTL) để tiêu diệt tế bào đã nhiễm virus đó và loại bỏnguồn gốc lây nhiễm. Vì thế có hai câu hỏi lớn được đặt ra là. · Làm thế nào mà số lượng hiếm hoi các tế bào lympho đặc hiệu vớimột kháng nguyên bất kỳ của vi sinh vật nào đó lại tìm ra được vi sinh vật ấy, đặcbiệt là vi sinh vật này có thể thâm nhập vào bất kỳ chỗ nào của cơ thể? · Làm thế nào mà hệ thống miễn dịch có thể tạo ra các tế bào và phântử có chức năng thực hiện tốt nhất để loại bỏ một loại nhiễm trùng nhất định, ví dụnhư các kháng thể để chống lại các vi sinh vật ngoại bào và các tế bào lympho Tgây độc để tiêu diệt các tế bào bị nhiễm vi sinh vật có chứa các vi sinh vật ấy trongbào tương của chúng? Câu trả lời cho cả hai câu hỏi này nằm ở chỗ hệ thống miễn dịch đã pháttriển thành một hệ thống có tính chuyên biệt cao để bắt giữ và trình diện các khángnguyên cho các tế bào lympho. Hàng loạt những nghiên cứu miễn dịch học, tế bàohọc và sinh hoá học đã giúp chúng ta hiểu một cách cặn kẽ quá trình các khángnguyên protein bị bắt giữ, bị phá vỡ cấu trúc và sau đó được trình diện cho các tếbào lympho T nhận diện chúng như thế nào. Đây là nội dung chính sẽ được trìnhbầy trong chương này. Tuy nhiên những hiểu biết về quá trình bắt giữ và nhậndiện kháng nguyên của các tế bào lympho B còn rất hạn chế, cuối chương nàychúng ta sẽ điểm qua những hiểu biết ấy về quá trình các tế bào lympho B nhậndiện các kháng nguyên có bản chất là protein và không phải protein. Các kháng nguyên được nhận diện bởi các tế bào lympho T Hầu hết các tế bào lympho T nhận diện các kháng nguyên là các peptideđược gắn vào và trình diện bởi các phân tử protein được mã hoá bởi phức hợpgene hoà hợp mô chủ yếu (major histocompatibility complex - gọi tắt là phức hợpMHC) của các tế bào trình diện kháng nguyên. Phức hợp MHC là một locus nằmtrong bộ gene di truyền ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
trình diễn kháng nguyên bài giảng miễn dịch học y học cơ sở kiến thức bệnh học giáo trình miễn dịchGợi ý tài liệu liên quan:
-
Báo cáo: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
9 trang 182 0 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 76 0 0 -
Giáo trình Y học cơ sở (Tài liệu dành cho Dược trung cấp) - Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh
285 trang 60 1 0 -
Nước ép quả: Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhân viên văn phòng
3 trang 42 0 0 -
Ngôn ngữ ở bé (18-24 tháng tuổi)
3 trang 36 0 0 -
Một số hình ảnh siêu âm của bệnh lý túi mật (Kỳ 1)
5 trang 34 0 0 -
21 trang 34 0 0
-
Tiểu đường liên quan liệt dương thế nào ?
4 trang 34 0 0 -
Phân biệt bệnh viêm não với viêm màng não
7 trang 33 0 0 -
Giải phẫu xương đầu mặt (Kỳ 5)
5 trang 33 0 0 -
Những trái cây hữu ích và có hại với bà bầu
10 trang 33 0 0 -
Nghỉ hè – làm sao cân bằng học và chơi
3 trang 33 0 0 -
Gút và tăng uric trong máu (Kỳ 1)
5 trang 31 0 0 -
Giải phẫu đại cương nhập môn giải phẫu học (Kỳ 2)
6 trang 29 0 0 -
ĐẠI CƯƠNG VỀ MIỄN DỊCH HỌC (Kỳ 5)
6 trang 29 0 0 -
5 trang 28 0 0
-
5 trang 28 0 0
-
7 Con Đường Để Bé Phát Triển Trí Thông Minh
3 trang 27 0 0 -
5 trang 27 0 0
-
Lưu ý trong việc cho bé ăn khi ra ngoài
5 trang 27 0 0