Bệnh đạo ôn hại lúa và biện pháp quản lý
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 5.17 MB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này cung cấp những thông tin, dữ liệu khoa học về bệnh đạo ôn hại lúa và biện pháp phòng trừ. Bài viết trình bày triệu chứng bệnh đạo ôn Pyriculariao ryzaeCav, những ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu đến bệnh đạo ôn, ảnh hưởng của dinh dưỡng, chế độ bón phân đến bệnh đạo ôn hay ảnh hưởng của chế độ nước, mật độ, thời vụ đến bệnh đạo ôn. Bên cạnh đó, tác giả còn tổng hợp những nghiên cứu về chủng nấm sinh lý gây bệnh và tính chống chịu bệnh đạo ôn của các giống lúa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh đạo ôn hại lúa và biện pháp quản lý NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ n Nguyễn Tuấn Lộc Trung tâm BVTV vùng Khu 4 1. Mở đầu Việt Nam được coi là một trong những nơi phát sinh cây lúa, lúa được thuần hóa và trồng cấy từ 4000 năm nay. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới, lượng mưa hàng năm lớn, rất thích hợp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển. Cùng với việc áp dụng giống mới, đầu tư phân bón cao thì cũng không tránh khỏi các đối tượng dịch hại ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là bệnh đạo ôn. Các tỉnh vùng Khu 4 hàng năm gieo trồng 670.000680.000ha lúa. Việc mở rộng diện tích lúa đặc sản, lúa hàng hóa chất lượng đang gặp phải một trở ngại lớn là mức độ và quy luật phát sinh của một số đối tượng sâu bệnh chủ yếu ngày càng phức tạp. Trong đó bệnh đạo ôn hại lúa (Pyricularia oryzae Cav.) là một trong những bệnh hại lúa nguy hiểm, gây hại nghiêm trọng cả trên lá và cổ bông. Mức độ và tác hại của bệnh thay đổi liên quan đến nhiều yếu tố như: giống lúa, thời kỳ sinh trưởng, chế độ canh tác, mùa vụ, phân bón, khí hậu, thời tiết… Vụ xuân 2017, bệnh đạo ôn cổ bông đã phát sinh gây hại trên 22.636,1ha, trong đó nặng SỐ 3/2018 7.825,8ha, (mất trắng 13.238,5ha), tỷ lệ bệnh phổ biến 5-10%, nơi cao 15-70%. Bài viết này cung cấp những thông tin, dữ liệu khoa học về bệnh đạo ôn hại lúa và biện pháp phòng trừ. 2. Triệu chứng bệnh đạo ôn Pyricularia oryzae Cav Bệnh đạo ôn phát sinh gây hại cả trên mạ và trên lúa cấy ở các thời kỳ sinh trưởng, phát triển ngoài đồng ruộng. Cây lúa có thể bị bệnh ở các bộ phận khác nhau như cổ lá, phiến lá, đốt thân, cổ bông, cổ gié, hạt. Dựa vào vị trí bị bệnh, người ta phân chia các dạng hình bệnh: đạo ôn lá, đạo ôn đốt thân, đạo ôn cổ bông… - Vết bệnh trên lá mạ, lá lúa: Lúc đầu là những chấm nhỏ màu hơi vàng mờ. Vài ngày sau, vết bệnh kéo dài về hai phía, phình to ở giữa tạo thành vết bệnh có dạng hình thoi, ở giữa vết bệnh màu xám tro, có một viền nâu, xung quanh vết bệnh có thể có Tạp chí KH-CN Nghệ An [16] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI quầng vàng (tùy theo loại giống). Đây là vết bệnh đặc trưng. Trong điều kiện thời tiết phù hợp cho bệnh phát triển, điều kiện dinh dưỡng đạm quá nhiều thì triệu chứng vết bệnh ban đầu là một chấm nhỏ, sau lan rộng ra có màu xanh tái, kéo dài nhiều ngày. Đó là vết bệnh cấp tính, sau mới chuyển thành vết bệnh đạo ôn đặc trưng (dạng vết bệnh mãn tính). Kích thước vết bệnh hình thoi dao động trong khoảng 0,5 - 4 x 1 - 25mm. Trong trường hợp bệnh phát triển mạnh, nhiều vết bệnh nhỏ liên kết nối liền với nhau tạo thành một dải vết bệnh, lá cháy khô lụi đi nhanh chóng. - Vết bệnh trên cổ lá: Lúc đầu là chấm nâu, sau phát triển thành vết nâu hình khum theo chiều cong giữa cổ lá và phiến lá. Khi cổ lá bị bệnh toàn lá tái xanh, xám, khô lụi, gẫy gục xuống. - Vết bệnh trên đốt thân: Lúc đầu là một đốm nhỏ màu nâu sau lớn rộng ra thành một vành tròn bao quanh đốt thân làm cho thân lõm tóp lại, màu nâu đen. Khi trời mưa ẩm, đốt thân bị bệnh mềm nhũn, dễ bị gãy gập khi gặp giông, gió. - Vết bệnh trên cổ bông: Trên cổ bông, cổ gié có vết bệnh lúc đầu là đốm nhỏ, sau lan ra theo chiều dài làm cả đoạn cổ bông có màu nâu xám, khô tóp lại, cả bông lép trắng nếu nhiễm bệnh sớm ngay thời gian trỗ. Trong trường hợp nhiễm bệnh muộn vào thời kỳ làm hạt - chín thì gây ra hiện tượng nhiều hạt lép lửng, bông lúa nhỏ, dễ gãy cổ bông, rụng gié, dẫn đến làm giảm năng suất lúa. - Vết bệnh trên hạt: Vết bệnh gây hại trên hạt không đồng nhất về hình dạng như trên lá lúa mà có dạng đốm tròn hoặc không định hình, có màu nâu đen hoặc xám. Nấm ký sinh ở vỏ trấu và có thể ở bên trong hạt. Hạt giống bị nhiễm bệnh là nguồn bệnh truyền từ vụ này qua vụ khác. Trên bề mặt vết bệnh ở các bộ phận: lá, đốt thân, cổ bông đều có thể hình thành bào tử trông như một lớp mốc xám. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát sinh gây hại của bệnh đạo ôn SỐ 3/2018 3.1. Ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu đến bệnh đạo ôn Bệnh đạo ôn có thể phát sinh gây hại với các mức độ khác nhau, trên các mùa vụ khác nhau. Riêng ở các tỉnh miền Bắc, bệnh phát sinh gây hại ở vụ lúa chiêm xuân thường lớn hơn vụ lúa mùa. Ở vụ chiêm xuân, bệnh thường xuất hiện vào tháng 1, 2 trên mạ chiêm, đầu tháng 3 bệnh xuất hiện cục bộ trên lúa xuân đẻ nhánh. Từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 5, bệnh thường phát sinh gây hại mạnh trên diện rộng. Trên các trà lúa mùa bệnh phát sinh vào thời kỳ lúa trỗ trở đi từ tháng 10-11. Điều đó chứng tỏ bệnh đạo ôn phát sinh theo quy luật chung trong những tháng có nhiều ngày liên tiếp đảm bảo nhiệt độ 18250C, ẩm độ cao trên 90%, mưa lai rai, số giờ nắng ít (nhỏ hơn 2 giờ/ngày). Những kết quả nghiên cứu ở Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long cũng cho thấy các tác động ảnh hưởng của điều kiện khí hậu tới bệnh đạo ôn. Mật độ bào tử bắt được trong bẫy tỷ lệ thuận với ẩm độ không khí. Sự phát tán của bào tử nấm Pyricularia oryzae Cav mạnh nhất trong các tháng 8, 9 và tháng 11 trong năm. Lượng mưa trong các tháng ở mùa mưa tỷ lệ thuận với sự nhiễm bệnh của cây ký chủ. 3.2. Ảnh hưởng của dinh dưỡng, chế độ bón phân đến bệnh đạo ôn Nhiều kết quả nghiên cứu và cho rằng, đạm, kali bón nhiều không hợp lý đều làm cho bệnh đạo ôn phát triển mạnh. Đạm là yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến bệnh đạo ôn, làm giảm tính chống chịu bệnh, hạn chế quá Nguyên nhân gây bệnh do nấm Pirycularia oryzae Cav. gây ra Tạp chí KH-CN Nghệ An [17] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI trình silic hóa của tế bào làm tăng hàm lượng axit amin tự do trong cây. 3.3. Ảnh hưởng của chế độ nước, mật độ, thời vụ đến bệnh đạo ôn Chế độ nước và mật độ có ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ dinh dưỡng của cây. Nước là môi trường hòa tan các chất dễ tiêu cho cây hấp thu. Nhờ nước, các hợp chất silic có thể hòa tan để cây hấp thụ đẩy nhanh quá trình silic hóa vách tế bào, biểu bì, tăng sức chống chịu bệnh đạo ôn, hạn chế ảnh hưởng của đạm đối với bệnh. Bệnh đạo ôn phát triển mạnh hơn ở những ruộng có mật độ cấy quá cao, các trà lúa xuân cấy sớm và mùa muộn thường bị đạo ôn phá hại sớm v ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh đạo ôn hại lúa và biện pháp quản lý NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ n Nguyễn Tuấn Lộc Trung tâm BVTV vùng Khu 4 1. Mở đầu Việt Nam được coi là một trong những nơi phát sinh cây lúa, lúa được thuần hóa và trồng cấy từ 4000 năm nay. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới, lượng mưa hàng năm lớn, rất thích hợp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển. Cùng với việc áp dụng giống mới, đầu tư phân bón cao thì cũng không tránh khỏi các đối tượng dịch hại ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là bệnh đạo ôn. Các tỉnh vùng Khu 4 hàng năm gieo trồng 670.000680.000ha lúa. Việc mở rộng diện tích lúa đặc sản, lúa hàng hóa chất lượng đang gặp phải một trở ngại lớn là mức độ và quy luật phát sinh của một số đối tượng sâu bệnh chủ yếu ngày càng phức tạp. Trong đó bệnh đạo ôn hại lúa (Pyricularia oryzae Cav.) là một trong những bệnh hại lúa nguy hiểm, gây hại nghiêm trọng cả trên lá và cổ bông. Mức độ và tác hại của bệnh thay đổi liên quan đến nhiều yếu tố như: giống lúa, thời kỳ sinh trưởng, chế độ canh tác, mùa vụ, phân bón, khí hậu, thời tiết… Vụ xuân 2017, bệnh đạo ôn cổ bông đã phát sinh gây hại trên 22.636,1ha, trong đó nặng SỐ 3/2018 7.825,8ha, (mất trắng 13.238,5ha), tỷ lệ bệnh phổ biến 5-10%, nơi cao 15-70%. Bài viết này cung cấp những thông tin, dữ liệu khoa học về bệnh đạo ôn hại lúa và biện pháp phòng trừ. 2. Triệu chứng bệnh đạo ôn Pyricularia oryzae Cav Bệnh đạo ôn phát sinh gây hại cả trên mạ và trên lúa cấy ở các thời kỳ sinh trưởng, phát triển ngoài đồng ruộng. Cây lúa có thể bị bệnh ở các bộ phận khác nhau như cổ lá, phiến lá, đốt thân, cổ bông, cổ gié, hạt. Dựa vào vị trí bị bệnh, người ta phân chia các dạng hình bệnh: đạo ôn lá, đạo ôn đốt thân, đạo ôn cổ bông… - Vết bệnh trên lá mạ, lá lúa: Lúc đầu là những chấm nhỏ màu hơi vàng mờ. Vài ngày sau, vết bệnh kéo dài về hai phía, phình to ở giữa tạo thành vết bệnh có dạng hình thoi, ở giữa vết bệnh màu xám tro, có một viền nâu, xung quanh vết bệnh có thể có Tạp chí KH-CN Nghệ An [16] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI quầng vàng (tùy theo loại giống). Đây là vết bệnh đặc trưng. Trong điều kiện thời tiết phù hợp cho bệnh phát triển, điều kiện dinh dưỡng đạm quá nhiều thì triệu chứng vết bệnh ban đầu là một chấm nhỏ, sau lan rộng ra có màu xanh tái, kéo dài nhiều ngày. Đó là vết bệnh cấp tính, sau mới chuyển thành vết bệnh đạo ôn đặc trưng (dạng vết bệnh mãn tính). Kích thước vết bệnh hình thoi dao động trong khoảng 0,5 - 4 x 1 - 25mm. Trong trường hợp bệnh phát triển mạnh, nhiều vết bệnh nhỏ liên kết nối liền với nhau tạo thành một dải vết bệnh, lá cháy khô lụi đi nhanh chóng. - Vết bệnh trên cổ lá: Lúc đầu là chấm nâu, sau phát triển thành vết nâu hình khum theo chiều cong giữa cổ lá và phiến lá. Khi cổ lá bị bệnh toàn lá tái xanh, xám, khô lụi, gẫy gục xuống. - Vết bệnh trên đốt thân: Lúc đầu là một đốm nhỏ màu nâu sau lớn rộng ra thành một vành tròn bao quanh đốt thân làm cho thân lõm tóp lại, màu nâu đen. Khi trời mưa ẩm, đốt thân bị bệnh mềm nhũn, dễ bị gãy gập khi gặp giông, gió. - Vết bệnh trên cổ bông: Trên cổ bông, cổ gié có vết bệnh lúc đầu là đốm nhỏ, sau lan ra theo chiều dài làm cả đoạn cổ bông có màu nâu xám, khô tóp lại, cả bông lép trắng nếu nhiễm bệnh sớm ngay thời gian trỗ. Trong trường hợp nhiễm bệnh muộn vào thời kỳ làm hạt - chín thì gây ra hiện tượng nhiều hạt lép lửng, bông lúa nhỏ, dễ gãy cổ bông, rụng gié, dẫn đến làm giảm năng suất lúa. - Vết bệnh trên hạt: Vết bệnh gây hại trên hạt không đồng nhất về hình dạng như trên lá lúa mà có dạng đốm tròn hoặc không định hình, có màu nâu đen hoặc xám. Nấm ký sinh ở vỏ trấu và có thể ở bên trong hạt. Hạt giống bị nhiễm bệnh là nguồn bệnh truyền từ vụ này qua vụ khác. Trên bề mặt vết bệnh ở các bộ phận: lá, đốt thân, cổ bông đều có thể hình thành bào tử trông như một lớp mốc xám. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát sinh gây hại của bệnh đạo ôn SỐ 3/2018 3.1. Ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu đến bệnh đạo ôn Bệnh đạo ôn có thể phát sinh gây hại với các mức độ khác nhau, trên các mùa vụ khác nhau. Riêng ở các tỉnh miền Bắc, bệnh phát sinh gây hại ở vụ lúa chiêm xuân thường lớn hơn vụ lúa mùa. Ở vụ chiêm xuân, bệnh thường xuất hiện vào tháng 1, 2 trên mạ chiêm, đầu tháng 3 bệnh xuất hiện cục bộ trên lúa xuân đẻ nhánh. Từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 5, bệnh thường phát sinh gây hại mạnh trên diện rộng. Trên các trà lúa mùa bệnh phát sinh vào thời kỳ lúa trỗ trở đi từ tháng 10-11. Điều đó chứng tỏ bệnh đạo ôn phát sinh theo quy luật chung trong những tháng có nhiều ngày liên tiếp đảm bảo nhiệt độ 18250C, ẩm độ cao trên 90%, mưa lai rai, số giờ nắng ít (nhỏ hơn 2 giờ/ngày). Những kết quả nghiên cứu ở Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long cũng cho thấy các tác động ảnh hưởng của điều kiện khí hậu tới bệnh đạo ôn. Mật độ bào tử bắt được trong bẫy tỷ lệ thuận với ẩm độ không khí. Sự phát tán của bào tử nấm Pyricularia oryzae Cav mạnh nhất trong các tháng 8, 9 và tháng 11 trong năm. Lượng mưa trong các tháng ở mùa mưa tỷ lệ thuận với sự nhiễm bệnh của cây ký chủ. 3.2. Ảnh hưởng của dinh dưỡng, chế độ bón phân đến bệnh đạo ôn Nhiều kết quả nghiên cứu và cho rằng, đạm, kali bón nhiều không hợp lý đều làm cho bệnh đạo ôn phát triển mạnh. Đạm là yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến bệnh đạo ôn, làm giảm tính chống chịu bệnh, hạn chế quá Nguyên nhân gây bệnh do nấm Pirycularia oryzae Cav. gây ra Tạp chí KH-CN Nghệ An [17] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI trình silic hóa của tế bào làm tăng hàm lượng axit amin tự do trong cây. 3.3. Ảnh hưởng của chế độ nước, mật độ, thời vụ đến bệnh đạo ôn Chế độ nước và mật độ có ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ dinh dưỡng của cây. Nước là môi trường hòa tan các chất dễ tiêu cho cây hấp thu. Nhờ nước, các hợp chất silic có thể hòa tan để cây hấp thụ đẩy nhanh quá trình silic hóa vách tế bào, biểu bì, tăng sức chống chịu bệnh đạo ôn, hạn chế ảnh hưởng của đạm đối với bệnh. Bệnh đạo ôn phát triển mạnh hơn ở những ruộng có mật độ cấy quá cao, các trà lúa xuân cấy sớm và mùa muộn thường bị đạo ôn phá hại sớm v ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bệnh đạo ôn hại lúa Biện pháp phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa Triệu chứng bệnh đạo ôn Pyriculariao ryzaeCav Chủng nấm sinh lý gây bệnh Tính chống chịu bệnh đạo ôn của các giống lúaTài liệu liên quan:
-
Nghiên cứu phương pháp chọn tạo giống lúa kháng đạo ôn và chịu mặn
181 trang 19 0 0 -
Bệnh Đạo ôn hại Lúa - Một số vấn đề cần quan tâm
5 trang 16 0 0 -
Bệnh đạo ôn hại lúa và cách phòng trị
4 trang 13 0 0 -
Nghiên cứu các giải pháp quản lý bền vững bệnh đạo ôn hại lúa vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
12 trang 12 0 0 -
Nghiên cứu phòng trừ sinh học bệnh đạo ôn hại lúa vùng đồng bằng Sông Cửu Long
8 trang 11 0 0 -
Bệnh đạo ôn hại lúa - Ths. Phan Anh Thế
25 trang 10 0 0 -
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ trồng trọt lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Quảng Nam
2 trang 9 0 0 -
6 trang 5 0 0