BỆNH HỌC TỲ - VỊ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH HỌC TỲ - VỊBỆNH HỌC TỲ - VỊ BỆNH HỌC TỲ - VỊI. NHẮC LẠI NHỮNG CHỨC NĂNG SINH LÝ TẠNG PHỦ V À PHỦ VỊA. DỰA TRÊN CƠ SỞ HẬU THIÊN BÁT QUÁITheo Y học cổ truyền phương Đông, Tạng Tỳ ứng với quẻ Khôn. Quẻ Khôn cótượng là đất. Vạn vật đều được đất nuôi dưỡng, do đó Tỳ cũng có chức năng nuôidưỡng các tạng phủ, khí quan khác trong nhân thể.Y học cố truyền Đông phương cho rằng phủ Vị ứng với quẻ Cấn và được giảithích như sau:- Quẻ Cấn là núi. Ta biết rằng đất thì bằng phẳng, núi thì cao sừng sững. Nhưngnúi là do đất biến động mà thành. Có nghĩa là tạng Tỳ và phủ Vị có mối liên quanvới nhau.- Quẻ Cấn là nơi vạn vật hoàn thành kết thúc mọi việc, như đóng lại bằng bứctường cao như núi, bảo vệ cho đất. Ý nói phủ Vị là nơi kết thúc, hoàn thành mọivật. Do đó nếu Tỳ nuôi d ưỡng vạn vật thì Vị là hoàn thành mọi vật. Tỳ Vị có cùngmột chức năng.- Cũng theo cách giải thích trên thì núi là bức tường cao bảo vệ cho đất. Do đó,phủ Vị đóng vai trò che chở cho tạng Tỳ. Suy rộng ra là ngoại tà xâm nhập gâybệnh cho Tỳ trước hết phải qua phủ Vị.B. DỰA TRÊN CƠ SỞ NỘI KINH- Tỳ Vị được ví như một ông quan trông coi quản lý lương thực. Tất cả vị khí tinhba của ngũ tạng đều từ đó mà có. Thiên Linh Lan bí điển luận viết: “Tỳ Vị giã,thương lẫm chi quan, ngũ vị xuất yên”. Thiên Ngũ vị, Linh khu nhấn mạnh thêm:“Lục phủ, ngũ Tạng giai bẩm khí vu Vị”.- Về mối quan hệ giữa Tỳ Vị, thiên Quyết luận, Tố vấn nói: “Tỳ chủ vi Vị, hànhkỳ tân dịch”, và được Trình Hạnh Hiên giải thích là đồ ăn uống vào Vị nhờ Tỳ khíhấp dẫn giúp sức cho Vị làm việc, tinh hoa ở lại, cặn bã ra ngoài.- Chức năng tạng Tỳ: . Tạng Tỳ chịu ảnh hưởng của thấp Thổ từ trời và đất và có những biểu hiện rangoài ở bắp thịt, màu vàng, vị ngọt, sự tư lự hoặc khi bất thường thì biểu hiệnbằng sự nôn ói hay ca hát. * Thiên Âm dương ứng tượng đại luận viết: “Kỳ tạithiên vi thấp, tại địa vi thổ, tại thể vi nhục, tại tạng vi Tỳ, tại sắc vi ho àng, tạithanh vi ca, tại biến đông vi uế, tại khiếu vi khẩu, tại vị vi cam, tại chí vi tư”. . Bản Thần thiên, Linh khu viết: “Tỳ tàng doanh, doanh giả thủy cốc, chi tinh khígiã”. Ý nói Tỳ tàng chứa doanh, mà doanh là tinh khí của thủy cốc hóa thành. . Tỳ sinh huyết. Tứ Thập Nhị nạn nêu: “Tỳ chủ của huyết”. Ý nói Tỳ bao bọcphần huyết dịch. . Thiên Âm dương ứng tượng đại luận, Tố vấn: “Tỳ chủ cơ nhục, tứ chi”. NgũThắng Sinh thành thiên và Lục Tiết Tạng tượng luận, Tố vấn viết rằng: “Tỳ chihợp nhục giã, kỳ vinh thần giã. Tỳ Vị kỳ ba tại thần tứ bạch”. Ý nói Tỳ Vị cùngvới cơ nhục biểu lộ sự vinh nhuận tốt đẹp ra đôi môi. . Tuyên minh ngũ khí thiên, Tố vấn: “Ngũ tạng sở tàng, Tỳ tàng ý, Tỳ khai khiếura miệng. Tỳ khí thông ra miệng. Tỳ hòa ắt miệng sẽ nếm biết được ngũ vị”. Kimquỹ chân ngôn luận, Tố vấn và Mạch độ thiên, Linh khu cũng nói như vậy. . Tuyên minh ngũ khí, Tố vấn viết: “Ngũ tạng sở ố, Tỳ ố thấp”.- Vị là cái bể chứa và làm chín nhừ đồ ăn thức uống. Tính của Vị là phải chứađựng, phải giáng xuống. Thiên Hải luận, Linh khu viết: “Vị thủy cốc chi hải, chủhư thực, chủ nạp, chủ giáng”. Thức ăn vào vị, tinh khí quy vào can, khí dư thừaquy về Can, chất đục quy về Tâm, chất tinh d ư thừa quy về mạch, mạch lưu hànhtheo kinh, kinh lưu hành về Phế, Phế là nơi hội tụ của trăm mạch… Kinh mạchbiệt luận, Tố vấn viết: “Thực khí nhập Vị, tán tinh vu Can, dâm khí vu cân, trọckhí qui Tâm, dâm tinh vu mạch, mạch khí lưu kinh, kinh khí quy vu Phế, Phế triềubách mạch…”. Thức uống vào Vị, tinh khí quy về Tỳ, Tỳ tán tinh lên Phế.Ý nói mọi đồ ăn thức uống sau khi qua giai đoạn tiêu hóa của Vị sẽ được Tỳ vậnhành về các tạng phủ và kinh mạch. Thiên Ngọc bản, Linh khu nhấn mạnh: “Sựcung cấp tinh khí từ ăn uống lúc đầu phải qua giai đoạn chín nhừ của Vị”.Nói tóm lại, qua các đoạn kinh văn nói trên cũng như dựa vào cơ sở Hậu thiên bátquái ta có 1 khái niệm về Tỳ Vị như sau:- Tỳ Vị có chức năng nuôi dưỡng làm trưởng thành các tạng phủ và cơ thể, do đómà Tỳ được xem như là Hậu thiên khi so sánh với Thận là Tiên thiên (có chứcnăng sinh ra các tạng phủ và cơ thể). Trong đó, Vị với hình dáng uốn khúc coduỗi, dài 2 xích 6 thốn, to 1 xích 5 thốn, có công năng l à thu nạp đồ ăn thức uốngvà tiêu hóa chúng dưới sự điều hành của tạng Tỳ để rồi phân bố tinh khí về chocác tạng mà ở đây sự vận hóa tinh khí của thủy cốc phải theo hướng Vị chủ giáng,Tỳ chủ thăng. Còn riêng chức năng Tỳ, ngoài việc vận hóa thủy cốc, Tỳ còn tàngchức doanh (tinh khí của ngũ cốc) và bao bọc phần huyết dịch nên người sau cònxem Tỳ có chức năng sinh huyết và thống nhiếp huyết (giữ huyết chạy trongmạch).- Mối quan hệ giữa Tỳ Vị: Tỳ giúp Vị tiêu hóa thủy cốc và vận hóa tinh khí củathủy cốc đến các tạng. Do đó khi có những triệu chứng ăn vào đầy bụng khó tiêuhoặc thậm chí táo bón thì người xưa sẽ chữa ở Tỳ hoặc khi thương thực dẫn đếntiêu chảy phân sống thì lại Kiện Vị.- Mối quan hệ giữa Tỳ Thổ với Can ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
sinh lý tạng phủ chuyên ngành y khoa tài liệu y khoa lý thuyết y học giáo án y học bài giảng y họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
38 trang 168 0 0
-
Bài giảng Kỹ thuật IUI – cập nhật y học chứng cứ - ThS. BS. Giang Huỳnh Như
21 trang 153 1 0 -
Bài giảng Tinh dầu và dược liệu chứa tinh dầu - TS. Nguyễn Viết Kình
93 trang 151 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 126 0 0 -
Bài giảng Thoát vị hoành bẩm sinh phát hiện qua siêu âm và thái độ xử trí
19 trang 101 0 0 -
40 trang 101 0 0
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị tắc động mạch ngoại biên mạn tính - TS. Đỗ Kim Quế
74 trang 92 0 0 -
40 trang 67 0 0
-
39 trang 66 0 0
-
Bài giảng Nhập môn giải phẫu học
18 trang 58 0 0 -
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 53 0 0 -
Bài giảng Siêu âm có trọng điểm tại cấp cứu - BS. Tôn Thất Quang Thắng
117 trang 49 1 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 45 0 0 -
Bài giảng Bản đồ sa tạng chậu - BS. Nguyễn Trung Vinh
22 trang 44 0 0 -
Lý thuyết y khoa: Tên thuốc MEPRASAC HIKMA
5 trang 39 0 0 -
Bài giảng Xử trí băng huyết sau sinh
12 trang 37 1 0 -
Bài giảng Vai trò của progesterone trong thai kỳ có biến chứng
26 trang 37 0 0 -
Bài giảng Song thai một nhau có biến chứng: Lựa chọn điều trị
40 trang 36 0 0 -
Bài giảng Chẩn đoán lạc nội mạc tử cung
33 trang 36 0 0 -
Bài giảng Hóa học hemoglobin - Võ Hồng Trung
29 trang 36 0 0