Danh mục

BỆNH LÝ TA I MŨI HỌNG THƯỜ NG GẶ P Ở TRẺ EM

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 402.44 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

BỆ NH L[ TA I MŨI H Ọ NG THƯ Ờ NG GẶ P Ở TRẺ EM PGS-TS Nhan Trừng Sơn I. Nhập đề: Cơ thể trẻ em không phải là cơ thể người lớn thu nhỏ lại, có những bộ phận trong tai mũi họng ở người lớn mà trẻ em không có. Thí dụ như trẻ dưới 5 tuổi, xoang trán chưa phát triển, không thể nào có viêm xoang trán ở lứa tuổi này. Người lớn không có bệnh lý tịt cửa mũi sau, các cháu mới sinh không có cửa mũi sau 2 bên bị chết ngộp ngay...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH LÝ TA I MŨI HỌNG THƯỜ NG GẶ P Ở TRẺ EM BỆ NH L[ TA I MŨI H Ọ NG THƯ Ờ NG GẶ P Ở TRẺ EM PGS-TS Nhan Trừng Sơn I. Nhập đề: Cơ thể trẻ em không phải là cơ thể người lớn thu nhỏ lại, có những bộ phận trong tai mũi họng ở người lớn mà trẻ em không có. Thí dụ như trẻ dưới 5 tuổi, xoang trán chưa phát triển, không thể nào có viêm xoang trán ở lứa tuổi này. Người lớn không có bệnh lý tịt cửa mũi sau, các cháu mới sinh không có cửa mũi sau 2 bên bị chết ngộp ngay nếu không được can thiệp đúng lúc. Trẻ em có nhiều bệnh lý dồn dập từ mới sinh đến 5 tuổi như viêm VA, viêm amydale, viêm tai giữa cấp mạn… Bệnh ung thư ở trẻ em khá hiếm so với người lớn. Bệnh ở trẻ em tùy theo tuổi. Chúng tôi xin phân tuổi trẻ em ra 3 lứa: từ mới sinh đến 5 tuổi, từ 5 tuổi đến 10 tuổi và từ 10 tuổi đến 15 tuổi. Mỗi lứa tuổi đều có 1 số bệnh đặc hiệu riêng. Chúng tôi xin đưa ra đây một số bệnh đặc trưng tai mũi họng trẻ em, nhấn mạnh các bệnh lý thường gặp và nguy hiểm II. Bệnh Tai mũi họng thường gặp ở trẻ em A. Bệnh thường gặp từ lúc mới sinh đến 5 tuổi 1. Tịt cửa mũi sau a. Tổng quát: khi ta thở bằng mũi, không khí vào cửa trước, qua hốc mũi, cửa mũi sau, vào họng, khí quản và đến phổi. Ở người lớn, nếu nghẹt mũi hòan tòan, người ta có thể thở bù trừ bằng miệng. Em bé mới sinh mà không có cửa mũi sau 2 bên, trẻ sẽ bị chết ngộp vì trẻ không có phản xạ thở miệng như trẻ lớn và ở người lớn. Phải thông đường thở ngay để cứu em bé bằng cách đặt nội khí quản hoặc mở khí quản cấp cứu. Sau đó mới khám định bệnh và có hướng xử trí b. Định bệnh: Ta phải lấy ống N laton cho vào mũi, ống bị chận lại 2 bên. Ta có thể cho chụp X- quang tư thế Blondeau và tư thế Hirtz có nhỏ thuốc cản quang Lipiodol vào 2 h ốc mũi. Nếu tịt cửa mũi sau 2 bên, chất cản quang không vào vòm, vào họng được. Trong trường hợp chỉ tịt cửa mũi sau 1 bên, triệu chứng không nguy kịch, trẻ có thể thở được tuy khó khăn nhưng không tử vong. Mãi đến 7-8 tuổi, khi cơ thể trẻ cần nhiều oxy, tịt 1 bên mũi không đủ đưa không khí cung cấp cho trẻ. Trẻ có triệu chứng khó thở. Khám bệnh nếu phát hiện tịt cửa mũi một bên và được điều trị phẫu thuật c. Điều trị: đây là điều trị cấp cứu. Nếu đã đặt nội khí quản hoặc mở khí quản cấp cứu thì có thể chuẩn bị để phẫu thuật ngày hôm sau. Cần CT vùng cửa mũi sau để biết độ dày đã bít cửa mũi sau, từ đó có cách xử trí phẫu thuật thích hợp. - Nếu chỉ là màng không có xương, ta có thể dùng dụng cụ nhọn để đâm thủng qua đường mũi. Có thể dùng bào (một dụng cụ cao cấp hiện nay) để mở cửa mũi sau. - Nếu nơi bít là xương, ta phải xử trí bằng khoan. Thường thì khoan từ vòm ra trước. Sau đó ta phải đặt ống nong, để tại chỗ từ 6 đến 9 tháng. Dự hậu sau phẫu thuật phần lớn là tốt 2. Mềm sụn thanh quản a. Tổng quát: Đây là thanh quản bị mềm và yếu. Mỗi lần thở vào, thanh thiệt bị sụp xuống và đậy thanh quản (mềm thanh thiệt), hoặc 2 sụn phễu bị đẩy và trong làm hẹp thanh môn (mềm sụn phễu) b. Định bệnh: bệnh này bắt đầu có từ lúc mới sinh. Em bé khó thở thanh quản, thì thở vào có tiếng rít to. Khó thở thanh quản có 4 mức độ từ nhẹ đến nặng - Độ 1: em bé có 3 triệu chứng chính o Khó thở thì thở vào o Thở vào có tiếng rít o Có co lõm lồng ngực Ngủ không có triệu chứng, nhưng khi vận động thì có 3 triệu chứng này - Độ 2A: khi nằm ngủ cũng như khi vận động, bệnh nhân vẫn có 3 triệu chứng chính như trên - Độ 2B: trẻ có các triệu chứng kể trên, ngoài ra trẻ còn vật vã, thay đổi tư thế luôn để tìm một tư thế dễ thở nhất, môi vẫn hồng. - Độ 3: trẻ lả người, 3 triệu chứng chính không rõ nét, môi tím tái. Sẽ tử vong từ 15 phút đến 1/2 giờ sau. Giọng khóc vẫn bình thường, không có khàn, không có ho. Bệnh cảnh có vẻ trầm trọng vì có tiếng rít to, gây lo lắng cho gia đình. Thường thì các trẻ khó thở độ 1 họăc 2A. Ít khi có trường hợp khó thở độ 2B và độ 3. c. Điều trị: phần lớn các trẻ thuộc về mềm sụn thanh quản nhẹ hoặc trung bình. Không cần xử trí cấp cứu gì. Chỉ theo dõi độ khó thở của trẻ em. Bệnh có thể tự khỏi trong vòng 6 tháng. Trong trường hợp khó thở nặng (độ 2B, độ 3) phải can thiệp phẫu thuật ngay để thông đường thở. Phẫu thuật thường dùng là treo thanh thiệt hoặc cố định sụn phễu để bảo đảm tốt đường thở. Phải theo dõi, trẻ có thể ăn bị sặc. Sau 6 tháng, bệnh có thể tự ổn định 3. Nghe kém a. Tổng quát: mới sinh ra mà nghe kém là tai có vấn đề, phần lớn là nghe kém nặng. Đây có thể là điếc bẩm sinh, điếc do khiếm khuyết gen, em bé bị điếc đặc cả 2 tai. Thường thì cha hoặc mẹ bị điếc đặc, con 50% bị điếc bẩm sinh. Trong lúc mang thai, mẹ bị bệnh, sử dụng các thuốc độc hại đến thần kinh tai như Quinine, Streptomycine, em b sinh ra có thể bị điếc nặng. Đây là bệnh điếc mắc phải. Có trường hợp mới sinh ra tai bình thường, nhưng trong quá trình lớn lên trẻ bị nhiễm trùng tai giữa và thủng nhĩ, trẻ bị nghe kém. b. Định bệnh: mới sinh ra, gia đình thường coi trẻ có dị tật như sứt môi, thiếu vành tai, chân khòeo, tay 6 ngón, ít người để ý coi trẻ có điếc hay không. Thử điếc khi mới sinh ra 1 ...

Tài liệu được xem nhiều: