Táo bón ở trẻ em hay gặp nhiều ở giai đoạn 2-3 tháng tuổi và sau 18 tháng tuổi. Ở lứa tuổi trên 18 tháng, táo bón sẽ liên quan nhiều đến chế độ ăn thiếu chất xơ và thói quen sinh hoạt của bé (ham chơi nín cầu, đi ngoài không đúng giờ).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh táo bón ở trẻ em – Điều trị sớm tránh gây biến chứng Bệnh táo bón ở trẻ em – Điều trị sớm tránh gây biến chứngTáo bón ở trẻ em hay gặp nhiều ở giai đoạn 2-3 tháng tuổi và sau 18 thángtuổi. Ở lứa tuổi trên 18 tháng, táo bón sẽ liên quan nhiều đến chế độ ăn thiếuchất xơ và thói quen sinh hoạt của bé (ham chơi nín cầu, đi ngoài không đúnggiờ).Do đó, việc điều trị táo bón chủ yếu cho trẻ đi vệ sinh đều đặn, cung cấp rau, tráicây và nước uống đầy đủ.Táo bón ở trẻ nhỏ liên quan nhiều hơn đến sữa, chế độ ăn của mẹ trong giai đoạncho con bú và rối loạn nhu động ruột. Nếu mẹ sử dụng thuốc gây giảm tiết (thuốcho, sổ mũi, chống dị ứng, uống cà phê hay trà nhiều…), bé cũng có thể bị bón theo.Trẻ phải dùng kháng sinh sớm cũng dễ bị rối loạn khuẩn ruột và gây ra táo bón,tiêu chảy xen kẽ.Trẻ suy dinh dưỡng dễ bị táo bón hơn vì thiếu lượng chất xơ trong khẩu phần ăn.Nhu động ruột của những bé này cũng kém hơn.Ảnh minh họaTriệu chứng khi trẻ bị táo bónMột đứa trẻ khỏe mạnh bình thường trong độ tuổi 1 – 4 sẽ đại tiện từ 1 – 2lần/ngày. Tuy nhiên, có bé đi cầu 3 lần/ngày, ngược lại có trẻ đi cầu không theongày nào cả. Đối với những trẻ có sức khỏe tốt, bé có thể 3 ngày mới đi cầu mộtlần… Tất cả đều bình thường.Trẻ bị táo bón khi có một số dấu hiệu sau: Giảm số lần đại tiện bình thường. Mỗilần đi đại tiện rất khó khăn và có cảm giác đau. Chất thải rất cứng và khô… Thấynhững biểu hiện này ở con bạn cần tìm hiểu nguyên nhân để tìm cách chữa trị chotrẻ.Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ táo bón. Có thể là do chế độ ăn thiếu nước, thiếuchất xơ và ăn quá nhiều chất đạm. Ngoài ra còn do trẻ mắc bệnh còi xương, thiếumáu, dùng kháng sinh cũng gây táo bón.Nhưng nguyên nhân thường thấy dẫn đến tình trạng này là do các mẹ lựa chọn saithực đơn cho bé. Những thực đơn bé ăn không đủ lượng dưỡng chất hàng ngày,cùng với thói quen uống ít nước, không ăn nhiều rau quả, trái cây… cũng lànguyên nhân khiến trẻ bị táo bón.Cách phòng ngừa và điều trị táo bónTrẻ mới sinh thường đi cầu phân lỏng, hoa cà hoa cải và nhiều lần trong ngày. Đếnkhoảng 2-3 tháng tuổi, do sự trưởng thành của đường tiêu hóa, khả năng cô đặcphân tốt hơn nên phân sẽ sệt lại và giảm số lần, đó là sinh lý bình thường của lứatuổi.Những trẻ bú sữa công thức sẽ có phân đặc ngay từ đầu, đó là do thành phần đạm,lượng phospho, canxi, sắt và chất xơ trong sữa công thức và sữa mẹ khác nhau. Dođó, trong sữa công thức, người ta phải bổ sung thêm chất xơ prebiotic để ngănngừa táo bón ở trẻ. Trong giai đoạn này, cha mẹ nên chú ý tập cho bé phản xạ đicầu đều đặn. Massage bụng cho bé để kích thích nhu động ruột khi trẻ đói, xi đicầu 2 lần mỗi ngày (nên thực hiện sau cữ bú vì ruột đang tăng co bóp) để bé quendần. Không nên tự động cho uống nước trái cây vì có thể làm trẻ chướng bụng. Chỉcho bé ăn trái cây nếu được bác sĩ chỉ định.Khi trẻ ăn dặm, nên tập ăn trái cây nạo nhuyễn để cung cấp đủ chất xơ. Cho ăn raucũng phải là cả xác rau chứ không chỉ lấy nước pha bột.Ảnh minh họa: Cung cấp đầy đủ chất xơ cho béNhớ cho trẻ uống nước đầy đủ, nhất là những ngày nắng nóng và với bé đổ nhiềumồ hôi. Không pha sữa đặc hơn hướng dẫn của loại sữa. Không tự mua canxi haythuốc bổ máu uống thêm vì có thể làm trẻ khó đi cầu. Việc bổ sung thuốc phải dobác sĩ thăm khám và quyết định, chỉ bổ sung nếu trẻ thực sự thiếu.Trong những trường hợp trẻ bị bón kéo dài nhưng chỉ là táo bón chức năng, có thểbác sĩ sẽ cho bé dùng thuốc làm mềm phân trong một thời gian, cùng với cải thiệnchế độ ăn và tập luyện đi cầu. Có khi phải dùng thuốc bơm hậu môn để tháo phânvà tạo ra lịch đi tiêu. Tuy nhiên, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc dùng cho trẻ.Nếu chỉ bơm cho bé khi bón mà không thay đổi về chế độ dinh dưỡng thì khônggiải quyết được cái gốc của bệnh, chỉ làm bé sợ đi cầu và sợ cả cái ống bơm nhiềuhơn. Sử dụng thuốc làm mềm phân cũng có thể giảm dần tác dụng (lờn thuốc dần),có thể gây chướng bụng hay tiêu chảy.Phòng ngừa táo bón là một trong những kiến thức chăm sóc trẻ thông thường màcha mẹ nên biết. Điều trị táo bón trẻ em là một quá trình lâu dài, toàn diện, đòi hỏisự kiên nhẫn của cha mẹ, sự phối hợp của gia đình với bác sĩ nhi khoa và bác sĩdinh dưỡng…Vi HươngBệnh táo bón ở trẻ nhỏTáo bón là một trong những vấn đề hết sức thường gặp ở trẻ em. Trẻ bị táobón khi không đi tiêu từ 3 ngày trở lên và phân cứng hơn, to hơn. Trẻ cảmthấy khó chịu và đau ở hậu môn mỗi khi đi tiêu.Tuy nhiên, một số trẻ có thể đi tiêu thưa hơn, đôi khi 1-2 lần mỗi tuần; nhưng nếuphân mềm và trẻ tự đi mà không cần giúp đỡ gì thì vẫn là bình thường.Hậu quả và biến chứngỞ trẻ táo bón thường xảy ra một vòng luẩn quẩn: khi trẻ bón, phân to, cứng thườnglàm trẻ rất đau ở hậu môn, đôi khi gây nứt hậu môn và chảy máu mỗi khi đi tiêu.Điều này làm trẻ sợ đi tiêu và cố nhịn đi tiêu đến khi còn có thể nhịn được. Trẻ bịtáo bón đôi khi có những hành động rất đặc trưng: nhảy cò cò, ngồi xổm hay đứngbắt chéo 2 chân lại để cố nhịn đ ...