Danh mục

Bệnh trầm cảm trong thời đại hiện nay - Ths.Bs Nguyễn Ngọc Quang

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 189.22 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trầm cảm là một bệnh lý thường gặp trong lâm sàng tâm thần học và trong y học nói chung. Tỉ lệ trầm cảm chiếm khoảng 3 – 6 % dân số thế giới. Trầm cảm thường gặp ở lứa tuổi đã trưởng thành, nguy cơ tái diễn khoảng 50 %, nếu được điều trị có thể hồi phục hoàn toàn và ổn định, nếu không được điều trị có thể trở thành mãn tính.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh trầm cảm trong thời đại hiện nay - Ths.Bs Nguyễn Ngọc Quang BỆNH TRẦM CẢM TRONG THỜI ĐẠI HIỆN NAY Người trình bày: Ths.Bs Nguyễn Ngọc Quang Giám Đốc TTGĐPYTT- TP.HCMI. VÀI NÉT TỔNG QUÁT: − Trầm cảm là một bệnh lý thường gặp trong lâm sàng tâm thần học và trong y học nói chung. − Tỉ lệ trầm cảm chiếm khoảng 3 – 6 % dân số thế giới. − Trầm cảm thường gặp ở lứa tuổi đã trưởng thành, nguy cơ tái diễn khoảng 50 %, nếu được điều trị có thể hồi phục hoàn toàn và ổn định, nếu không được điều trị có thể trở thành mạn tính. − Trầm cảm thường là nguyên nhân của tự sát, của các tai nạn tại nhà và ngoài xã hội, của sự mất việc làm và tăng chi phí bảo hiểm xã hội. − Trầm cảm có cơ chế bệnh tình phức tạp, một hình thái phản ứng phức hợp tâm sinh học làm thay đổi nhiều về các mặt tâm thần kèm các rối loạn về cơ thể, thần kinh, nội tiết mà những giả thiết về vai trò của Cathecholamine trong đó có sự suy giảm hoạt tính hệ thống Adrenalin, sự giảm tập trung của Noadrenalin, sự mất cân bằng của Serotonin ở một số vùng đại não dẫn đến những biến đổi thần kinh nội tiết mà vai trò có liên quan đến hạ khâu não tuyến yên, giáp trạng và thượng thận.II. DỊCH TỄ HỌC CỦA TRẦM CẢM: 1. Tỉ lệ mắc bệnh chung: − Tỉ lệ rối loạn trầm cảm ở một số nước chiếm từ 3- 4% dân số; chẳng hạn:  Trung Quốc: 4,8 – 8,6 %.  Mỹ: 5 – 6 %.  Úc: 20 – 30 % trong đó 3 – 4 % là trầm cảm vừa và nặng.  Việt Nam: 3- 6 % 2. Lứa tuổi: − Tuổi khởi phát từ 20 – 25 tuổi. − Khoảng 24 % những người ở lứa tuổi 18 trong cuộc đời đã ít nhất mắc một giai đoạn trầm cảm. − Trên 65 tuổi từ 10 – 15 % có xu hướng tăng ở giai đoạn đầu của tuổi già và giảm sau 75. 3. Giới: − Nữ gặp nhiều hơn nam, tỉ lệ: 2/1. − Ở Mỹ: 1  Nữ 5- 9 %  Nam 2 – 3 %. 4. Khu vực địa lý: − Thành thị nhiều hơn nông thôn. − Ở Việt nam:  Nông thôn: 4,2 %.  Thành thị: 8,35 %. 5. Tình trạng hôn nhân: − Ly dị, độc thân cao hơn người có gia đình. 6. Nghề nghiệp: − Có nghề nghiệp ổn định thấp hơn những người không có việc làm hoặc việc làm không ổn định. 7. Di truyền: − Trầm cảm gặp ở 50 % những cặp sinh đôi cùng trứng. − 10- 25 % những cặp sinh đôi khác trứng. − Nếu cả cha mẹ mắc rối loạn trầm cảm thì 50 - 70 % con cái của họ sẽ bị bệnh. Sự tiến triển: − Tái diễn là khuynh hướng rất thường gặp, chiếm khoảng 50 % cas. − Tự sát và trầm cảm: − Ở Mỹ 40 – 70 % số người tự sát là do trầm cảm. − Úc 70 %. − Việt Nam khoảng 20 %.III. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH A. Nội sinh: 1. Sinh học: Có sự thay đổi về Hormon (phụ nữ khi mang thai, ngày có kinh chế độ dinh dưỡng kém, nữ bước vào tuổi dậy thì, người lớn bước vào tuổi già, ảnh hưởng của thuốc…) 2. Di truyền: Yếu tố Gen góp phần làm xuất hiện bệnh trầm cảm, tuy nhiên y học hiện nay chưa xác định chính xác loại gen nào trực tiếp hoặc có liên quan đến việc gây ra bệnh trầm cảm. 3. Có người thân bị bệnh trầm cảm. B. Ngoại sinh: 1. Rối loạn Stress kéo dài do áp lực công việc, gia đình gặp khó khăn, thay đổi mội trường làm việc, bệnh mạn tính kéo dài lâu khỏi, mâu thuẫn gia đình, bạn bè, tình yêu tan vỡ… 2. Thất nghiệp, cô đơn. 2 Theo WHO, hàng năm có khoảng 5% dân số Thế giới có biểu hiện bệnh lý trầm cảm. Các triệu chứng của trầm cảm kéo dài và tồn tại nếu trên hai tuần có các biểu hiện: − Cảm thấy buồn rầu, chán nản. − Mất hết sự hứng thú trong hầu hết những sinh hoạt thông thường Có ít nhất 3 trong 4 triệu chứng như: a. Hành vi ứng xử:  Xa lánh người thân và bạn bè.  Không hoàn tất công việc tại cơ quan.  Không muốn tiếp xúc, giao tiếp bên ngoài.  Mất hứng thú với những công việc ưa thích.  Giảm sự tập trung, chú ý.  Phụ thuộc vào rượu hoặc thuốc an thần. b. Cảm giác  Thiếu tự tin.  Thất vọng.  Buồn rầu.  Đau khổ.  Cảm giác đau khổ, bất hạnh. c. Tư duy:  Tự trách mình. d. Thể trạng:  Mệt mỏi.  Khó ngủ.  Than vãn đau đầu và nhức mỏi cơ bắp.  Ăn không ngon miệng.  Giảm hoăc tăng cân. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: