Ngành đào tạo thú y trong những năm vừa qua đã có những nỗ lực trong việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, đổi mới và cập nhật kiến thức của nhiều giáo trình đại học trong lĩnh vực này còn chậm. Trong số giáo trình cần biên soạn mới đó có "Giáo trình Bệnh truyền nhiễm thú y"
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh truyền nhiễm thú yBệnh truyền nhiễm thú y LỜI NÓI ĐẦU Ngành đào tạo thú y trong những năm vừa qua đã có những nỗ lực trongviệc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, đổi mới và cậpnhật kiến thức của nhiều giáo trình đại học trong lĩnh vực này còn chậm. Trong sốgiáo trình cần biên soạn mới đó có Giáo trình Bệnh truyền nhiễm thú y. Giáotrình môn học này hiện đang được sử dụng trong các khoa (bộ môn) đại học thú yvà chăn nuôi - thú y đã được biên soạn trước đây gần 30 năm. Trong thời đại khoahọc công nghệ phát triển nhanh chóng hiện nay, đồng thời các thuật ngữ khoa họccũng trên đà đó không tránh khỏi biến đổi theo quá trình vận động khách quan củaxã hội, nhiều kiến thức trong tài liệu cũ đó đã trở nên bất cập. Giáo trình này đượcchấp nhận biên soạn cùng với gần 40 giáo trình khác trong khuôn khổ chươngtrình của Dự án mức B Nâng cao năng lực đào tạo các môn liên quan sinh họccủa Đại học Huế. Tuy nhiên, do điều kiện hạn chế về thời gian, nội dung giáo trìnhnày chỉ giới hạn trong phần truyền nhiễm học đại cương còn được hiểu là Dịch tễhọc bệnh truyền nhiễm thú y. Đây là phần đầu trong chương trình dài gồm 11 đơnvị học trình của môn Bệnh truyền nhiễm thú y, áp dụng cho sinh viên năm giápcuối và năm cuối của ngành học Thú y. Những quy tắc viết thuật ngữ có nguồn gốc nước ngoài không phải chữHán là vấn đề lớn, phức tạp và chưa được thống nhất trong các văn bản, trên thựctế nhiều quy tắc khác nhau đồng thời được sử dụng. Theo chúng tôi, nhữngnguyên tắc Việt hóa, không du nhập từ nước ngoài một cách khiên cưỡng, vànguyên tắc bảo đảm tính nhất quán của thuật ngữ cần được tuân thủ. Giáo trìnhnày áp dụng quy tắc ghi âm thuật ngữ có nguồn gốc tiếng nước ngoài đã được ápdụng trong Giáo trình vi sinh vật học thú y do Nhà xuất bản Nông Nghiệp ấnhành năm 2002 và là giáo trình mang nội dung tiền đề cho môn học này. Đồngthời, để tránh sự hiểu lầm xuất phát từ vốn từ vựng có sự khác biệt giữa các khuvực chúng tôi sử dụng từ bệnh thay cho từ ốm tuy từ sau đã khá phổ biến trongcác tài liệu phổ thông, trừ những trường hợp sao chép lại từ văn bản khác. Tham gia biên soạn giáo trình này gồm: -TS Phạm Hồng Sơn, chủ biên, biên soạn phần Mở đầu, các chương 1, 2,3, 4 và 5, trừ mục Luật pháp liên quan thú y thuộc chương 4, và 5 -TS Bùi Quang Anh biên soạn mục Phân tích dịch tễ học thuộc chương 3và mục Luật pháp liên quan thú y thuộc chương 4. Chúng tôi trân trọng cám ơn sự tham gia ý kiến xây dựng của ThS NguyễnThị Thanh, BS Phan Văn Chinh (trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế) và TSLê Lập (Phân Viện Thú y miền Trung, Nha Trang), PGS Đỗ Ngọc Liên (Đại họcQuốc gia Hà Nội) cũng như sự động viên, khích lệ của nhiều đồng nghiệp kháctrong và ngoài khoa Chăn nuôi - Thú y, và đặc biệt cám ơn GS Đào Trọng Đạt làngười đã tận tình trong việc hiệu đính bản thảo. Chúng tôi đánh giá cao sự ủng hộvà tạo điều kiện biên soạn của các thành viên trong gia đình chúng tôi. Chúng tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng từ các thầy giáo,cô giáo, các em sinh viên và các đồng nghiệp để giáo trình này được hoàn thiệnhơn trong lần tái bản. TÁC GIẢChương 1CƠ CHẾ PHÁT BỆNH TRUYỀN NHIỄM (BỆNH CẢM NHIỄM)I. Cảm nhiễm và phát bệnh1. Mầm bệnh (căn bệnh, bệnh nguyên) Khác với bệnh không truyền nhiễm, các bệnh truyền nhiễm có một đặc tính chunglà có tính lây lan và do một loại, hoặc đôi khi một số loại, vi sinh vật gọi là mầm bệnhgây nên. Một mầm bệnh là một vi sinh vật đóng vai trò nguyên nhân trực tiếp và khôngthể thiếu của một bệnh truyền nhiễm. Mầm bệnh có nhiều loại và mỗi loại thường gâynên bệnh với những đặc điểm riêng, nhưng chúng có điểm chung là tính gây bệnh (hayđộc tính) đối với ký chủ. Vi khuẩn là nhóm lớn vi sinh vật có đặc điểm chung là có nhân nguyên thủy, tứcnhân chưa có màng nhân và cấu tạo từ một ADN xoắn kép, vòng khép kín, cơ thể thườnglà đơn bào và sinh sản bằng trực phân. Phần lớn vi khuẩn đòi hỏi những điều kiện nhấtđịnh, chẳng hạn tính kết bám (bám dính) lên tế bào, mới gây được bệnh. Vi khuẩn tácđộng bằng nội độc tố, ngoại độc tố hoặc bằng các cơ chế lý, hóa khác. Xoắn khuẩn (bộ Spirochaetales) tuy cũng là một loại vi khuẩn nhưng chúng gâyra những bệnh có đặc điểm riêng. Phần lớn bệnh do xoắn khuẩn gây nên là bệnh bạihuyết, gây sốt định kỳ và xuất hiện định kỳ xoắn khuẩn trong cơ thể, bệnh do xoắn khuẩnthường cho miễn dịch không bền. Rickettsia cũng là những vi khuẩn nhưng có cơ cấu trao đổi chất không hoàn thiệnnên phụ thuộc vào tế bào ký chủ, do đó là những vật ký sinh nội bào. Chúng gây nhữngbệnh sốt phát ban do chấy rận truyền lây. Những động vật chân đốt này có thể truyềnRickettsia trong nhiều thế hệ của chúng. Trong thiên nhiên có những thú rừng hoặc giasúc mang trùng. Bệnh do Rickettsia gây ra thường cho miễn dịch mạnh và bền.Chlamydia có những đặc điểm tương tự Ricke ...