BỆNH VIÊM VÙNG CHẬU - Phần 2
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỆNH VIÊM VÙNG CHẬU - Phần 2 BỆNH VIÊM VÙNG CHẬU Phần 2 12/ NHỮNG TIÊU CHUẨN TỐI THIỂU ĐỂ CHẨN ĐOÁNBỆNH VIÊM VÙNG CHẬU ? Những tiêu chuẩn tối thiểu để chẩn đoán bệnh viêm vùng chậu (PID)bao gồm nhạy cảm đau bụng dưới, nhạy cảm đau khi lay cổ tử cung lúc thămkhám âm đạo, và nhay cảm đau phần phụ. Những tiêu chuẩn khác có thể hữuích để chẩn đoán bao gồm nhiệt độ lấy ở miệng hơn 38,3, khí hư cổ tử cungvà âm đạo bất thường, tốc độ trầm lắng hay CRP tăng cao, hay sự xác nhậnbằng xét nghiệm sự nhiễm trùng cổ tử cung bởi N.gonorrhoeae hayC.trachomatis. Những tiểu chuẩn chẩn đoán xác định, mặc dầu chỉ đ ượcdùng trong những trường hợp chọn lọc, bao gồm sự nhìn thấy các vòi trứngdày lên và đầy dịch hay một áp-xe vòi-buồng trứng (tuboovarian abscess)lúc thăm khám siêu âm, những bất thường nội soi phù hợp với PID, haybằng cớ giải phẫu bệnh lý của viêm nội mạc tử cung lúc làm sinh thiết nộimạc tử cung. 13/ NHỮNG HẬU QUẢ CỦA BỆNH VIÊM VÙNG CHẬU, ĐẶCBIỆT NẾU KHÔNG ĐƯỢC NHẬN BIẾT HAY KHÔNG ĐƯỢC ĐIỀUT RỊ ? - Tất cả các hậu quả nghiêm trọng của bệnh viêm vùng chậu là doviêm làm sẹo vòi dẫn trứng. Trong trường hợp cấp tính, bệnh viêm vùngchậu có thể tiến triển thành áp-xe vòi-buồng trứng (tuboovarian abscess), cóthể cần can thiệp phẫu thuật. Có thai lạc chỗ (ectopic pregnancy), hậu quảnghiêm trọng nhất, xảy ra 2 đến 7 lần nhiều hơn nơi các phụ nữ trước đây bịbệnh viêm vùng chậu. Vô sinh (infertility) là một di chứng nghiêm trọngkhác và tỷ lệ thuận với số lần nhiễm trùng vùng chậu và độ nghiêm trọngcủa nhiễm trùng. Một trong những di chứng gây rắc rối nhất của bệnh viêmvùng chậu là đau bụng mãn tính, đôi khi thường cần cắt bỏ tử cung để giảiquyết vấn đề. - Đến 25% những bệnh nhân với bệnh viêm vùng chậu có những dichứng lâu dài gồm có vô sinh, có thai lạc chỗ, và đau bụng mãn tính. 14/ NHỮNG AI NÊN ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ ? Bởi vì những hậu quả của bệnh viêm vùng chậu không được nhận biếtvà không được điều trị có thể nghiêm trọng, nên sự điều trị quá mức(overtreatment) những phụ nữ trong thời kỳ hoạt động sinh dục với nhữngtriệu chứng cơ quan vùng chậu được khuyến nghị. Chỉ 30 % các bệnh nhânvới bệnh viêm vùng chậu là có những triệu chứng được mô tả trong sáchgiáo khoa. Những phụ nữ với những triệu chứng nhẹ hay không điển hình,đặc biệt là nếu ăn khớp với profile nguy cơ, nên được điều trị thườngnghiệm với một liều kháng sinh đầy đủ. Trong khung cảnh bệnh viêm vùngchậu, những hậu quả của sự điều trị quá mức (overtreatment) hơn nhiềunhững nguy cơ do sự điều trị duới mức (undertreatment). Sự đáp ứng vớikháng sinh và sự theo dõi sát giúp giải quyết chẩn đoán. 15/ NHỮNG AI NÊN ĐƯỢC NHẬP VIỆN ? Những lý do chính để nhập viện một bệnh nhân với bệnh viêm vùngchậu là bảo vệ khả năng sinh sản trong tương lai và điều trị bệnh có độnghiêm trọng từ trung bình đến nặng. Hầu hết đều đồng ý rằng những phụnữ trẻ, con so, bất kể mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, đều cần nhậpviện đối với cơn bệnh đầu tiên. NHỮNG CHỈ ĐỊNH NHẬP VIỆN 1. Chẩn đoán không chắc chắn (viêm ruột thừa không thể bị loại bỏ). 2. Nghi áp xe vùng chậu (pelvic abscess). 3. Thai nghén. 4. Bệnh nặng (sốt cao, dấu hiệu phúc mạc, nôn mửa). 5. Bệnh nhân là một thiếu nữ (adolescent). 6. Không điều trị ngoại trú được. 7. Có nhiễm trùng HIV. 16/ TÓM TẮT NHỮNG PHÁC ĐỒ KHÁNG SINH ĐƯỢCKHUYẾN NGHỊ ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM VÙNG CHẬU. Điều trị ngoại trú PID Phác đồ A Ofloxacin (Tarivid), 400 mg, bằng đường miệng, 2 lần mỗi ngày trong14 ngày. + Metronidazole (Flagyl), 500 mg, bằng đường miệng, 2 lần mỗi ngàytrong 14 ngày. Phác đồ B Một trong những thuốc sau đây: (1) ceftriaxone (Rocép hine), 250mgtiêm mông một lần ; (2) cefoxitin 2g, tiêm mông + probenecid, 1g bằng đường miệng liềuduy nhất cho đồng thời; hay (3) cephalosporin thế hệ thứ 3 khác, thí dụceftizoxime hay cefotaxime (Claforan), dùng bằng đường tĩnh mạch. + Doxycycline, 100 mg, bằng đường miệng, hai lần mỗi ngày, trong 14ngày. Điều trị nội trú PID Phác đồ A đường tĩnh mạch Cefotetan, 2g, bằng đường tĩnh mạch, mỗi 12 giờ ; hay 2g, bằngđường tĩnh mạch mỗi 6 giờ. + Doxycycline, 100 mg, bằng đường tĩnh mạch hay bằng đường miệngmỗi 12 giờ. Phác đồ B đường tĩnh mạch Clindamycin, 900mg bằng đường tĩnh mạch mỗi 8 giờ + Gentamycin, liều tấn công bằng đường tĩnh mạch hay tiêm mông (2mg/kg/thể trọng), tiếp theo bằng một liều duy trì (1,5 mg/kg) mỗi 8 giờ. 17/ SỰ HIỆN DIỆN CỦA MỘT THAI NGHÉN TRONG TỬCUNG CÓ THẬT SỰ LOẠI BỎ BỆNH VIÊM VÙNG CHẬU KHÔNG? Một quan niệm sai lầm là bệnh viêm vùng chậu không thể xảy ra nơingười đàn bà có th ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu ngành y kiến thức y học lý thuyết y khoa bệnh thường gặp chuyên ngành y họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Một số Bệnh Lý Thần Kinh Thường Gặp
7 trang 177 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 167 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 125 0 0 -
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 109 0 0 -
4 trang 107 0 0
-
Đề tài: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI NGƯỜI
33 trang 94 0 0 -
SINH MẠCH TÁN (Nội ngoại thương biện hoặc luận)
2 trang 79 1 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 76 0 0 -
4 trang 68 0 0
-
2 trang 62 0 0
-
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 53 0 0 -
Đau như 'kiến bò' hay 'điện giật' khi cột sống cổ bất hợp tác
5 trang 50 0 0 -
Những bí quyết chữa bệnh từ đậu phụ
5 trang 48 0 0 -
Kiến thức y học - Sức khỏe quý hơn vàng: Phần 1
177 trang 47 0 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 45 0 0 -
Loại nấm bí ẩn – thuốc điều trị trầm cảm mới?
3 trang 43 0 0 -
Nước ép quả: Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhân viên văn phòng
3 trang 42 0 0 -
Câu hỏi trắc nghiệm: Chuyển hóa muối nước
11 trang 41 0 0 -
Bài giảng Y học thể dục thể thao (Phần 1)
41 trang 41 0 0 -
Một số lưu ý khi đưa trẻ đi khám bệnh
3 trang 40 0 0