Danh mục

Bí quyết làm đẹp của giai nhân triều Nguyễn

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 758.95 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

- Tại Miên Thẩm Tùng Thiện Vương (phủ thờ Hoàng tử Tùng Thiện Vương - con trai thứ 10 của vua Minh Mạng) ở Huế có một loại hoa nổi tiếng làm đẹp cho các cung tần mỹ nữ. Loại hoa này có sức hấp dẫn kỳ diệu đặc biệt, cứ vào đầu giờ chiều thì cây cho ra hoa và tàn dần vào sáng hôm sau. Trong lòng hạt của cây hoa chứa một thứ bột màu trắng mịn như phấn, chính thứ bột này có thể tạo ra “mỹ phẩm” bôi lên má làm cho da mặt của các...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bí quyết làm đẹp của giai nhân triều Nguyễn Bí quyết làm đẹp của giai nhân triều Nguyễn - Tại Miên Thẩm Tùng Thiện Vương (phủ thờ Hoàng tử Tùng Thiện Vương - con trai thứ 10 của vua Minh Mạng) ở Huế có một loại hoa nổi tiếng làm đẹp cho các cung tần mỹ nữ. Loại hoa này có sức hấp dẫn kỳ diệu đặc biệt, cứ vào đầu giờ chiều thì cây cho ra hoa và tàn dần vào sáng hôm sau. Trong lòng hạt của cây hoa chứa một thứ bột màu trắng mịn như phấn, chính thứ bột này có thể tạo ra “mỹ phẩm” bôi lên má làm cho da mặt của các “cung nữ” hiện lên màu hồng tự nhiên. Phải chăng loại hoa thần kỳ này đã tôn lên vẻ đẹp các cung tần mỹ nữ khiến bao đấng quân vương điên đảo trong thế giới phù dung? Kỳ duyên với loài hoa quý Con đường Phan Đình Phùng yên bình chạy dài dọc theo con sông đào An Cựu, đi ngang qua Miên Thẩm Tùng Thiện Vương. Trải qua trăm cuộc bể dâu, ngôi phủ bàng bạc màu thời gian, lớp rêu phong trầm mặc phủ đầy cổng cao, mái ngói. Bước chân qua cổng phủ cứ ngỡ như đang ngồi trên bánh xe quay ngược lại thời gian nhiều năm về trước, đó là một khoảng không gian cổ kính, êm ấm đến lạ. Mùi thơm của hương hoa lan toả khiến khách lạ ngây ngất men say. Phía cuối con đường nhỏ của vườn hoa, một người đàn ông đứng tuổi đang cần mẫn tỉa tót, nhặt nhạnh những cánh hoa rơi gãy. Thi thoảng ông lại cúi người xuống ngửi mùi hương hoa rồi nét mặt toả ra sự hưng phấn tột cùng. Ông là Bửu Tộ, người có công lao trong việc giữ gìn loài hoa quý giá một thời, hoa “cung nữ” . Cung nữ Lê Thị Tìm, người một thời dùng hoa “cung nữ” hết lời ca tụng công năng kỳ diệu của loài hoa này. Sau đôi kính dày cộp, người đàn ông cao to đậm chất Huế mang vẻ tri thức uyên bác. Thật không ngờ ông chính là cháu đời thứ 4 của Hoàng tử Tùng Thiện Vương. Lý do ông vô tình biết và gặp gỡ loài hoa “cung nữ” là trong một lần đi thăm thú chùa Diệu Đế. Cách đây 20 năm về trước, ông Tộ cứ men bước chân theo mùi thơm của hoa cung nữ mà bước vào vườn hoa lạ. Hoa trồng bạt ngàn trải dàn từ trên đồi xuống vườn rau quả của các nhà sư. Hoa nhiều quá thành cả một rừng hoa khoe sắc. Các sư sãi đến trụ trì của chùa đặc biệt rất thích loài hoa này, thường ra ngồi thiền định hoặc luyện võ nghệ trong vườn hoa. Cánh hoa mỏng dính, phất phơ trong gió khiến ông Bửu Tộ hút hồn say mê như đắm chìm trong thế giới mơ mộng. Ông Tộ dạo chơi trong vườn hoa cả buổi chưa thấy chán. Lúc ấy trong tâm trí kẻ “si hoa” mới bật ra ý nghĩ tại sao không đưa về nhà hoặc ngôi phủ Hoàng tử trồng loài hoa này. “Trồng hoa cũng là cách giữ gìn nguồn giống quý hiếm, một thứ hoa lạ cho người đời sau thưởng thức” – ông Bửu Tộ cho hay. Nghĩ là làm, ông Tộ tìm cách gặp cho bằng được trụ trì chính của chùa Diệu Đế. Mới hay đây là loài hoa thường dùng để làm mỹ phẩm cho các cung nữ, tuyệt sắc giai nhân triều Nguyễn ngày trước. Ông Bửu Tộ rời ngôi chùa với trên tay là những hạt hoa, cành hoa của hoa “cung nữ”. Ông Bửu Tộ nói “Đưa hoa về nhà mình nghĩ mãi không thấy nơi nào có loại đất phù hợp để trồng. Sau đó mới tìm cách đưa hoa vào trồng ở phủ Hoàng tử, vì nơi này có chất đất tốt, thời tiết thích hợp và khuôn viên khá rộng rãi”. Loài hoa như hợp với đất đai của vua chúa nhanh chóng lớn lên, đâm cành nảy mầm. Hoa rực rỡ sắc hồng, hương thơm dịu nhẹ lan tràn khắp vườn. Có một điều lấy làm lạ là cây hoa thường bung toả vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Ông Bửu Tộ bên loài hoa “cung nữ” được trồng trong vườn của Hoàng tử Tùng Thiện Vương Dù trời nắng cháy hay mưa dầm dề thối đất thối đai, cây vẫn mặc nhiên ra hoa và tàn dần vào sáng hôm sau. Ông Bửu Tộ nói “Ba tháng sau khi cây ra hoa, quả của nó nhỏ như hạt tiêu chín, màu sắc đen sẫm. Trong ruột của nó có chứa một loại phấn màu trắng, các cung tần mỹ nữ ngày xưa coi đây là thứ mỹ phẩm tự nhiên hiếm có. Họ bôi thứ phấn trắng đó lên mặt sẽ có cảm giác dễ chịu, làn da như được thanh lọc bụi bẩn chốn hoàng cung. Đồng thời các cung nữ còn lấy cánh hoa hồng vắt ra thành nước, sau đó đưa bôi lên da mặt. Khuôn mặt sẽ nổi lên màu hồng tự nhiên có nét e thẹn, đắm đuối của mỹ nhân”. Ông Bửu Tộ khẳng định thời hiện đại, người phụ nữ thường dùng nhiều kem phấn để tái tạo làn da xinh đẹp nhưng cách làm truyền thống của cung nữ các đời vua chúa là rất thông minh, mà lại hiệu quả. Hoa “cung nữ” là bửu bối của mỹ nhân Để hiểu rõ hơn về loài hoa này, chúng tôi tìm đến ngôi nhà của cung nữ một thời, bà là Lê Thị Tìm (85 tuổi). Ở cái tuổi xưa nay hiếm, bà Tìm vẫn đi đứng nhanh nhẹn, hoạt bát, đặc biệt là làn da nhăn nheo nhưng sáng mịn, không có chút đồi mồi nào. Bà Tìm được đưa vào cung từ năm 12 tuổi. Không ham thích cuộc sống chốn hoàng cung nhưng vì đam mê chữ nghĩa và Kinh kệ nên “cung nữ” Tìm bạo gan vào cung để biết thêm về cuộc sống. Bà Tìm bảo ngày đó cung nữ không có son phấn mỹ phẩm nhiều như các cô gái ngày nay. Họ luôn cố gắng giữ gìn làn da của mình được trẻ trung tươi đẹp. Bởi vì gương mặt, làn da, dáng dấp, tính nết có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng tới cuộc đời ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: