![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Biến đổi khí hậu ở Đông Bắc Á: một số hệ lụy
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 224.99 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Biến đổi khí hậu, một trong những hệ quả nghiêm trọng của quá trình công nghiệp hóa, đã và đang gây ra những tác động tiêu cực hết sức nghiêm trọng đe dọa sự tồn vong của sự sống trên trái đất. Sự gia tăng nhanh chóng nồng độ các loại khí nhà kính, đặc biệt là Co2, trong bầu khí quyển do sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong quá trình công nghiệp hóa của các nước trong mấy thập kỷ gần đây, được coi là nguyên nhân chủ yếu của biến đổi khí hậu hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biến đổi khí hậu ở Đông Bắc Á: một số hệ lụy BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐÔNG BẮC Á: MỘT SỐ HỆ LỤY TRẦN QUANG MINH* Biến đổi khí hậu, một trong những hệ quả nghiêm trọng của quá trình công nghiệp hóa, đã và đang gây ra những tác động tiêu cực hết sức nghiêm trọng đe dọa sự tồn vong của sự sống trên trái đất. Sự gia tăng nhanh chóng nồng độ các loại khí nhà kính, đặc biệt là Co2, trong bầu khí quyển do sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong quá trình công nghiệp hóa của các nước trong mấy thập kỷ gần đây, được coi là nguyên nhân chủ yếu của biến đổi khí hậu hiện nay. Theo Báo cáo đánh giá số 4 (AR4) của Tổ chức liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), trong thế kỷ XXI con người sẽ phải đối mặt với những ảnh hưởng nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, như: giảm nguồn nước ngọt, sự tuyệt chủng của một số loài, bão lũ và ngập lụt do ảnh hưởng của mực nước biển dâng, khủng hoảng lương thực và sức khỏe. Bốn khu vực được xác định đặc biệt dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu là Bắc Cực; Châu Phi; các quốc gia đảo nhỏ; và các khu vực đồng bằng châu thổ lớn ở Châu Á, nơi có nguy cơ cao về nước biển dâng, bão và lũ sông. Tại Đông Bắc Á, biến đổi khí hậu được dự báo sẽ tiếp tục gây ra những hệ lụy nghiêm trọng trong nhiều thập kỷ tới, với một số biểu hiện chủ yếu dưới đây:* Thứ nhất, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan. Theo dự báo của IPCC, nhiệt độ trung bình hàng năm đối với toàn bộ khu vực Đông Bắc Á sẽ tăng khoảng 3°C vào Tiến sỹ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á. * năm 2050 và 5°C vào năm 2080. Tỷ lệ nóng lên được dự báo thay đổi theo mùa và thời gian trong ngày, với sự ấm lên trong mùa đông tăng nhanh hơn trong mùa hè và sự ấm lên vào buổi đêm tăng nhanh hơn vào ban ngày. Tần suất, thời gian, cường độ của các đợt nóng và số lượng những ngày nóng vào mùa hè, cũng như lượng mưa, tần suất và cường độ của các trận mưa cũng được dự báo sẽ tăng lên. Lượng mưa trung bình tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan được dự báo sẽ tăng hơn 10% trong thế kỷ XXI, đặc biệt là trong những mùa ấm áp. Sự khác biệt giữa các khu vực và các mùa về tần suất và cường độ mưa sẽ tiếp tục gia tăng. Lượng mưa trong mùa hè (từ tháng 6 đến tháng 9) ở Đông Bắc Á được dự báo sẽ tăng 17 đến 19%, trong khi lượng mưa trong mùa đông được dự báo hoặc không thay đổi hoặc giảm nhẹ. Đi liền với các hiện tượng thời tiết cực đoan là nước biển dâng. Dọc theo bờ biển của các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, mực nước biển đã tăng lên với tốc độ nhanh chóng 3,3 mm mỗi năm kể từ giữa những năm 1980 và với tốc độ 5,0 mm mỗi năm từ năm 1993. Tốc độ mực nước biển dâng tối đa đã được ghi nhận tại Kushiro, Hokkaido, tăng 9,3 mm mỗi năm từ 1970 đến năm 2003. Theo các dự báo về biến đổi khí hậu, mực nước biển toàn cầu sẽ tăng thêm từ 0,18 m đến 0,59 m vào năm 2100. Ở Đông Bắc Á, tốc độ mực nước biển dâng hàng năm được dự báo sẽ tăng lên 5 mm mỗi năm trong thế kỷ này. 52 Sự gia tăng nhanh của mực nước biển như vậy đã và đang đe dọa nghiêm trọng khu vực bờ biển của các nước trong khu vực, nơi có một bộ phận lớn dân cư sinh sống và nhiều hoạt động kinh tế quan trọng, đặc biệt tại Nhật Bản. So với các nước khác, Nhật Bản có số lượng dân lớn thứ sáu (hơn 30 triệu người) sống trong phạm vi 10 km tính từ bờ biển. Các thành phố ven biển của Nhật Bản chiếm khoảng 32% tổng diện tích, 46% tổng dân số, sản xuất khoảng 47% sản lượng công nghiệp của cả nước. Nước biển dâng cũng làm trầm trọng thêm các cơn bão biển, sóng thần, xói mòn bờ biển... Đây chính là những mối đe dọa lớn đối với cộng đồng dân cư ven biển và các hoạt động kinh tế. Trận sóng thần kinh hoàng tàn phá gần như toàn bộ khu vực Đông Bắc của Nhật Bản ngày 11/3/2011 là một trong những ví dụ điển hình về tai họa thảm khốc do thiên nhiên gây ra. Tại Hàn Quốc, dấu hiệu rõ nhất của biến đổi khí hậu là rét đậm vào mùa đông, mưa kéo dài và số lượng những ngày nắng nóng gia tăng vào mùa hè. Tuyết dày gần 100 cm đã xảy ra ở tỉnh Gangwon trong tháng 2 năm 2010 (110 cm ở Samcheok và 100 cm ở Donghae). Tuyết dày nhất trong vòng 80 năm qua cũng đã xảy ra Ulsan làm tê liệt thành phố này và buộc hãng Motors Hyundai phải ngừng sản xuất xe hơi (ngày 4 tháng 2). Mật độ tuyết dày nhất 52 cm trong vòng 60 năm qua cũng đã xảy ra ở Pohang vào tháng 1 năm 2010. Tuyết dày 25,8 cm đã xảy ra ở Seoul. Đây là trận mưa tuyết dày nhất kể từ năm 1937. Tháng 2 năm 2010, tại Hàn Quốc đã xảy ra một đợt rét lạnh kỷ lục nhất (nhiệt độ thấp nhất xuống dưới âm 20 độ C) đã gây thiệt hại lớn chưa từng có đối với Thủ đô Seoul Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 4/2013 trong vòng 10 năm và thành phố Busan trong vòng 96 năm. Mưa lớn bất thường cũng đã xảy ra ở Hàn Quốc trong mùa mưa năm 2010. Tại Thủ đô Seoul, mưa đã kéo dài trong suốt 24 ngày trong tháng 8/2010, dài nhất kể từ khi hệ thống dự báo thời tiết hiện đại lần đầu tiên được giới thiệu ở đây vào năm 1908. Tại Trung Quốc, mùa đông khắc nghiệt năm 2010 (từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 2 năm 2011) đã gây tổn thất lớn chưa từng thấy cho các tỉnh phía Đông của ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biến đổi khí hậu ở Đông Bắc Á: một số hệ lụy BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐÔNG BẮC Á: MỘT SỐ HỆ LỤY TRẦN QUANG MINH* Biến đổi khí hậu, một trong những hệ quả nghiêm trọng của quá trình công nghiệp hóa, đã và đang gây ra những tác động tiêu cực hết sức nghiêm trọng đe dọa sự tồn vong của sự sống trên trái đất. Sự gia tăng nhanh chóng nồng độ các loại khí nhà kính, đặc biệt là Co2, trong bầu khí quyển do sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong quá trình công nghiệp hóa của các nước trong mấy thập kỷ gần đây, được coi là nguyên nhân chủ yếu của biến đổi khí hậu hiện nay. Theo Báo cáo đánh giá số 4 (AR4) của Tổ chức liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), trong thế kỷ XXI con người sẽ phải đối mặt với những ảnh hưởng nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, như: giảm nguồn nước ngọt, sự tuyệt chủng của một số loài, bão lũ và ngập lụt do ảnh hưởng của mực nước biển dâng, khủng hoảng lương thực và sức khỏe. Bốn khu vực được xác định đặc biệt dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu là Bắc Cực; Châu Phi; các quốc gia đảo nhỏ; và các khu vực đồng bằng châu thổ lớn ở Châu Á, nơi có nguy cơ cao về nước biển dâng, bão và lũ sông. Tại Đông Bắc Á, biến đổi khí hậu được dự báo sẽ tiếp tục gây ra những hệ lụy nghiêm trọng trong nhiều thập kỷ tới, với một số biểu hiện chủ yếu dưới đây:* Thứ nhất, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan. Theo dự báo của IPCC, nhiệt độ trung bình hàng năm đối với toàn bộ khu vực Đông Bắc Á sẽ tăng khoảng 3°C vào Tiến sỹ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á. * năm 2050 và 5°C vào năm 2080. Tỷ lệ nóng lên được dự báo thay đổi theo mùa và thời gian trong ngày, với sự ấm lên trong mùa đông tăng nhanh hơn trong mùa hè và sự ấm lên vào buổi đêm tăng nhanh hơn vào ban ngày. Tần suất, thời gian, cường độ của các đợt nóng và số lượng những ngày nóng vào mùa hè, cũng như lượng mưa, tần suất và cường độ của các trận mưa cũng được dự báo sẽ tăng lên. Lượng mưa trung bình tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan được dự báo sẽ tăng hơn 10% trong thế kỷ XXI, đặc biệt là trong những mùa ấm áp. Sự khác biệt giữa các khu vực và các mùa về tần suất và cường độ mưa sẽ tiếp tục gia tăng. Lượng mưa trong mùa hè (từ tháng 6 đến tháng 9) ở Đông Bắc Á được dự báo sẽ tăng 17 đến 19%, trong khi lượng mưa trong mùa đông được dự báo hoặc không thay đổi hoặc giảm nhẹ. Đi liền với các hiện tượng thời tiết cực đoan là nước biển dâng. Dọc theo bờ biển của các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, mực nước biển đã tăng lên với tốc độ nhanh chóng 3,3 mm mỗi năm kể từ giữa những năm 1980 và với tốc độ 5,0 mm mỗi năm từ năm 1993. Tốc độ mực nước biển dâng tối đa đã được ghi nhận tại Kushiro, Hokkaido, tăng 9,3 mm mỗi năm từ 1970 đến năm 2003. Theo các dự báo về biến đổi khí hậu, mực nước biển toàn cầu sẽ tăng thêm từ 0,18 m đến 0,59 m vào năm 2100. Ở Đông Bắc Á, tốc độ mực nước biển dâng hàng năm được dự báo sẽ tăng lên 5 mm mỗi năm trong thế kỷ này. 52 Sự gia tăng nhanh của mực nước biển như vậy đã và đang đe dọa nghiêm trọng khu vực bờ biển của các nước trong khu vực, nơi có một bộ phận lớn dân cư sinh sống và nhiều hoạt động kinh tế quan trọng, đặc biệt tại Nhật Bản. So với các nước khác, Nhật Bản có số lượng dân lớn thứ sáu (hơn 30 triệu người) sống trong phạm vi 10 km tính từ bờ biển. Các thành phố ven biển của Nhật Bản chiếm khoảng 32% tổng diện tích, 46% tổng dân số, sản xuất khoảng 47% sản lượng công nghiệp của cả nước. Nước biển dâng cũng làm trầm trọng thêm các cơn bão biển, sóng thần, xói mòn bờ biển... Đây chính là những mối đe dọa lớn đối với cộng đồng dân cư ven biển và các hoạt động kinh tế. Trận sóng thần kinh hoàng tàn phá gần như toàn bộ khu vực Đông Bắc của Nhật Bản ngày 11/3/2011 là một trong những ví dụ điển hình về tai họa thảm khốc do thiên nhiên gây ra. Tại Hàn Quốc, dấu hiệu rõ nhất của biến đổi khí hậu là rét đậm vào mùa đông, mưa kéo dài và số lượng những ngày nắng nóng gia tăng vào mùa hè. Tuyết dày gần 100 cm đã xảy ra ở tỉnh Gangwon trong tháng 2 năm 2010 (110 cm ở Samcheok và 100 cm ở Donghae). Tuyết dày nhất trong vòng 80 năm qua cũng đã xảy ra Ulsan làm tê liệt thành phố này và buộc hãng Motors Hyundai phải ngừng sản xuất xe hơi (ngày 4 tháng 2). Mật độ tuyết dày nhất 52 cm trong vòng 60 năm qua cũng đã xảy ra ở Pohang vào tháng 1 năm 2010. Tuyết dày 25,8 cm đã xảy ra ở Seoul. Đây là trận mưa tuyết dày nhất kể từ năm 1937. Tháng 2 năm 2010, tại Hàn Quốc đã xảy ra một đợt rét lạnh kỷ lục nhất (nhiệt độ thấp nhất xuống dưới âm 20 độ C) đã gây thiệt hại lớn chưa từng có đối với Thủ đô Seoul Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 4/2013 trong vòng 10 năm và thành phố Busan trong vòng 96 năm. Mưa lớn bất thường cũng đã xảy ra ở Hàn Quốc trong mùa mưa năm 2010. Tại Thủ đô Seoul, mưa đã kéo dài trong suốt 24 ngày trong tháng 8/2010, dài nhất kể từ khi hệ thống dự báo thời tiết hiện đại lần đầu tiên được giới thiệu ở đây vào năm 1908. Tại Trung Quốc, mùa đông khắc nghiệt năm 2010 (từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 2 năm 2011) đã gây tổn thất lớn chưa từng thấy cho các tỉnh phía Đông của ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Biến đổi khí hậu ở Đông Bắc Á Biến đổi khí hậu Đông Bắc Á Thời tiết cực đoan Đe dọa sức khỏe con ngườiTài liệu liên quan:
-
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 292 0 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 233 1 0 -
13 trang 213 0 0
-
Đồ án môn học: Bảo vệ môi trường không khí và xử lý khí thải
20 trang 195 0 0 -
Đề xuất mô hình quản lý rủi ro ngập lụt đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu
2 trang 190 0 0 -
Bài tập cá nhân môn Biến đổi khí hậu
14 trang 181 0 0 -
161 trang 181 0 0
-
Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần II: Bài 5 – ĐH KHTN Hà Nội
10 trang 169 0 0 -
15 trang 142 0 0
-
Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến thủy sản và đề xuất giải pháp thích ứng
62 trang 137 0 0