Biến đổi kinh tế, xã hội và vấn đề di chuyển lao động nông thôn, đô thị ở miền Bắc Việt Nam - Nguyễn Văn Chính
Số trang: 0
Loại file: pdf
Dung lượng: 372.20 KB
Lượt xem: 5
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Biến đổi kinh tế, xã hội và vấn đề di chuyển lao động nông thôn, đô thị ở miền Bắc Việt Nam" trình bày những quan sát thực địa hiện tượng những người nông dân đến kiếm việc ở Hà Nội, phân bố các nguồn sản xuất ở khu vực đồng bằng sông Hồng và ở tỉnh Thanh Hóa. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết để nắm bắt nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biến đổi kinh tế, xã hội và vấn đề di chuyển lao động nông thôn, đô thị ở miền Bắc Việt Nam - Nguyễn Văn ChínhXã hội học thực nghiệm Xã hội học, số 2 - 1997 25BIẾN ĐỔI KINH TẾ - Xà HỘI VÀ VẤN ĐỀ DI CHUYỂN LAO ĐỘNGNÔNG THÔN – ĐÔ THỊ Ở MIỀN BẮC VIỆT NAMNGUYỄN VĂN CHÍNHI. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự có mặt ngày càng đông những người lao động từ khu vực nông thôn tìm kiếm việclàm ở các thành phố là một hiện tượng nổi bật ở các đô thị trong cả nước( 1 ). Riêng ở bài viếtnày, chúng tôi tập trung nghiên hiện tượng di dân ở các tỉnh miền Bắc. Các thảo luận có tính lý thuyết về vấn đề di chuyển nông thôn – đô thị nói chungmang lại cơ sở cho việc xem xét sự xuất hiện ngày càng tăng hiện tượng di chuyển theo mùavụ ở Việt Nam. Rõ ràng chúng ta không thể chối bỏ yếu tố nhà nước trong việc quyết địnhthành công trong việc hạn chế di chuyển nông thôn – đô thị trong quá khứ nhưng lại khôngkiểm soát có hiệu lực dòng di chuyển nông thôn – đô thị gần đây? Sự tranh luận có thể vượtxa hơn vấn đề vai trò Nhà nước đơn thuần tới bối cảnh của một nền kinh tế - xã hội đangtrong quá trình quá độ từ phương thức sản xuất tập thể sang hộ gia đình cá nhân như là hậuquả của các cải cách kinh tế từ giữa những năm 80 tới nay. Do vậy, bài viết của tôi về hiện tượng này nhằm vào việc xem xét vấn đề di chuyểnnông thôn – đô thị gần đây trong mối quan hệ với cấu trúc đang thay đổi của nền sản xuấtnông nghiệp ở Bắc Việt Nam trong đó hộ gia đình nông dân cá thể trở thành đơn vị có ý nghĩaquyết dịnh đến phương thức di chuyển lao động nông thôn – đô thị. Quá trình quyết định dichuyển thực chất là sự phản ánh trung thành việc tổ chức lao động trong các hộ gia đình nôngdân trong điều kiện của một nền kinh tế quá độ. Tác động có tính chất cấu trúc của nền sảnxuất nông nghiệp được kết tinh lại thông qua các cá nhân theo suy nghĩ của tôi có ý nghĩaquan trọng trong khi xem xét hiện tượng di chuyển lao động ở Bắc Việt Nam. Bài viết này trước hết trình bày những quan sát thực địa hiện tượng những người nôngdân đến kiếm việc ở Hà Nội, sau đó trở lại phân tích sự phân bố các nguồn sản xuất ở khu vựcđồng bằng sông Hồng và tỉnh Thanh Hóa, nơi có nhiều người Hà Nội kiếm việc để hiểu đượcvai trò ảnh hưởng của nó lên hiện tượng di chuyển lao động nông thôn – đô thị. II. NHỮNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG THÀNH PHỐ Trong quá trình nghiên cứu về năng động dân số nói chung, người ta phân biệt dichuyển thành phố thành hai loại: di chuyển lâu dài và di chuyển tạm thời. W.Zenlinsky chẳnghạn, phân biệt giữa di chuyển thông thường (conventional migration) như là sự thay đổi chỗ ở(1) Thực ra, người Việt có một lịch sử di cư lâu dài. Quá trình mở mang bờ cõi phía Nam và khai khẩn vùng đất mới ở phíaBắc gắn liều với di chuyển lao động. Sự phát triển đồn điền, hầm mỏ, các khu công nghiệp và quá trình đô thị hóa thời thựcdân cũng tạo ra một làn sóng di chuyển lao động mạnh ở Việt Nam. Xem chẳng hạn Đặng Thu (1993), Li Tara (1996). Bàiviết này, tuy nhiên chỉ tập trung vào di chuyển lao động nông thôn – đô thị từ sau những cải cách kinh tế gần đây. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn26 Biến đổi kinh tế - xã hội.....lâu dài hoặc tương đối lâu dài với di chuyển quay (circalar) có tính chất ngắn hạn, lập lại hoặctheo chu kỳ, nhưng tất cả đều không có ý định thay đổi chỗ ở vĩnh viễn hoặc kéo dài(1971:225 – 26). Trên thực tế, không phải lúc nào người ta cũng tách bạch được giữa hai hình thái này,do đó khái niệm “di chuyển theo mùa vụ” (Seasonal migration), như được dùng đến trongnghiên cứu này, là để chỉ những người sống ở nông thôn di chuyển tới khu vực đô thị để tìmkiếm việc làm trong một thời gian nhất định (từ một vài tuần tới một vài tháng), thường trở vềnhà vào vụ mùa thu hoạch hoặc những dịp đặc biệt nhưng không định cư lâu dài ở thành phố. Trong ngôn ngữ địa phương, không có thuật ngữ chính thức để chỉ hiện tượng này.Thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong các phương tiện thông tin đại chúng và văn kiện Nhànước là “lao động thời vụ” , “lao động ngoại tỉnh”. Người Hà Nội sử dụng từ lóng “cửu vạn”để gọi những người lao động chờ việc trên các chợ lao động. Nơi những người lao động chờbán sức lao động của họ được gọi bằng những từ dân dã như “chợ người”, “chợ lao động”. Như trên đã nói, tài liệu thống kê nhà nước chỉ ra một tỷ lệ rất thấp dòng di chuyểndân cư lâu dài từ nông thôn tới đô thị trong vòng 60 năm qua trong khi năng động dân sốnông thôn - thành thị được xem là có chiều hướng tăng lên gần đây, sự tập trung thảo luậncủa bài viết này do đó hướng vào di chuyển theo thời vụ như là một hiện tượng xã hội, kinh tếvà dân số học. 1. Về những người nông dân lao động theo thời vụ ở Hà Nội Nền tảng của những người từ khu vực nông thôn đến kiếm việc ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biến đổi kinh tế, xã hội và vấn đề di chuyển lao động nông thôn, đô thị ở miền Bắc Việt Nam - Nguyễn Văn ChínhXã hội học thực nghiệm Xã hội học, số 2 - 1997 25BIẾN ĐỔI KINH TẾ - Xà HỘI VÀ VẤN ĐỀ DI CHUYỂN LAO ĐỘNGNÔNG THÔN – ĐÔ THỊ Ở MIỀN BẮC VIỆT NAMNGUYỄN VĂN CHÍNHI. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự có mặt ngày càng đông những người lao động từ khu vực nông thôn tìm kiếm việclàm ở các thành phố là một hiện tượng nổi bật ở các đô thị trong cả nước( 1 ). Riêng ở bài viếtnày, chúng tôi tập trung nghiên hiện tượng di dân ở các tỉnh miền Bắc. Các thảo luận có tính lý thuyết về vấn đề di chuyển nông thôn – đô thị nói chungmang lại cơ sở cho việc xem xét sự xuất hiện ngày càng tăng hiện tượng di chuyển theo mùavụ ở Việt Nam. Rõ ràng chúng ta không thể chối bỏ yếu tố nhà nước trong việc quyết địnhthành công trong việc hạn chế di chuyển nông thôn – đô thị trong quá khứ nhưng lại khôngkiểm soát có hiệu lực dòng di chuyển nông thôn – đô thị gần đây? Sự tranh luận có thể vượtxa hơn vấn đề vai trò Nhà nước đơn thuần tới bối cảnh của một nền kinh tế - xã hội đangtrong quá trình quá độ từ phương thức sản xuất tập thể sang hộ gia đình cá nhân như là hậuquả của các cải cách kinh tế từ giữa những năm 80 tới nay. Do vậy, bài viết của tôi về hiện tượng này nhằm vào việc xem xét vấn đề di chuyểnnông thôn – đô thị gần đây trong mối quan hệ với cấu trúc đang thay đổi của nền sản xuấtnông nghiệp ở Bắc Việt Nam trong đó hộ gia đình nông dân cá thể trở thành đơn vị có ý nghĩaquyết dịnh đến phương thức di chuyển lao động nông thôn – đô thị. Quá trình quyết định dichuyển thực chất là sự phản ánh trung thành việc tổ chức lao động trong các hộ gia đình nôngdân trong điều kiện của một nền kinh tế quá độ. Tác động có tính chất cấu trúc của nền sảnxuất nông nghiệp được kết tinh lại thông qua các cá nhân theo suy nghĩ của tôi có ý nghĩaquan trọng trong khi xem xét hiện tượng di chuyển lao động ở Bắc Việt Nam. Bài viết này trước hết trình bày những quan sát thực địa hiện tượng những người nôngdân đến kiếm việc ở Hà Nội, sau đó trở lại phân tích sự phân bố các nguồn sản xuất ở khu vựcđồng bằng sông Hồng và tỉnh Thanh Hóa, nơi có nhiều người Hà Nội kiếm việc để hiểu đượcvai trò ảnh hưởng của nó lên hiện tượng di chuyển lao động nông thôn – đô thị. II. NHỮNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG THÀNH PHỐ Trong quá trình nghiên cứu về năng động dân số nói chung, người ta phân biệt dichuyển thành phố thành hai loại: di chuyển lâu dài và di chuyển tạm thời. W.Zenlinsky chẳnghạn, phân biệt giữa di chuyển thông thường (conventional migration) như là sự thay đổi chỗ ở(1) Thực ra, người Việt có một lịch sử di cư lâu dài. Quá trình mở mang bờ cõi phía Nam và khai khẩn vùng đất mới ở phíaBắc gắn liều với di chuyển lao động. Sự phát triển đồn điền, hầm mỏ, các khu công nghiệp và quá trình đô thị hóa thời thựcdân cũng tạo ra một làn sóng di chuyển lao động mạnh ở Việt Nam. Xem chẳng hạn Đặng Thu (1993), Li Tara (1996). Bàiviết này, tuy nhiên chỉ tập trung vào di chuyển lao động nông thôn – đô thị từ sau những cải cách kinh tế gần đây. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn26 Biến đổi kinh tế - xã hội.....lâu dài hoặc tương đối lâu dài với di chuyển quay (circalar) có tính chất ngắn hạn, lập lại hoặctheo chu kỳ, nhưng tất cả đều không có ý định thay đổi chỗ ở vĩnh viễn hoặc kéo dài(1971:225 – 26). Trên thực tế, không phải lúc nào người ta cũng tách bạch được giữa hai hình thái này,do đó khái niệm “di chuyển theo mùa vụ” (Seasonal migration), như được dùng đến trongnghiên cứu này, là để chỉ những người sống ở nông thôn di chuyển tới khu vực đô thị để tìmkiếm việc làm trong một thời gian nhất định (từ một vài tuần tới một vài tháng), thường trở vềnhà vào vụ mùa thu hoạch hoặc những dịp đặc biệt nhưng không định cư lâu dài ở thành phố. Trong ngôn ngữ địa phương, không có thuật ngữ chính thức để chỉ hiện tượng này.Thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong các phương tiện thông tin đại chúng và văn kiện Nhànước là “lao động thời vụ” , “lao động ngoại tỉnh”. Người Hà Nội sử dụng từ lóng “cửu vạn”để gọi những người lao động chờ việc trên các chợ lao động. Nơi những người lao động chờbán sức lao động của họ được gọi bằng những từ dân dã như “chợ người”, “chợ lao động”. Như trên đã nói, tài liệu thống kê nhà nước chỉ ra một tỷ lệ rất thấp dòng di chuyểndân cư lâu dài từ nông thôn tới đô thị trong vòng 60 năm qua trong khi năng động dân sốnông thôn - thành thị được xem là có chiều hướng tăng lên gần đây, sự tập trung thảo luậncủa bài viết này do đó hướng vào di chuyển theo thời vụ như là một hiện tượng xã hội, kinh tếvà dân số học. 1. Về những người nông dân lao động theo thời vụ ở Hà Nội Nền tảng của những người từ khu vực nông thôn đến kiếm việc ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xã hội học Biến đổi kinh tế Biến đổi xã hội Vấn đề di chuyển lao động Di chuyển lao động nông thôn Di chuyển lao động đô thịGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Phần 1 - Phạm Văn Quyết
123 trang 464 11 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 266 0 0 -
Tiểu luận 'Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội'
20 trang 181 0 0 -
Giới thiệu lý thuyết xã hội học Curriculum - Nguyễn Khánh Trung
0 trang 173 0 0 -
Giáo trình Nhập môn xã hội học: Phần 1 - TS. Trần Thị Kim Xuyến
137 trang 150 1 0 -
Biến đổi trong hoạt động kinh tế của người Cơ ho ở tỉnh Lâm Đồng từ đổi mới đến nay
19 trang 117 0 0 -
TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
40 trang 115 0 0 -
Tiểu luận: Giới thiệu khái quát về điều tra xã hội học
42 trang 113 0 0 -
Một số đặc điểm của Giáo phận Thái Bình
17 trang 105 0 0 -
195 trang 104 0 0