Trong thực tế giao thiệp, cũng như khi tiếp xúc với các tác phẩm văn chương, người ta rất dễ quan liêu, tức là mặc sức cho những ấn tượng ban đầu thao túng, từ đó, tạo nên những huyền thoại, kể cả huyền thoại về những con người được xem là tốt, lẫn những con người bị gán cho đủ mọi thói xấu. Và việc lật lại các huyền thoại bao giờ cũng mang trong nó tính chất một cuộc thể nghiệm, cần được trao đổi nghiêm chỉnh . ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BIỆN HỘ CHO XUÂN TÓC ĐỎ Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ BIỆN HỘ CHO XUÂN TÓC ĐỎ Trong thực tế giao thiệp, cũng như khi tiếp xúc với các tác phẩm văn chương, ngườita rất dễ quan liêu, tức là mặc sức cho những ấn tượng ban đầu thao túng, từ đó, tạo nênnhững huyền thoại, kể cả huyền thoại về những con người được xem là tốt, lẫn những conngười bị gán cho đủ mọi thói xấu. Và việc lật lại các huyền thoại bao giờ cũng mang trongnó tính chất một cuộc thể nghiệm, cần được trao đổi nghiêm chỉnh . Sự trùng hợp kỳ lạ Trong chương mở đầu Số đỏ, Vũ Trọng Phụng có đoạn tả lại cái cảnh Xuân đi xembói, và khi ông thày bảo khai ngày sinh tháng đẻ, thì nhân vật này- tạm gọi là nó như VũTrọng Phụng thường gọi- đáp lại gọn lỏn ”Hai mươi lăm tuổi đấy bố ạ. Tháng mười, ngàyrằm, giờ gà lên chuồng”. Trong cuộc hội thảo vào dịp kỷ niệm 80 năm ngày sinh Vũ TrọngPhụng (10—2002), nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải có một tham luận (1) phát hiện rasự liên hệ thú vị: những con số nói trên liên quan đ ến người đã tác thành ra nhân vật chínhcủa Số đỏ. Tức ngày sinh tháng đẻ của Vũ Trọng Phụng cũng là ngày sinh tháng đẻ củaXuân. Cho đến ngoại hình của tác giả cũng có những nét của nhân vật. Không cần là ngườithạo tử vi, chỉ theo lẽ thường mà suy, người ta đã có thể nghĩ: giữa nhân vật chính của Sốđỏ và tác giả như vậy là có một mối duyên nợ kỳ lạ. Nhân vật không còn là một thứ chúngsinh bình thường, một thứ công cụ để ông trình bày tấn trò đời. Mà phải nói cái anh chàngmà ông thác sinh ra đó có một mối quan hệ ri êng với ông, nó là một phần con người cuảông. Đây là loại nhân vật có lô - gích nội tại, có quy luật phát triển riêng; sau khi đã đẻ ranó, nhà văn không thể đứng từ một khoảng cách rất xa để tuỳ tiện điều khiển, mà phảinhập thân vào nó, coi nó như người có thật, tìm hiểu, lắng nghe, đối thoại với nó. Đến lượtmình, người đọc cũng phải có cách nghĩ khác về Xuân. Lâu nay khi b àn về một con người,hoặc nhân vật của một tác phẩm văn học, ở ta có một thói quen là cố tìm cách sắp xếp xemnhân vật hay con người đó thuộc vào dạng tích cực hay tiêu cực, được tác giả đưa biểudương hay phê phán. Với Xuân, người ta có thêm cơ hội để gắng đi tới một hệ thống phânloại cận nhân tình hơn. Việc tìm ra và xác định rõ cái chất người ở Xuân đòi hỏi một cái nhìncởi mở, vượt qua mọi thành kiến mà hàng ngày ta không để ý. Chưa hẳn đã là lưu manh thứ thiệt Cái danh hiệu ”quý hoá” mà nhiều người nghĩ tới và không ngần ngại gán cho Xuântóc đỏ gói gọn lại trong hai tiếng lưu manh. Theo cách hiểu thông thường, nhân vật lưumanh thường là loại người sống bên lề xã hội; lưu manh đồng nghĩa với những gì xấu xa:hư hỏng, lừa bịp, dối trá. Như vậy, Xuân bị gán cho những tội vạ nặng nề nhất. Thậm chí cóthể nói, trong tâm trí của nhiều người, ngay đến Chí Phèo suốt ngày say khướt và mang mọingười ra chửi, sẵn sàng gây vạ cho cả làng Vũ Đại, xem ra còn có gì đó dễ chấp nhận hơn làXuân tóc đỏ. Thành kiến này, cố nhiên, có cái lý riêng của nó. Chính tác giả đã sớm tóm tắtcho người đọc biết trước mặt họ là một con người hoàn toàn vô giáo dục (câu đầy đủ trongnguyên văn như sau:”Cảnh ngộ tạo nó nên một đứa hoàn toàn vô giáo d ục, tuy nó tinh quái www.hoc360.vn Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJlắm thạo đời lắm”). Đúng là trong suốt cuốn truyện, Xuân có làm vài việc dễ gây phản cảm.Nhưng Xuân không hoàn toàn hư hỏng như người ta thường nhầm và khái quát một cáchvội vã. Trong cách ăn nói và trước tiên là cách nghĩ của Xuân không có dấu hiệu của sự hènmọn, đểu giả (2). Thứ nữa, một thói xấu thuộc loại khó chấp nhận nhất của lưu manh làlười biếng, không chịu làm việc thì Xuân không mắc. Khi tham gia vào việc phục vụ các bàcác cô ở tiệm Âu hoá, cũng như khi trở thành nhân vật của giới thể thao quốc gia, nó chỉlàm những việc mà nó thông thạo và có năng khiếu. (3) Rồi khi ngẫu nhiên tham gia vàoviệc chữa bệnh cho ông già tám mươi tuổi thân sinh của cụ cố Hồng, nó đâu có tự đứng rakhoác lác, chẳng qua bị giới thiệu là sinh viên trường thuốc với ông đốc thì nhận tràn đi, màkhông cải chính, thế thôi; cũng như cái việc chữa cho ông cụ bằng thuốc thánh xin ở đềnBia, thì đó là do thói quen mà làm, chứ không thể nói Xuân cố tình bịp bợm. Chung quanh hai chữ lưu manh, cùng lúc tồn tại những cấp độ ý nghĩa khác nhau.Đúng là nói tới lưu manh, người ta nghĩ ngay tới những hành động cụ thể. Nhưng trong sựgiao tiếp hàng ngày, lưu manh còn được dùng với nghĩa sâu sắc hơn. Đó là tinh thần khinhrẻ đồng loại, bỏ qua những chuẩn mực thông thường, bất cần, nổi loạn. Đứng đằng sau cáchành động lưu manh thường là một triết lý có màu sắc hư vô: Chúa đã chết, chẳng còn cógì là lương tâm thiêng liêng nữa, và cái gì con người ta cũng có quyền làm. Bởi vậy, khôngchỉ thấy ở dân vô học mà trong nhiều trường ...