Danh mục

Biểu tổng hợp thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam năm 2023 - 2024

Số trang: 594      Loại file: pdf      Dung lượng: 15.10 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuốn sách “Biểu tổng hợp thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) năm 2023 - 2024” được biên soạn nhằm giúp các đơn vị, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm hiểu về lộ trình cắt giảm thuế của Việt Nam dành cho các bên tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); được sự đồng ý của Bộ Tài chính, Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính) đã tổng hợp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biểu tổng hợp thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam năm 2023 - 2024 LỜI NÓI ĐẦU Kể từ khi chính thức có hiệu lực vào ngày 1-1-2022, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khuvực (RCEP) được kỳ vọng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động thương mại - đầu tư trong và ngoài khu vựcĐông Nam Á. Việc RCEP có hiệu lực sẽ tạo động lực mới cho xu hướng hợp tác khu vực và nâng caovai trò trung tâm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Việc ký kết RCEP đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam.Được đánh giá là một trong những quốc gia nhận được nhiều lợi ích từ RCEP bởi hầu hết những nướctham gia vào RCEP đều có nhu cầu nhập khẩu những mặt hàng thuộc thế mạnh của Việt Nam nhưnông, thủy sản, Việt Nam có được nhiều cơ hội và lợi ích kinh tế cả trong ngắn hạn cũng như dài hạn:tiếp cận dễ dàng hơn tới các thị trường đầu tư và xuất khẩu của ASEAN và các đối tác; mở ra cơ hộiđẩy mạnh xuất - nhập khẩu hàng hóa rẻ hơn (là đầu vào cho sản xuất) và máy móc thiết bị có côngnghệ hiện đại phù hợp; tham gia vào mạng lưới chuỗi giá trị và sản xuất khu vực; cắt giảm chi phí giaodịch và hưởng môi trường kinh doanh thân thiện hơn… Cơ hội tăng tốc thu hút đầu tư từ các nướcthành viên RCEP sẽ lớn hơn, nhất là khi Việt Nam đang nỗ lực xây dựng nhiều cơ chế, chính sáchvượt trội để đón đầu dòng vốn đầu tư đang dịch chuyển. Ngoài ra, việc thực thi RCEP cũng tạo nênkhuôn khổ pháp lý ràng buộc trong khu vực về chính sách thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mạiđiện tử..., tạo ra sân chơi công bằng trong khu vực. Ngày 30/12/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 129/2022/NĐ-CP quy định thuế suấtthuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực(RCEP) giai đoạn 2022 - 2027 và điều kiện được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theoHiệp định này. Với mong muốn giúp các đơn vị, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm hiểu về lộ trình cắt giảm thuếcủa Việt Nam dành cho các bên tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); đượcsự đồng ý của Bộ Tài chính, Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính) đã tổng hợp, biên soạn cuốn sách“Biểu tổng hợp thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tácKinh tế toàn diện khu vực (RCEP) năm 2023 - 2024”. Trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH -3--4- MỤC LỤC TrangNghị định số 129/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ về Biểu thuế nhập khẩuưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vựcgiai đoạn 2022 -2027 7Biểu tổng hợp thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam dành cho các bênđể thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) năm2023 - 2024 11 -5--6- CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 129/2022/NĐ-CP Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2022 NGHỊ ĐỊNH BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT CỦA VIỆT NAM ĐỂ THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC GIAI ĐOẠN 2022 - 2027 Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 06 tháng 4 năm 2016; Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Luật Điều ước quốc tế ngày 09 tháng 4 năm 2016; Để thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01năm 2022; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Chính phủ ban hành Nghị định Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiệnHiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực giai đoạn 2022 - 2027. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiệnHiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giai đoạn 2022 - 2027 và điều kiện được hưởngthuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định này. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Người nộp thuế theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 2. Cơ quan hải quan, công chức hải quan. 3. Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Điều 3. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 1. Ban hành kèm theo Nghị định này các Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam đểthực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực giai đoạn 2022 - 2027 (thuế suất thuế nhậpkhẩu ưu đãi đặc biệt áp dụng sau đây gọi là thuế suất RCEP), bao gồm: Phụ lục A: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt dành cho các nước ASEAN theo quy định tạikhoản 2 Điều 4 và Điều 5 Nghị định này; Phụ lục B: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt dành cho Ôt-xtrây-lia; Phụ lục C: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt dành cho Trung Quốc; Phụ lục D: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt dành cho Nhật Bản; Phụ lục E: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt dành cho Hàn Quốc; Phụ lục F: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt dành cho Niu Di-lân. 2. Cột “Mã hàng” và cột “Mô tả hàng hóa” tại các Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định nàyđược xây dựng trên cơ sở Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và chi tiết theo cấp mã8 số hoặc 10 số. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: