Danh mục

Biểu tượng 'rồng' và một số biến đổi trong nhận thức của giới trẻ Việt Nam hiện nay

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 427.88 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Rồng là một biểu tượng văn hóa có độ phổ biến trên thế giới và đồng thời Rồng cũng là biểu tượng cao đẹp trong đời sống văn hóa người Việt. Việc nghiên cứu và tìm hiểu về biểu tượng Rồng Việt sẽ góp phần tìm hiểu đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc, cũng như quá trình giao lưu, hội nhập, hội tụ của các lớp văn hóa. Bài viết "Biểu tượng “rồng” và một số biến đổi trong nhận thức của giới trẻ Việt Nam hiện nay" đưa ra được bức tranh cụ thể và đầy đủ về sự phát triển ý nghĩa của biểu tượng Rồng trong tư duy văn hóa của con người Việt Nam, từ ý nghĩa văn hóa ban đầu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biểu tượng “rồng” và một số biến đổi trong nhận thức của giới trẻ Việt Nam hiện nay KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 BIỂU TƢỢNG “RỒNG” VÀ MỘT SỐ BIẾN ĐỔI TRONG NHẬN THỨC CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY Lâm Thị Thanh Xuân, Đặng Thu Thảo, Lớp K60B, Khoa Việt Nam học GVHD: ThS. Đỗ Phương Thảo Tóm tắt: Song song tồn tại và phát triển cùng tiếng nói và chữ viết, con người còn có một loại ngôn ngữ đặc biệt, đó là ngôn ngữ biểu tượng. Rồng là một biểu tượng văn hóa có độ phổ biến trên thế giới và đồng thời Rồng cũng là biểu tượng cao đẹp trong đời sống văn hóa người Việt. Việc nghiên cứu và tìm hiểu về biểu tượng Rồng Việt sẽ góp phần tìm hiểu đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc, cũng như quá trình giao lưu, hội nhập, hội tụ của các lớp văn hóa. Khác với nghiên cứu biểu tượng trong trạng thái tĩnh tại, nghiên cứu và giải mã biểu tượng Rồng trong trạng thái vận động biến đổi cùng thời gian sẽ cho ta thấy sự phát triển ý nghĩa của biểu tượng qua từng thời kì, đồng thời thấy được sự ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa xã hội đã chi phối thế nào đến ý nghĩa của biểu tượng, tạo ra các mối tương quan so sánh thú vị. Từ khóa: Rồng, biểu tượng, văn hóa, ngôn từ, uy quyền, may mắn. I. MỞ ĐẦU Trong quá trình phát triển của mình, con người đã sáng tạo ra văn hóa. Văn hoá thể hiện qua nhiều cách thức, nhiều phương tiện, trong số đó, ngôn ngữ là phương tiện quan trọng thể hiện văn hoá. Nhờ có ngôn ngữ, con người có thể truyền tải những ý tưởng, suy nghĩ của mình để tạo nên thế giới vật chất và tinh thần đầy sống động. Qua đó ta có thể thấy mối liên hệ khăng khít của bộ ba tư duy – ngôn ngữ – văn hóa, đây là một hướng nghiên cứu văn hóa có tính toàn diện với mức độ khái quát lớn, vì vậy khi chọn nghiên cứu về văn hóa chúng tôi đã chọn hướng đi này cho bài nghiên cứu của mình. Song song tồn tại và phát triển cùng tiếng nói và chữ viết, con người còn có một loại ngôn ngữ đặc biệt, đó là ngôn ngữ biểu tượng. Theo nhiều nhà nghiên cứu, biểu tượng như là đơn vị cơ bản trong cấu trúc của văn hóa, là hạt nhân di truyền xã hội và quan trọng hơn đó là nó sinh ra nhờ năng lực biểu tượng hóa của con người, vì vậy mà người ta ngày càng tìm cách giải mã ngôn ngữ biểu tượng, vừa để mở rộng trường nhận thức, khám phá ra những giá trị văn hoá truyền thống còn chìm khuất trong lòng đời sống cộng đồng - xã hội, vừa nhằm làm chủ một loại hình ngôn ngữ đặc biệt mà ta mới bắt đầu khẳng định sức mạnh của nó. Rồng là một biểu tượng văn hóa có độ phổ biến trên thế giới và đồng thời Rồng cũng là biểu tượng cao đẹp trong đời sống văn hóa người Việt. Việc nghiên cứu và tìm hiểu về biểu tượng Rồng Việt sẽ góp phần tìm hiểu đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc, cũng như quá trình giao lưu, hội nhập, hội tụ của các lớp văn hóa. Từ đầu thế kỉ XX đến nay, nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm về đề tài “Rồng Việt”. Song phần lớn các công trình đi trước mới nghiên cứu biểu tượng Rồng trong trạng thái tĩnh, chưa có nhiều công trình đi theo hướng so sánh liên ngành hoặc nhìn biểu tượng Rồng trong cái nhìn lịch đại. Đây là lí do chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Biểu tượng ngôn từ Rồng và một số biến đổi trong nhận thức của giới trẻ Việt Nam hiện nay” với mong 417 KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 muốn đưa ra được bức tranh cụ thể và đầy đủ về sự phát triển ý nghĩa của biểu tượng Rồng trong tư duy văn hóa của con người Việt Nam, từ ý nghĩa văn hóa ban đầu. Chúng tôi hi vọng sẽ mang lại những kết quả thú vị góp phần nhỏ vào việc tìm hiểu và nghiên cứu những hàm ẩn sâu xa trong thế giới biểu tượng, đồng thời đem lại hướng đi mới trong nghiên cứu đời sống văn hóa của mỗi dân tộc nói chung, của dân tộc Việt nói riêng. II. NỘI DUNG CHƢƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG 1. Biểu tượng và sự chuyển hóa của biểu tượng Biểu tượng là ngôn ngữ của cảm xúc, của niềm tin được hình thành nên từ quá trình sống, lao động của con người. Có nhiều nguồn tư liệu cho ta những khái niệm về biểu tượng khác nhau, nhìn chung chúng gợi cho ta hình ảnh cầu nối giữa thế giới thực tại và thế giới ý niệm của con người. Như vậy, trình bày một biểu tượng là trình bày những kích thích, cảm nhận hơn là những kiến thức chúng ta có được về sự vật, hiện tượng đó. Tựu trung lại, biểu tượng là một sự vật cụ thể, một gợi mở giúp chúng ta vượt qua dáng vẻ bên ngoài để tìm ý nghĩa ẩn kín, thiêng liêng bên trong. Tìm hiểu về biểu tượng cũng là sự nỗ lực của con người muốn vươn tới việc “giải mã” các lớp ý nghĩa trong nhận thức. Cuộc sống luôn luôn vận động, biến đổi khôn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: