Danh mục

Biểu tượng Tháp Chàm trong thơ Chăm đương đại

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 87.13 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một trong những điểm làm nên nét độc đáo của thi ca Chăm đương đại là việc sử dụng một hệ thống biểu tượng phong phú, giàu bản sắc Chăm, trong đó nổi bật là biểu tượng Tháp Chămpa (Tháp Chàm). Đây là biểu tượng hoàn mỹ nhất của văn hóa Chăm, vừa thấm đẫm màu sắc tôn giáo tín ngưỡng Chăm, vừa là minh chứng cho lịch sử - nền văn minh Chăm, vừa giàu giá trị thẩm mỹ Chăm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biểu tượng Tháp Chàm trong thơ Chăm đương đạiJOURNAL OF SCIENCE OF HNUESocial Sci., 2016, Vol. 61, No. 5, pp. 80-84This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1067.2016-0063BIỂU TƯỢNG THÁP CHÀM TRONG THƠ CHĂM ĐƯƠNG ĐẠITrần Hoài NamKhoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Một trong những điểm làm nên nét độc đáo của thi ca Chăm đương đại là việcsử dụng một hệ thống biểu tượng phong phú, giàu bản sắc Chăm, trong đó nổi bật là biểutượng Tháp Chămpa (Tháp Chàm). Đây là biểu tượng hoàn mĩ nhất của văn hóa Chăm,vừa thấm đẫm màu sắc tôn giáo tín ngưỡng Chăm, vừa là minh chứng cho lịch sử - nền vănminh Chăm, vừa giàu giá trị thẩm mĩ Chăm.Từ khóa: Tháp Chàm, biểu tượng, Chămpa.1.Mở đầuTrong hệ thống văn hóa vật thể Chăm, Tháp Chàm kết tinh mọi tinh hoa của văn minhChàm. Trải qua những bước thăng trầm của cõi vô thường, tháp Chàm trở thành biểu tượng củadân tộc Chăm. Qua tháp, người ta có thể thấu nhận lịch sử, thấu nhận số phận dân tộc Chăm. Cấtgiấu số phận dân tộc Chăm, vẻ đẹp, sự linh thiêng của thánh địa huyền miên, tháp Chàm luôn lànỗi ám ảnh của mỗi thi nhân. Có thể khẳng định, không nhà thơ người Chăm đương đại nào khôngviết về niềm tự hào – Tháp Chàm – của dân tộc họ.Tuy nhiên, cũng như nền văn học của các dân tộc ít người khác, nền văn học Chăm đươngđại mặc dù đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nhưng việc nghiên cứu tìm hiểu nó vẫn chưa đượcquan tâm đúng mức. Trong số gần 100 nhà thơ Chăm có tác phẩm đăng trên các số Tagalau (diễnđàn văn học Chăm đương đại) và Tuyển tập Văn học Chăm hiện đại (tập 1) [9], gần như chỉ duynhất một người được quan tâm – nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình văn học, nhà văn hóa Chăm Inrasara. Có rất nhiều luận văn, khóa luận, đề tài báo cáo khoa học, bài báo. . . viết về thơ Inrasara.Trong đó, vấn đề “Tháp Chàm” trong thơ ông thường được nhắc đến như một “hình ảnh” (luậnvăn Thơ Inrasara – Trần Xuân Quỳnh - Trường Đại học Đà Lạt, luận văn Inrasara – từ quan niệmđến phong cách – Trần Hoài Nam – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) đôi lúc là một “biểu tượng”(luận văn Đặc điểm nghệ thuật thơ Inrasara – Nguyễn Thị Thủy - Đại học Huế - Trường Đại họcSư phạm). Theo chúng tôi, điều này có phần thỏa đáng cho những đóng góp không hề nhỏ củaInrasara cho nền văn học Chăm nói riêng và cho nền văn học cả nước nói chung nhưng nhìn ở gócđộ khác thì có phần chưa công bằng đối với các nhà thơ Chăm đương đại khác – những người đangcùng Inrasara làm nên bản sắc của nền văn học dân tộc này.Ngày nhận bài: 5/1/2016. Ngày nhận đăng: 22/5/2016Liên hệ: Trần Hoài Nam, e-mail: tranhoainam160982@gmail.com80Biểu tượng tháp Chàm trong thơ Chăm đương đại2.Nội dung nghiên cứuNếu tính hình tượng là nét đặc thù của văn học thì biểu tượng văn học chính là một kí hiệuthể hiện phương thức tư duy cũng như tính sáng tạo của nhà văn. “Những biểu tượng do con ngườisáng tạo ra là chiếc chìa khoá kì diệu của văn hoá nhân loại. Nắm được chìa khoá có thể nắm bắtđược tất cả sự bí mật của văn hoá con người” (L. White). Vì vậy, tiếp cận và giải mã biểu tượnglà con đường hấp dẫn để đi sâu vào thế giới nghệ thuật. Hơn nữa, việc giải mã biểu tượng còn cóchức năng kết nối, truyền dẫn với/tới văn hóa, bởi xét đến cùng, biểu tượng chính là văn hoá. Trongbài viết này, trên cơ sở lí luận về biểu tượng, chúng tôi đi vào giải mã biểu tượng tháp Chăm trongthơ ca Chăm đương đại.Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có một nền văn hóa đặc sắc riêng. Dân tộc Chăm cũngtừng có một nền văn hóa vật thể cũng như phi vật thể rực rỡ trong lịch sử. Dấu tích nền văn hóavĩ đại đó còn lại là những thánh địa Mỹ Sơn, tháp Chămpa,... hững lễ tẩy trần, lễ hội Katê, nhữngtiệc tùng Shiva,... những điệu múa Apsara, tiếng trống ginang, tiếng kèn xaranai, những trang thơGlơng Anak, Pauh Catwai... Có bao nhiêu điều để những đứa con Chăm nói về văn hóa Chăm mộtcách tự hào. Trong đó, nói đến nền văn hóa vật thể Chăm trước hết là phải nhắc đến Tháp Chămpa– Một biểu tượng tuyệt đẹp cho con người và văn hóa Chăm.Lịch sử xây dựng các đền tháp Champa kéo dài từ cuối thế kỉ thứ 7 đến đầu thế kỉ 17. ThápChămpa được coi như công trình lịch sử vĩ đại mang tầm thế giới. Quần thể kiến trúc đượcxâydựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm lấy từ đất địa phương, phía trên mở rộng và thon vút hình bônghoa. Mặt bằng tháp đa số là hình vuông có không gian bên trong chật hẹp thường có cửa duy nhấtmở về hướng Đông (hướng Mặt Trời mọc). Trần được cấu tạo vòm cuốn, trong lòng tháp đặt mộtbệ thờ thần bằng đá. Nghệ thuật chạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim muông, vũ nữ,thần thánh thể hiện trên mặt tường ngoài của tháp. Các viên gạch liên kết với nhau rất rắn chắc,bền vững tới hàng chục thế kỉ. Tháp Chăm không chỉ có giá trị về mặt kiến trúc, về mặt du lịch màlà một điểm tựa sâu, một biểu tượng tinh thần tiêu biểu của dân tộc Chăm.Nhắc đến Champa là phải nói đến tháp Chăm cũng như nhắc đến Ai Cập là phải nói đếnKim Tự Tháp, hay nhắc đến nước Pháp ...

Tài liệu được xem nhiều: