Thông tin tài liệu:
Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Văn học Chăm" tiếp tục trình bày nội dung về: Văn học viết Chăm; Thơ ca trữ tình Chăm; Văn học Chăm hiện đại; Thư mục tư liệu văn học Chăm;... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết cuốn sách tại đây!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu văn học Chăm: Phần 2
VĂ N HỌC CHĂM
C hương III
VĂN HỌC VIÉT CHĂM
III. 1. AKAYET - S Ử THI
Ngay từ thời tiền sử, Ấn Độ đã có những giao
lưu quan trọng với Đông Nam Á. Từ nhu cầu phát
triển kinh tế đến những bất an, xáo động của thòi
cuộc, tù cuộc thiên di khổng lồ vào thế kỉ thứ III,
nhân cuộc chinh phục đổ máu đất Kalinga thời Acoka
Nhà Maurya - Án Độ đến các thời kì chuyển di của
các giáo phái Phật giáo sau khi bị đánh bật khỏi đất
Ấn, phải tìm đường bành trướng ra phương Đ ông...
Tất cả những sự kiện trên đan bện với nhau, kéo theo
sau chúng dòng văn hóa Án nói chung và văn chương
Phạn ngữ nói riêng nhập địa Đông Nam Á.
Tuy nhiên, sự giao lưu không hẳn chỉ xảy ra một
chiều tò Tây sang Đông. Dân Indonesia, thông thạo
nghề biển, có thể đã đến Ẩn Độ khá đông như người
An Độ đến Đông Nam Á. Và sau một thời gian dài
trao đôi qua lại, Đông Nam Á trải qua một biến động
136
V Ã N HỌC CHĂM
lớn lao để rồi đầu thế kỉ thứ II Tây lịch, ảnh hưởng
của Ấn Độ bắt đầu lan rộng ở Đông Nam Á.
Như thế, Champa, sinh sống dọc miền duyên hải
Biển Đông của Việt Nam ngày nay, cũng đã nhận
được những ảnh hưởng quan trọng tù phía Ấn Độ.
Nhà sử học Henri Maspéro đã xác định rằng, khoảng
năm 380, Bhadravarman, vị vua Champa có tên khắc
trên bia đá ở Quảng Nam, đấ dựng đền thờ thần Shiva
Bhadresvara ở M ĩ Sơn. Sự kiện này chứng tỏ là Bà-
la-môn giáo trước đó đã ăn rễ sâu vào mảnh đất này.
Phật giáo Nguyên thủy chỉ đến vài thế kỉ sau nhưng
rồi lại mất ảnh hưởng ít lâu sau đó trước sức ép quá
lớn của giáo phái Brahma.
Dù là Phật giáo hay Bà-la-môn giáo, trong suổt
quá trình hình thành và phát triển của chúng, thứ
ngôn ngữ chuyên chở giáo lí này - Sanskrit và Pâli -
vẫn để lại một dấu ấn rất đậm nét trong ngôn ngữ của
người bản địa.
Nhận xét sau đây của sử gia G.D. Hall cho
chúng ta một cái nhìn khái quát:
“Ấn giáo là tôn giáo của giai cấp quý tộc, nên
không thu được lớp bình dân đại chúng. Tập quán
bản xứ vẫn tiếp tục phát triển song song với tập quán
Ấn. Mãi đến mấy thế kỉ sau, khi Phật giáo Nguyên
137
V Ă N HỌC CHĂM
thủy Theravada và Hồi giáo nhập địa và được truyền
bá như một tôn giáo bình dân, những ảnh hưởng
ngoại lai này mới thật sự va chạm với nếp sống người
dân quê. Đen khi ấy, cả hai tôn giáo mới hòa mình
vào nền văn hóa bản xứ rồi biến thể sâu đậm (...)■ Và
khi mà thổ ngữ không đủ hiệu lực để diễn tả những ý
tưởng mới này, thuật ngữ Ẩn có đường tiến thủ”
( II.A J 3 .p . 37).
Trước tiên, ngôn ngữ và văn minh Ấn chỉ ảnh
hưởng đến đời sống sinh hoạt ở thượng tầng cơ cấu
của tổ chức xã hội mà Bà-la-môn giáo là đại diện độc
quyền. Giới thượng lưu Chăm suy tư và viết bằng
tiếng Phạn. Nên có thể nói gần như toàn bộ văn bia kí
Chăm từ thế kỉ XVI trở về trước được viết bằng chữ
Phạn, và ảnh hưởng bởi Phạn ngữ.
Nhưng sau khi đế quốc Ấn Độ (từ thế kỉ XI, và
nhất là vào thế kỉ XV) kiệt quệ bởi sự đánh phá và
chiếm đóng của quân đội Hồi giáo thì ảnh hưởng của
văn hóa Ấn cũng suy dần ở khắp vùng Đông Nam Á.
Vương quốc Champa, trong quãng thời gian đó, chỉ
quan hệ giao lưu với các nước trong khu vực ở phía
Nam mà các sự kiện lớn được ghi nhận là vào cuối
thế kỉ XIII và đầu thế kỉ XIV, Jaya Simhavarman III
(tức Chế Mân) cưới công chúa Nhà Trần là Huyền
Trân và công chúa Java là Tapasi. Vào thời điểm này,
138
VĂ N HỌC CHĂM
Champa cũng đă kết hợp với Đại Việt và Java tạo
thành một liên minh quân sự chống đế quốc Mông -
Nguyên (II.A.57.p. 45-47). Việc Ppo Kabrah (1460-
1494) cưới một công chúa Mã Lai, sứ mạng quân sự
và tôn giáo của hai hoàng tó Mã Lai ở đất Champa
vào cuối thế kỉ XVI, hay sự kiện Ppo Rome (1627-
1651) sang Kelantan tìm hiểu giáo lí Hồi giáo Mã Lai
và tác động của n ó... (II.A.4.p. 19-27) nói lên mối
quan hệ mật thiết của Champa với các nước trong
khu vực.
Đấy là những điều kiện thuận lợi cho hạt giống
văn hóa tư tưởng Hồi giáo nảy mầm và phát triển
trong một đất nước đang suy yếu này. Để không lâu
sau đó, khoảng cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVII
(II.B.3.p. 43), văn hóa Hồi giáo đã chiếm lĩnh một vị
trí quan trọng ở Champa. Và vì Hồi giáo là tôn giáo
mang tính đại chúng nên tư tưởng của nó đà có những
ảnh hưởng sâu đậm đến nhiều tầng lớp của xã hội.
Có thể nói văn học Chăm, sau thời kì suy tàn
của văn bia kí, ít nhiều cũng mang dấu ấn của tôn
giáo Islam.
Nguyễn Tấn Đắc nhận định đại ý là, cả vùng
Đông Nam Á nói chung, bộ phận văn học bằng tiếng
vay mượn chiếm ưu thế nhưng sau đó nhường cho văn
học bằng tiếng dân tộc (II.A. 10.tr. 12). Văn học Chăm
139
VÃ N HỌC CHĂM
cũng không đi ra ngoài thông lệ ấy. Cho nên, chỉ đến
thế kỉ XVII, với sự xuất hiện của Sử thi Dewa Mimo
và các thi phẩm tiếp theo sau đó, văn học dân tộc mói
thật s ự có CO hội đ ể nói lên tiếng nói của mình.
Mặc ...