Biểu tượng thiên nhiên trong Quốc Âm thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi tập từ góc nhìn văn hóa
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 283.33 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày phân tích một số biểu tượng thiên nhiên trong Quốc âm thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi tập, so sánh sự tương đồng và khác biệt trong nghệ thuật xây dựng các biểu tượng thiên nhiên, lý giải từ tư tưởng thời đại và phong cách cá nhân của các tác giả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biểu tượng thiên nhiên trong Quốc Âm thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi tập từ góc nhìn văn hóa TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 7/2016 67 BIỂU TƯỢNG THIÊN NHIÊN TRONG QUỐC ÂM THI TẬP V0 BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI TẬP TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA Phạm Thị Huyền Trang1 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Trong bài viết này, chúng tôi phân tích một số biểu tượng thiên nhiên trong Quốc âm thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi tập, so sánh sự tương đồng và khác biệt trong nghệ thuật xây dựng các biểu tượng thiên nhiên, lý giải từ tư tưởng thời đại và phong cách cá nhân của các tác giả. Từ khóa: Quốc âm thi tập, Bạch Vân quốc ngữ thi tập, biểu tượng thiên nhiên. 1. MỞ ĐẦU Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm là hai tác giả lớn không chỉ trong văn học trung đại mà đối với cả nền văn học Việt Nam. Nếu như Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi - tác phẩm mở đầu đã là đỉnh cao của thơ Nôm trung đại, thì Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một cột mốc quan trọng trong quá trình vận động và phát triển thơ Nôm Đường luật ở nước ta. Vấn đề nhìn nhận hai tác giả ở thế đối chiếu với nhau khi xây dựng hệ thống biểu tượng nghệ thuật thiên nhiên trong hai tập thơ Nôm kiệt tác Quốc âm thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi tập giúp chúng ta đưa ra những kết luận sâu sắc hơn về sự cống hiến của hai tác giả đối với tiến trình văn học dân tộc. Từ trước tới nay, có nhiều quan điểm khác nhau về thuật ngữ “biểu tượng”. Việc cắt nghĩa, giải nghĩa các biểu tượng không phải là việc dễ dàng, bởi mỗi biểu tượng đều có nội hàm mở. Pêtit Larousse (1993) quan niệm: “Biểu tượng là một dấu hiệu ám ảnh, con vật hay đồ vật biểu thị một điều trừu tượng; nó là hình ảnh cụ thể của một sự vật hay một điều gì đó”. Trong cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Jean Chevalier - Alain Gheerbrant cho rằng: “Biểu tượng được dùng với những biến đổi đáng kể về ý nghĩa và chú ý nhiều ở ý nghĩa tượng trưng” [2, tr. 268]. Như vậy chúng ta có thể rút ra một số kết luận về biểu 1 Nhận bài ngày 26.06.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 20.08.2016 Liên hệ tác giả: Phạm Thị Huyền Trang; Email: pthtrang@daihocthudo.edu.vn 68 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI tượng: Thứ nhất, biểu tượng là nấc thang cao nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính. Cùng với cảm giác và tri giác, biểu tượng làm nền cho giai đoạn nhận thức lí tính về sau, góp phần quan trọng để nhận thức về thế giới khách quan. Thứ hai, biểu tượng bao giờ cũng bao gồm hai bình diện là cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Trong đó, cái biểu đạt luôn luôn lớn hơn cái được biểu đạt. Thứ ba, biểu tượng mang đậm màu sắc tâm linh, mang tính dân tộc, tính thời đại. Việc giải mã các biểu tượng sẽ góp phần không nhỏ trong việc chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật của tác phẩm. 2. NỘI DUNG 2.1. Biểu tượng thiên nhiên trong Quốc âm thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi tập Thiên nhiên là đề tài quen thuộc, nguồn cảm hứng bất tận, suối nguồn không bao giờ vơi cạn của thi ca nhân loại. Đặc biệt, với tâm thức thời trung đại, con người xem mình là một tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ. Họ quan niệm “thiên nhân hợp nhất” cho nên giữa con người và tự nhiên có sự cộng hưởng, hòa đồng. Những tao nhân mặc khách sống an bần lạc đạo giữa thiên nhiên để chiêm nghiệm về vũ trụ, cuộc đời. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thiên Thụ đã nhận định: “Với Nguyễn Trãi cũng như các thi nhân khác, thiên nhiên là nguồn mĩ cảm vô cùng phong phú, đã làm cho tâm hồn thi nhân rung động... Thi nhân như là một kẻ đi tìm cái đẹp và thiên nhiên với muôn vàn vẻ đẹp đã gợi mỗi thi nhân thưởng thức” [7, tr. 668]. Đặc biệt ở thời đại của Nguyễn Bỉnh Khiêm khi hiểu rõ được bản chất của hiện thực xã hội thì các thi sĩ thường tìm đến thiên nhiên là nơi để gửi gắm tâm hồn mình, vì chỉ có sự đa chiều kích của thiên nhiên mới chứa đựng hết cái vô cùng, vô tận trong tâm hồn nhà thơ. 2.1.1. Biểu tượng thiên nhiên là hình tượng vũ trụ Các biểu tượng thiên nhiên là hình ảnh vũ trụ phong phú và đa dạng, trong đó những biểu tượng được sử dụng với tần suất cao, thể hiện được tư tưởng của tác giả và giàu giá trị nghệ thuật là: biểu tượng trăng, biểu tượng trời, biểu tượng mây. Trong Quốc âm thi tập, biểu tượng trăng xuất hiện 66 lần, trong đó có 56 lần dùng từ nguyệt và 10 lần dùng từ trăng. Trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập, trăng xuất hiện 40 lần, trong đó có 30 lần dùng từ “nguyệt” và 10 lần dùng từ “trăng”. Điều đó chứng tỏ trăng được Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm đặc biệt yêu thích và sử dụng như một phương tiện hữu hiệu để chuyển tải thế giới cảm xúc của mình, thể hiện tâm hồn thanh cao, luôn giao hòa, giao cảm với vầng trăng của muôn đời. Trăng là “cái đẹp trong vũ trụ” giao hòa với “cái đẹp thường trực trong tâm hồn”. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Biểu tượng thiên nhiên trong Quốc Âm thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi tập từ góc nhìn văn hóa TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 7/2016 67 BIỂU TƯỢNG THIÊN NHIÊN TRONG QUỐC ÂM THI TẬP V0 BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI TẬP TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA Phạm Thị Huyền Trang1 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Trong bài viết này, chúng tôi phân tích một số biểu tượng thiên nhiên trong Quốc âm thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi tập, so sánh sự tương đồng và khác biệt trong nghệ thuật xây dựng các biểu tượng thiên nhiên, lý giải từ tư tưởng thời đại và phong cách cá nhân của các tác giả. Từ khóa: Quốc âm thi tập, Bạch Vân quốc ngữ thi tập, biểu tượng thiên nhiên. 1. MỞ ĐẦU Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm là hai tác giả lớn không chỉ trong văn học trung đại mà đối với cả nền văn học Việt Nam. Nếu như Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi - tác phẩm mở đầu đã là đỉnh cao của thơ Nôm trung đại, thì Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một cột mốc quan trọng trong quá trình vận động và phát triển thơ Nôm Đường luật ở nước ta. Vấn đề nhìn nhận hai tác giả ở thế đối chiếu với nhau khi xây dựng hệ thống biểu tượng nghệ thuật thiên nhiên trong hai tập thơ Nôm kiệt tác Quốc âm thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi tập giúp chúng ta đưa ra những kết luận sâu sắc hơn về sự cống hiến của hai tác giả đối với tiến trình văn học dân tộc. Từ trước tới nay, có nhiều quan điểm khác nhau về thuật ngữ “biểu tượng”. Việc cắt nghĩa, giải nghĩa các biểu tượng không phải là việc dễ dàng, bởi mỗi biểu tượng đều có nội hàm mở. Pêtit Larousse (1993) quan niệm: “Biểu tượng là một dấu hiệu ám ảnh, con vật hay đồ vật biểu thị một điều trừu tượng; nó là hình ảnh cụ thể của một sự vật hay một điều gì đó”. Trong cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Jean Chevalier - Alain Gheerbrant cho rằng: “Biểu tượng được dùng với những biến đổi đáng kể về ý nghĩa và chú ý nhiều ở ý nghĩa tượng trưng” [2, tr. 268]. Như vậy chúng ta có thể rút ra một số kết luận về biểu 1 Nhận bài ngày 26.06.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 20.08.2016 Liên hệ tác giả: Phạm Thị Huyền Trang; Email: pthtrang@daihocthudo.edu.vn 68 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI tượng: Thứ nhất, biểu tượng là nấc thang cao nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính. Cùng với cảm giác và tri giác, biểu tượng làm nền cho giai đoạn nhận thức lí tính về sau, góp phần quan trọng để nhận thức về thế giới khách quan. Thứ hai, biểu tượng bao giờ cũng bao gồm hai bình diện là cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Trong đó, cái biểu đạt luôn luôn lớn hơn cái được biểu đạt. Thứ ba, biểu tượng mang đậm màu sắc tâm linh, mang tính dân tộc, tính thời đại. Việc giải mã các biểu tượng sẽ góp phần không nhỏ trong việc chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật của tác phẩm. 2. NỘI DUNG 2.1. Biểu tượng thiên nhiên trong Quốc âm thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi tập Thiên nhiên là đề tài quen thuộc, nguồn cảm hứng bất tận, suối nguồn không bao giờ vơi cạn của thi ca nhân loại. Đặc biệt, với tâm thức thời trung đại, con người xem mình là một tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ. Họ quan niệm “thiên nhân hợp nhất” cho nên giữa con người và tự nhiên có sự cộng hưởng, hòa đồng. Những tao nhân mặc khách sống an bần lạc đạo giữa thiên nhiên để chiêm nghiệm về vũ trụ, cuộc đời. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thiên Thụ đã nhận định: “Với Nguyễn Trãi cũng như các thi nhân khác, thiên nhiên là nguồn mĩ cảm vô cùng phong phú, đã làm cho tâm hồn thi nhân rung động... Thi nhân như là một kẻ đi tìm cái đẹp và thiên nhiên với muôn vàn vẻ đẹp đã gợi mỗi thi nhân thưởng thức” [7, tr. 668]. Đặc biệt ở thời đại của Nguyễn Bỉnh Khiêm khi hiểu rõ được bản chất của hiện thực xã hội thì các thi sĩ thường tìm đến thiên nhiên là nơi để gửi gắm tâm hồn mình, vì chỉ có sự đa chiều kích của thiên nhiên mới chứa đựng hết cái vô cùng, vô tận trong tâm hồn nhà thơ. 2.1.1. Biểu tượng thiên nhiên là hình tượng vũ trụ Các biểu tượng thiên nhiên là hình ảnh vũ trụ phong phú và đa dạng, trong đó những biểu tượng được sử dụng với tần suất cao, thể hiện được tư tưởng của tác giả và giàu giá trị nghệ thuật là: biểu tượng trăng, biểu tượng trời, biểu tượng mây. Trong Quốc âm thi tập, biểu tượng trăng xuất hiện 66 lần, trong đó có 56 lần dùng từ nguyệt và 10 lần dùng từ trăng. Trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập, trăng xuất hiện 40 lần, trong đó có 30 lần dùng từ “nguyệt” và 10 lần dùng từ “trăng”. Điều đó chứng tỏ trăng được Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm đặc biệt yêu thích và sử dụng như một phương tiện hữu hiệu để chuyển tải thế giới cảm xúc của mình, thể hiện tâm hồn thanh cao, luôn giao hòa, giao cảm với vầng trăng của muôn đời. Trăng là “cái đẹp trong vũ trụ” giao hòa với “cái đẹp thường trực trong tâm hồn”. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quốc âm thi tập Bạch Vân quốc ngữ thi tập Biểu tượng thiên nhiên Nguyễn Trãi toàn tập Thơ Nôm Đường luật Văn học trung đại Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
Những hàng giậu xanh và tư tưởng mĩ học sinh thái trong thơ ca trung đại Việt Nam
8 trang 57 0 0 -
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam
27 trang 56 0 0 -
Quan niệm thẩm mỹ của Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập
7 trang 44 0 0 -
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc
5 trang 41 0 0 -
Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Tính chất đạo lý trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm
64 trang 35 0 0 -
Lời thơ trào phúng – một biện pháp nghệ thuật xây dựng nên thơ Nôm Đường luật Hồ Xuân Hương
9 trang 28 0 0 -
Sự chuyển biến về đề tài trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX
8 trang 28 0 0 -
68 trang 26 0 0
-
Dạy học điển cố trong tác phẩm văn học trung đại ở trường phổ thông
4 trang 24 0 0 -
184 trang 23 0 0