Danh mục

BÌNH ĐỊNH - Trường Quốc học Qui Nhơn - Hữu Vinh

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 143.52 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trường Quốc học Qui Nhơn - Hữu VinhTrước tháng 8 năm 1945, khu vực miền Trung chỉ có ba trường công lập mang tên Quốc học. Đó là trường Quốc học Huế, Quốc học Vinh và Quốc học Quy Nhơn. Trường Quốc học Quy Nhơn còn có tên gọi là Collège de Quy Nhơn được thành lập từ năm 1921. Trước đó (1920), là trường Pháp-Việt Quy Nhơn đóng tại trường Nữ học cũ (nay là trường Tiểu học Lê Lợi), niên khóa 1921-1922 mở thêm một lớp Đệ nhất niên. Tuy vậy, năm học sau lớp Đệ nhất này...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BÌNH ĐỊNH - Trường Quốc học Qui Nhơn - Hữu VinhTrường Quốc học Qui Nhơn - Hữu Vinh Trước tháng 8 năm 1945, khu vực miền Trung chỉ có ba trường công lậpmang tên Quốc học. Đó là trường Quốc học Huế, Quốc học Vinh và Quốc họcQuy Nhơn. Trường Quốc học Quy Nhơn còn có tên gọi là Collège de QuyNhơn được thành lập từ năm 1921. Trước đó (1920), là trường Pháp-Việt QuyNhơn đóng tại trường Nữ học cũ (nay là trường Tiểu học Lê Lợi), niên khóa1921-1922 mở thêm một lớp Đệ nhất niên. Tuy vậy, năm học sau lớp Đệ nhấtnày ai lên được lớp trên phải ra trường Quốc học Huế học tiếp lớp Đệ nhị niên. Đến niên khóa 1924-1925 trường chuyển lên trường mới, lấy tên mới làtrường Collège de Quy Nhơn (nay là khu vực trường Tiểu học Lê Hồng Phong).Khuôn viên trường khá rộng, nằm ở ngã ba Công Quán-Collège-Ga xe lửa QuyNhơn, nay là phía nam đường Lý Thường Kiệt và phía bắc đường NguyễnCông Trứ. Trước mặt trường là Đại lộ O-Đân-Đan. Niên khóa 1926-1927trường hoàn chỉnh cấp Cao đẳng Tiểu học và có đủ 10 lớp từ lớp năm (lớp mộtbây giờ) lên lớp đệ tứ. Đây là trường duy nhất ở Trung-Nam Trung bộ chia bacấp học toàn bằng tiếng Pháp. Sơ học yếu lược gồm 3 lớp (lớp năm, lớp tư, lớpba); Tiểu học gồm 3 lớp (lớp nhì đệ nhất, lớp nhì đệ nhị, lớp nhất); Cao đẳngtiểu học gồm 4 lớp (đệ nhất niên, đệ nhị niên, đệ tam niên và đệ tứ niên). Họcsinh học hết đệ tứ niên phải thi tốt nghiệp, gọi là Cao đẳng Tiểu học (bằngThành Chung hay Diplome). Bộ phận đồng ấu của trường được bố trí học ở địađiểm nay là Sở Giáo Dục (đường Trần Phú), do vậy, ngày nay vẫn giữ mốiquan hệ lịch sử giữa 3 trường: Quốc học Quy Nhơn - Trung học cơ sở Lê HồngPhong - Tiểu học Lê Hồng Phong. Các thầy, cô giáo dạy trường Collège de Quy Nhơn có người Pháp, ngườiViệt, và học trò cũng vậy, lại thêm học sinh người dân tộc thiểu số. Trongtrường có khu nội trú, sân vận động, xưởng mộc, phòng thí nghiệm, bệnh xá,thư viện... Trường có khoảng 400 học sinh, chủ yếu người ở các địa phương từĐà Nẵng đến Phan Thiết và các tỉnh Tây Nguyên. Là ngôi trường do Pháp lập ra, nhằm đào tạo học sinh ra trường phục vụcho chế độ thực dân phong kiến, nhưng phần lớn học trò Collège Quy Nhơn lạilà những trí thức yêu nước, căm ghét thực dân Pháp. Vì trong bộ phận giáo viênngười Việt nhiều người có tinh thần yêu nước tiến bộ, đã truyền cho học trò củamình lòng yêu nước, yêu dân tộc. Vì vậy, trong thời gian từ năm 1925-1930,trong nhà trường đã nổ ra các phong trào yêu nước như đấu tranh đòi ân xá cụPhan Bội Châu, tổ chức lễ truy điệu cụ Phan Chu Trinh, bãi khóa phản ứng giáoviên người Pháp có ý khinh miệt người Việt Nam… Sau tháng 8 năm 1945, trường Quốc học Quy Nhơn chuyển sang một giaiđoạn mới. Năm học 1945-1946 trường khai giảng năm học đầu tiên dưới chế độViệt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau đó cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ,trường phải dời về thôn An Lương, xã Mỹ Chánh (Phù Mỹ), mấy năm sau lạichuyển lên xã Nhơn Phong (An Nhơn) và đổi lại tên là trường Trung họcNguyễn Huệ. Năm học 1950-1951 trường được tách ra làm hai: trường NguyễnHuệ Nam và Nguyễn Huệ Bắc (Bồng Sơn) và còn tiếp tục dời chuyển theo cuộckháng chiến. Vào giữa năm học cuối cùng (1954-1955) một số đông giáo viênvà học sinh trường Nguyễn Huệ Nam và Bắc đi tập kết ra miền Bắc. Năm 1955, Mỹ-Diệm tiếp quản miền Nam mở lại trường học. Trên nềntrường Quốc học Quy Nhơn cũ (Collège) đã bị lấn chiếm thu hẹp quá nửa, mộtngôi trường được xây dựng lên mang tên Trung học Cường Để Quy Nhơn (khuvực trường Lê Hồng Phong cấp I và II ngày nay). Năm 1958, trường Trung họcCường Để mở thêm cấp 3, trường được xây dựng trên khu vực số 9 Trần Phúngày nay, dạy từ lớp 9 trở lên. Năm 1975, trường Trung học Cường Để Quy Nhơn đổi tên là trường cấpIII Quang Trung, rồi Trung học Quang Trung. Đầu niên học 1991-1992, trườngđược phép mang tên Quốc học Quy Nhơn. Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh đất nước bị đô hộ, các chương trình dạy theo ý đồ của thực dân Pháp, nhưng trường Quốc học Quy Nhơn đã sản sinh ra nhiều nhà trí thức, yêu nước. Không thể ghi hết những thế hệ học trò được học dưới ngôi trường này đã bay cao, bay xa trên nhiều lĩnh vực cuộc sống. Có thể nói, không phải ngẫu nhiên mà từ năm 1921, đất Quy Nhơn được chọn để tạo dựng ra trường Quốc học. Dưới thời phong kiến, Bình Định đã có trường Thi Hương với bao lớp sĩ tử lều chõng về đây. Lập ra trường Quốc học Quy Nhơn thực dân Pháp có ý đồ riêng, nhưng thầy trò Việt Nam đã biết phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc để hành động. Ngày nay, phát huy truyền thống, trường Quốc học Quy Nhơn tiếp tục phát triển để cho ra lò những thế hệ học trò có chất lượng kiến thức, đạo đức tốt, để sau này phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước.Giai thoại Trường thi Bình Định - Nguyễn Xuân Nhâm Trường thi Bình Định ra đời từ thời vua Tự Đức (1851) là trung tâm văn hóa một thời đã tồn tại gần bảy thập kỷ, tổ chức được khoảng hai chục kỳ thi hương, đào t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: