Danh mục

Bộ câu hỏi Ngân hàng (có đáp án)

Số trang: 154      Loại file: doc      Dung lượng: 874.50 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 26,000 VND Tải xuống file đầy đủ (154 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu gồm 80 câu hỏi tự luận về cơ chế vay vốn, địa vị pháp lý của Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước, dự trữ bắt buộc, tổ chức tín dụng,... Đây là tài liệu hữu ích cho các bạn đang theo học ngành Ngân hàng và các bạn đang muốn tìm hiểu về lĩnh vực này. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bộ câu hỏi Ngân hàng (có đáp án) BỘ CÂU HỎI NGÂN HÀNG Câu 1. Ngân hàng Nhà nước có quyền góp vốn mua cổ phần của tổ chức tín  dụng không? Ngân hàng Nhà nước chỉ được quyền góp vồn mua cổ phần của tổ chức tín  dụng được kiểm soát đặc biệt (trừ tổ chức tín dụng do Nhà nước sở hữu 100% vốn  điều lệ). Kiểm soát đặc biệt là việc tổ chức tín dụng được đặt dưới sự kiểm soát trực  tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất khả năng  thanh toán do quản lí, điều hành yếu kém. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định tại Khoản 12 Điều 4 với  rất nhiều biện pháp xử lí dành cho Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng vi  phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; có nguy cơ ảnh  hưởng đến sự an toàn của hệ thống tài chính, trong đó có biện pháp “mua cổ phần của  tổ chức tín dụng”. Cũng theo quy định tại Điều 149 của luật này thì Ngân hàng Nhà  nước có quyền góp vốn mua cổ phần đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc  biệt nếu như tổ chức tín dụng đó không thực hiện được các yêu cầu sau: “Ngân hàng  Nhà nước có quyền yêu cầu chủ sở hữu tăng vốn, xây dựng, thực hiện kế hoạch tái  cơ cấu hoặc bắt buộc sáp nhập, hợp nhất, mua lại đối với tổ chức tín dụng được  kiểm soát đặc biệt, nếu chủ sở hữu không có khả năng hoặc không thực hiện việc  tăng vốn.” Khoản 2 Điều 149. Hoặc khi Ngân hàng Nhà nước xác định số lỗ lũy kế  của tổ chức tín dụng đã vượt quá giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ của tổ chức  tín dụng được kiển soát đặc biệt được ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán  gần nhất và việc chấm dứt hoạt động của tổ chức tín dụng sẽ  có nguy cơ gây mất an  toàn cho hệ thống tổ chức tín dụng theo Khoản 3 Điều 149. Ngày 01 tháng 08 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định  số 48/2013/QĐ­TTg về việc góp vốn mua cổ phần bắt buộc của tổ chức tín dụng  được kiểm soát đặc biệt. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ trực tiếp hoặc chỉ định tổ  chức tín dụng khác góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc  biệt theo các quy định giống với quy định trong Luật các tổ chức tín dụng. Căn cứ theo các quy định nêu trên thì chúng ta có thể thấy, Ngân hàng Nhà nước có  quyền góp vốn mua cổ phần của tổ chức tín dụng và việc góp vốn mua cổ phần của  tổ chức tín dụng chỉ khi nào tổ chức tín dụng đó lâm vào tình trạng pháp lý mà phải  đặt dưới sự kiểm soát đặt biệt của Ngân hàng Nhà nước, còn trong trương hợp khác  thì Ngân hàng Nhà nước không có quyền góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng.  Vì việc góp vốn mua cổ phần của Ngân hàng Nhà nước chỉ nhằm mục đích là đảm  bảo an toàn cho hệ thống tổ chức tín dụng mà về lâu dài là nhằm đảm bảo an toàn cho  hệ thống tài chính của đất nước. Câu 2:  Phân tích cơ chế vay vốn từ NHNN của TCTD. Theo điều 99 luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định “NH thương mại  được vay vốn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật  NHNNVN”. Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có đảm bảo của NHNN nhằm cung ứng vốn  ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín  dụng bao gồm các hoạt động: chiết khấu, tái chiết khấu các chứng từ có giá, cho vay  có đảm bảo bằng các chứng từ có giá. Hoạt động tín dụng của NHNN cho vay, theo hình thức này, thì NHNN cho các TCTD  là ngân hàng vay ngắn hạn, vay ngắn hạn theo hình thức tái cấp vốn của NHNN tại  điều 11 Luật NHNN 2010. “2. NHNN quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho TCTD theo các hình thức sau  đây: a) Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá; b) Chiết khấu giấy tờ có giá; c) Các hình thức tái cấp vốn khác.” Ngoài ra TCTD là ngân hàng trong trường hợp đặc biệt tạm thời mất khả năng thanh  toán có nguy cơ mất an toàn cho hệ thống các TCTD thì NHNN sẽ đứng ra cho vay. Tái cấp vốn hình thành trên cơ chế NHNN cho các TCTD là ngân hàng vay trên cơ sở  bù đắp thiếu hụt trong thanh toán để đáp ứng nhu cầu về vốn cho các TCTD để cung  ứng vốn cho khách hàng, tạo ra kênh cung ứng vốn tín dụng có sự kiểm soát của  NHNN. Khi nhu cầu của khách hàng cần vốn lên cao trong khi các TCTD thiếu tiền (với vai trò  là chủ thể duy nhất được quyền phát hành tiền và thực hiện chính sách tiền tệ quốc  gia NHNN không kinh doanh tiện tệ, không trực tiếp giao dịch với khách hàng mà phải  thông qua ngân hàng trung gian là các TCTD) thì TCTD là ngân hàng sẽ gửi yêu cầu lên  NHNN để vay, NHNN dựa vào hồ sơ tín dụng để cho TCTD vay. NHNN cung ứng tiền cho TCTD khi dựa vào tình hình thực tế của đất nước. Nếu như  tình hình đất nước lạm phát lên cao thì NHNN sẽ điều chỉnh tăng lãi suất vay ngắn  hạn nhằm mục đích hạn chế lượng tiền lưu thông trên thị trường, đảm bảo có thể rút  vốn về khi cần thiết tạo tính linh hoạt để các ngân hàng huy động vốn thêm từ bên  ngoài, nhanh chóng thu nguồn vốn về để đảm bảo ổn định tỉ giá của kinh tế thị  trường. Ngược lại, nếu tình hình đất nước giảm lạm phát thì NHNN sẽ tiến hành  ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: