Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 102.92 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong bài viết, các tác giả đưa ra khái niệm năng lực giải quyết vấn đề, các thành tố cấu thành năng lực giải quyết vấn đề, biện pháp bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề và cách đánh giá trong dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thôngJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0183Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 264-271This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Phạm Thị Phú1 , Nguyễn Lâm Đức2 1 Khoa Vật lí - Công nghệ, Trường Đại học Vinh 2 Trường Trung học Phổ thông Huỳnh Thúc Kháng, Nghệ An Tóm tắt. Đổi mới giáo dục theo tiếp cận năng lực đòi hỏi các môn học cần góp phần bồi dưỡng cho học sinh năng lực giải quyết vấn đề như một trong những năng lực cốt lõi. Trong bài viết, chúng tôi đưa ra khái niệm năng lực giải quyết vấn đề, các thành tố cấu thành năng lực giải quyết vấn đề, biện pháp bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề và cách đánh giá trong dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông. Từ khóa: Năng lực, giải quyết vấn đề, dạy học, Vật lí, trung học phổ thông.1. Mở đầu Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục theo nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ươngkhóa XI là chuyển từ giáo dục thiên về nội dung sang giáo dục hướng tới phát triển năng lực (NL)người học [1]. Trong dự thảo Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, NLgiải quyết vấn đề (GQVĐ) là một trong những NL chung được chú trọng. Một số nghiên cứu vềphát triển NL GQVĐ thông qua dạy học ở trường trung học phổ thông (THPT) như: NL và cấutrúc của NL [2]; đề xuất cấu trúc và chuẩn đánh giá NL GQVĐ trong chương trình giáo dục phổthông mới [3]; tổ chức hoạt động dạy học ở trường THPT theo định hướng phát triển NL học sinh(HS) [4]; xây dựng công cụ đánh giá NL GQVĐ của HS phổ thông [5]. . . Tuy nhiên, các nghiêncứu chưa đề cập một cách hệ thống về NL GQVĐ cho HS trong dạy học Vật lí (VL), đặc biệt làviệc đưa ra các quan điểm dạy học, các thành tố, vận dụng phương pháp dạy học (PPDH) tích cựcvà cách thức đánh giá NL GQVĐ của HS. Bài viết giới thiệu kết quả nghiên cứu việc bồi dưỡngNL GQVĐ cho HS trong dạy học VL ở trường THPT.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Khái niệm, các thành tố cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học Vật lí a. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đềNgày nhận bài: 06/07/2016. Ngày nhận đăng: 15/09/2016.Liên hệ: Nguyễn Lâm Đức, e-mail: lamnhatminh08@gmail.com.264 Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh... Khái niệm “năng lực” (competency) có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Theo Từ điểnTiếng Việt, NL là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động(HĐ) nào đó, hoặc là phẩm chất tâm lí và sinh lí, tạo cho con người khả năng hoàn thành một HĐnào đó với chất lượng cao (khi đề cập tới NL của con người) [6]. Theo tâm lí học: NL là tổ hợpnhững thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với các yêu cầu đặc trưng của một HĐ nhất địnhnhằm đảm bảo cho HĐ đó có kết quả tốt. Theo Xavier Roegiers: NL là sự tích hợp các kĩ năng tácđộng một cách tự nhiên lên các nội dung trong một loại tình huống cho trước để GQVĐ do tìnhhuống này đặt ra [7]. Như vậy, NL được hiểu là thuộc tính tâm lí cá nhân, được hình thành pháttriển nhờ tố chất sẵn có và quá trình rèn luyện, cho phép cá nhân thực hiện thành công một loạihoạt động nhất định đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện, bối cảnh cụ thể. Theo từ điển Tiếng Việt: vấn đề là điều cần được xem xét, nghiên cứu giải quyết [6]. TheoI.Ia.Lecne: “Vấn đề là một câu hỏi nảy ra hay được đặt ra cho chủ thể, mà chủ thể chưa biết lời giảitừ trước và phải tìm tòi sáng tạo lời giải, nhưng chủ thể đã có sẵn một số phương tiện ban đầu đểsử dụng thích hợp vào việc tìm tòi nó” [8]. Theo chúng tôi, vấn đề trong dạy học VL là nhiệm vụnhận thức/bài toán nhận thức mà chủ thể (người học, đối tượng tiếp thu. . . ) chưa biết con đườnggiải quyết cũng như kết quả giải quyết nhiệm vụ; chủ thể có sẵn kiến thức, kĩ năng thích hợp và cónhu cầu giải quyết. GQVĐ nhận định theo nghĩa thông thường là thiết lập những phương pháp thích ứng đểgiải quyết các khó khăn, trở ngại. Như vậy, GQVĐ trong học tập VL là người học huy động kiếnthức, kĩ năng, kinh nghiệm đã có thực hiện thao tác tư duy lí thuyết và thực nghiệm/thực hành đểtìm câu trả lời cho vấn đề; qua đó người học thu nhận được kiến thức, kĩ năng mới. Theo chúng tôi, có thể hiểu NL GQVĐ của HS trong học tập VL là tổ hợp các NL thành tố(theo tiến trình GQVĐ) cho phép người học huy động kiến thức, kĩ năng thích hợp, với thái độ tíchcực giải quyết thành công nhiệm vụ nhận thức, lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng và phương phápmới. b. Các thành tố của năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học Vật lí Theo Hoàng Hòa Bình [2] và Nguyễn Thị Lan Phư ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thôngJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0183Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 264-271This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Phạm Thị Phú1 , Nguyễn Lâm Đức2 1 Khoa Vật lí - Công nghệ, Trường Đại học Vinh 2 Trường Trung học Phổ thông Huỳnh Thúc Kháng, Nghệ An Tóm tắt. Đổi mới giáo dục theo tiếp cận năng lực đòi hỏi các môn học cần góp phần bồi dưỡng cho học sinh năng lực giải quyết vấn đề như một trong những năng lực cốt lõi. Trong bài viết, chúng tôi đưa ra khái niệm năng lực giải quyết vấn đề, các thành tố cấu thành năng lực giải quyết vấn đề, biện pháp bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề và cách đánh giá trong dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông. Từ khóa: Năng lực, giải quyết vấn đề, dạy học, Vật lí, trung học phổ thông.1. Mở đầu Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục theo nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ươngkhóa XI là chuyển từ giáo dục thiên về nội dung sang giáo dục hướng tới phát triển năng lực (NL)người học [1]. Trong dự thảo Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, NLgiải quyết vấn đề (GQVĐ) là một trong những NL chung được chú trọng. Một số nghiên cứu vềphát triển NL GQVĐ thông qua dạy học ở trường trung học phổ thông (THPT) như: NL và cấutrúc của NL [2]; đề xuất cấu trúc và chuẩn đánh giá NL GQVĐ trong chương trình giáo dục phổthông mới [3]; tổ chức hoạt động dạy học ở trường THPT theo định hướng phát triển NL học sinh(HS) [4]; xây dựng công cụ đánh giá NL GQVĐ của HS phổ thông [5]. . . Tuy nhiên, các nghiêncứu chưa đề cập một cách hệ thống về NL GQVĐ cho HS trong dạy học Vật lí (VL), đặc biệt làviệc đưa ra các quan điểm dạy học, các thành tố, vận dụng phương pháp dạy học (PPDH) tích cựcvà cách thức đánh giá NL GQVĐ của HS. Bài viết giới thiệu kết quả nghiên cứu việc bồi dưỡngNL GQVĐ cho HS trong dạy học VL ở trường THPT.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Khái niệm, các thành tố cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học Vật lí a. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đềNgày nhận bài: 06/07/2016. Ngày nhận đăng: 15/09/2016.Liên hệ: Nguyễn Lâm Đức, e-mail: lamnhatminh08@gmail.com.264 Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh... Khái niệm “năng lực” (competency) có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Theo Từ điểnTiếng Việt, NL là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động(HĐ) nào đó, hoặc là phẩm chất tâm lí và sinh lí, tạo cho con người khả năng hoàn thành một HĐnào đó với chất lượng cao (khi đề cập tới NL của con người) [6]. Theo tâm lí học: NL là tổ hợpnhững thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với các yêu cầu đặc trưng của một HĐ nhất địnhnhằm đảm bảo cho HĐ đó có kết quả tốt. Theo Xavier Roegiers: NL là sự tích hợp các kĩ năng tácđộng một cách tự nhiên lên các nội dung trong một loại tình huống cho trước để GQVĐ do tìnhhuống này đặt ra [7]. Như vậy, NL được hiểu là thuộc tính tâm lí cá nhân, được hình thành pháttriển nhờ tố chất sẵn có và quá trình rèn luyện, cho phép cá nhân thực hiện thành công một loạihoạt động nhất định đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện, bối cảnh cụ thể. Theo từ điển Tiếng Việt: vấn đề là điều cần được xem xét, nghiên cứu giải quyết [6]. TheoI.Ia.Lecne: “Vấn đề là một câu hỏi nảy ra hay được đặt ra cho chủ thể, mà chủ thể chưa biết lời giảitừ trước và phải tìm tòi sáng tạo lời giải, nhưng chủ thể đã có sẵn một số phương tiện ban đầu đểsử dụng thích hợp vào việc tìm tòi nó” [8]. Theo chúng tôi, vấn đề trong dạy học VL là nhiệm vụnhận thức/bài toán nhận thức mà chủ thể (người học, đối tượng tiếp thu. . . ) chưa biết con đườnggiải quyết cũng như kết quả giải quyết nhiệm vụ; chủ thể có sẵn kiến thức, kĩ năng thích hợp và cónhu cầu giải quyết. GQVĐ nhận định theo nghĩa thông thường là thiết lập những phương pháp thích ứng đểgiải quyết các khó khăn, trở ngại. Như vậy, GQVĐ trong học tập VL là người học huy động kiếnthức, kĩ năng, kinh nghiệm đã có thực hiện thao tác tư duy lí thuyết và thực nghiệm/thực hành đểtìm câu trả lời cho vấn đề; qua đó người học thu nhận được kiến thức, kĩ năng mới. Theo chúng tôi, có thể hiểu NL GQVĐ của HS trong học tập VL là tổ hợp các NL thành tố(theo tiến trình GQVĐ) cho phép người học huy động kiến thức, kĩ năng thích hợp, với thái độ tíchcực giải quyết thành công nhiệm vụ nhận thức, lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng và phương phápmới. b. Các thành tố của năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học Vật lí Theo Hoàng Hòa Bình [2] và Nguyễn Thị Lan Phư ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Educational sciences Giải quyết vấn đề Trung học phổ thông Đổi mới giáo dục Phát triển năng lực Sách giáo khoa giáo dụcTài liệu liên quan:
-
5 trang 234 0 0
-
9 trang 163 0 0
-
8 trang 110 0 0
-
5 trang 100 0 0
-
30 trang 96 2 0
-
189 trang 90 0 0
-
4 trang 82 0 0
-
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo
5 trang 82 0 0 -
16 trang 66 0 0
-
Đào tạo ngành Kinh doanh xuất bản phẩm hướng tới sự hội tụ và phát triển bền vững
10 trang 66 0 0