Danh mục

Bồi dưỡng năng lực khoa học cho học sinh thông qua dạy học chủ đề nước

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 334.74 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hình thành và bồi dưỡng năng lực khoa học cho học sinh phụ thuộc rất nhiều vào tiến trình dạy học, trong đó người học tham gia vào các hoạt động tìm tòi khám phá để giải quyết vấn đề. Bài viết phân tích một số hoạt động học trong dạy học chủ đề “Nước” với việc hình thành và phát triển năng lực khoa học cho học sinh trung học cơ sở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bồi dưỡng năng lực khoa học cho học sinh thông qua dạy học chủ đề nướcJOURNAL OF SCIENCE OF HNUEEducational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 30-41This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1075.2016-0156BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC KHOA HỌC CHO HỌC SINHTHÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “NƯỚC”Nguyễn Thị Thuần1 , Đỗ Hương Trà21 KhoaKhoa học Tự nhiên, Trường Đại học Thủ đô Hà NộiVật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội2 KhoaTóm tắt. Hình thành và bồi dưỡng năng lực khoa học cho học sinh phụ thuộc rất nhiều vàotiến trình dạy học, trong đó người học tham gia vào các hoạt động tìm tòi khám phá để giảiquyết vấn đề. Trên cơ sở phân tích các mức độ dạy học tích hợp và đặc điểm của dạy họccác môn Khoa học ở trường Trung học cơ sở Việt Nam cũng như các biểu hiện của nănglực khoa học, nghiên cứu đã phân tích, lựa chọn một chủ đề dạy học tích hợp gắn với thựctiễn và vốn kinh nghiệm của người học, từ đó đề xuất tiến trình dạy học, ở đó người họctiếp nhận tình huống có ý nghĩa thực tiễn trong bối cảnh cụ thể, thực hiện các hoạt độngtìm tòi, khám phá, nghiên cứu khoa học, năng lực khoa học được hình thành và phát triển.Bài báo phân tích một số hoạt động học trong dạy học chủ đề “Nước” với việc hình thànhvà phát triển năng lực khoa học cho học sinh trung học cơ sở Việt Nam.Từ khóa: Dạy học tìm tòi khám phá, năng lực khoa học, chủ đề Nước, tìm tòi khám phá,tích hợp.1.Mở đầuTừ cuối thế kỉ XX nhiều tổ chức giáo dục hàng đầu đã có ý tưởng giáo dục theo hướng pháttriển năng lực khoa học và trở thành xu thế giáo dục của thế kỉ XXI như: tổ chức OECD tiến hànhcác đợt khảo sát PISA 3 năm một lần cho đối tượng học sinh tuổi 15 gồm 4 năng lực trong có nănglực khoa học. Từ khoảng cuối thế kỉ 20, giáo dục phổ thông của nhiều nước được cải cách, thay đổitheo định hướng phát triển năng lực của người học. Giáo dục Việt Nam cũng không nằm ngoài xuhướng đó, tiếp cận năng lực được khẳng định rõ ràng hơn trong quá trình phát triển, đổi mới mộtloạt các chương trình giáo dục các cấp, các môn học từ năm 2015. Quá trình dạy học không chỉquan tâm đến các kiến thức người học có được mà còn quan tâm đến quá trình tìm tòi khám pháđể người học có được các kiến thức. Chính qua quá trình đó, hình thành và bồi dưỡng năng nănglực khoa học của người học. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là thiết kế các hoạt động dạy học, tổ chứcquá trình học tập như thế nào để tạo cơ hội cho việc bồi dưỡng năng lực khoa học cho học sinh?2.Nội dung nghiên cứuĐể bồi dưỡng năng lực khoa học cho học sinh, cần đưa học sinh vào hoạt động tìm tòinghiên cứu, từ đó, nghiên cứu xác định các biểu hiện của năng lực khoa học của học sinh và đềxuất quy trình tổ chức dạy học đáp ứng các yêu cầu bồi dưỡng năng lực cho học sinh.Ngày nhận bài: 10/6/2016. Ngày nhận đăng: 12/9/2016.Liên hệ: Nguyễn Thị Thuần, e-mail: ntthuan@daihocthudo.edu.vn30Bồi dưỡng năng lực khoa học cho học sinh thông qua dạy học chủ đề “Nước”2.1.Tiến trình dạy học tìm tòi khám pháĐể bồi dưỡng năng lực khoa học cho HS, GV cần tổ chức hoạt động tìm tòi khám phá saocho HS được bộc lộ các biểu hiện về năng lực khoa học một cách tốt nhất.Dạy học tìm tòi khám phá là một quá trình trong đó dưới vai trò định hướng của người dạy,người học chủ động việc học tập của bản thân, hình thành các câu hỏi, tìm kiếm các giải pháp giảiquyết các vấn đề, chứng minh một quan điểm và thực hiện các nghiên cứu để trả lời cho vấn đề đặtra, từ đó xây dựng nên những hiểu biết và tri thức mới.Dạy học tìm tòi khám phá tạo cho học sinh cơ hội để họ trải nghiệm những hiện tượng vàkhám phá khoa học một cách trực tiếp. Chúng tạo ra những thách thức, những bối cảnh trong đóhọc sinh có thể bộ lộ quan điểm của mình và khám phá chân lí, tự mình tạo kiến thức mới bằngcách chỉnh sửa, thay đổi các quan niệm và thêm những khái niệm mới vào cái họ đã biết. Từ đó,có thể khẳng định, tìm tòi, khám phá là con đường hiệu quả để người học được chủ động, tích cựchọc, qua đó rèn cho người học những năng lực cần thiết. Đặc trưng cơ bản của tiến trình dạy họctìm tòi khám phá là các kiến thức được tổ chức xung quanh các chủ đề nhằm tạo mối liên hệ giữacác kiến thức của các phần, các môn học khác nhau để giải quyết vấn đề thực tiễn. Đó là một tiếntrình học trong môi trường dân chủ, dựa trên nguyên tắc cùng quản lí, cùng chịu trách nhiệm vềcả phía người dạy và người học nhằm phát triển năng lực khoa học của người học [2]. Một cáchchung nhất, hoạt động tìm tòi khám phá của người học có thể được sơ đồ hóa qua các giai đoạnnhư hình trên [2]. Tùy theo mục tiêu dạy học, GV có thể sử dụng toàn bộ hoặc một số các bước đó.Giai đoạn 1: Hoạt động khởi động.Bước 1. Tình huống xuất phát: tình huống cần xuất phát từ chính nhu cầu của học sinh cũngnhư sở thích và lợi ích của người học, từ đó, kích thích học sinh phân tích tình huống nhằm thiếtlập mối liên hệ giữa vốn kinh nghiệm với mục tiêu dạy học cần đạt. Để đạt được điều này, giáoviên có thể sử dụng: các hình ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: