BỎNG (Brûlures) (Phần II)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BỎNG (Brûlures) (Phần II) BỎNG (Brûlures) Phần II Những hậu quả của bỏng là phức tạp : - mất dịch. - rối loạn sự điều hòa nhiệt. - gia tăng nhu cầu oxy. - nguy cơ nhiễm trùng cao. - thương tổn tình trạng miễn dịch. - những hậu quả tâm lý/ cảm xúc. Việc điều trị các bệnh nhân bỏng cần một équipe chuyên môn (ngoạikhoa, intensivite, y tá, kinésithérapeutes…), nói chung làm việc trong mộtđơn vị chuyên môn hóa. I/ MỨC ĐỘ NGHIÊM TRỌNG CỦA BỎNG. Mức độ nghiêm trọng của bỏng tùy thuộc những yếu tố khác nhau : - loại bỏng (ngọn lửa, dịch nóng bỏng, chất hóa học, điện...) ; nhữngbỏng do lửa, với nhiệt độ cao, tiếp xúc kéo dài hay do nguồn gốc hóa học,thường sâu hơn, so với thương tổn hiện diện bên ngoài. - diện tích đã bị thương tổn (quy tắc số 9) - độ sâu của bỏng (độ 1, độ 2, độ 3). - tuổi và tình trạng sức khỏe trước đây của bệnh nhân Một quy tắc phong chứng là thêm tỷ lệ bách phân của diện tích bỏngvào tuổi của bệnh nhân : nếu trên 100, các cơ may sống sót bị giới hạn. II/ ĐỘ SÂU CỦA BỎNG. Bỏng độ 1: da đỏ, khô, đau đớn (xem : trúng nắng). Bỏng độ 2 : phỏng nước (phlyctène), da đỏ, đau đớn. Bỏng độ 3 : da trắng, khô, cứng như các-tông (cartonné), không đauđớn. III/ CÁC TIÊU CHUẨN ĐẶT ỐNG THÔNG NỘI KHÍ QUẢN. - suy hô hấp (détresse respiratoire). - thở rít (stridor). - điểm số Glasgow 9. - bỏng sâu ở mặt và cổ. - bỏng trên 50% diện tích thân thể. IV/ SƠ CỨU. Những động tác đầu tiên là : - đảm bảo an toàn cho nhóm can thiệp, tránh xa mọi sự tiếp xúc vớinguy hiểm ; - đem nạn nhân bỏng đến nơi an toàn và thoáng khí. - đặt nạn nhân nằm (các ngọn lửa đi lên !) và che phủ bệnh nhân (tấmthảm con, quần áo dày...) để làm tắt ngọn lửa còn cháy ; nếu đồ phủ cũng cókhuynh hướng cháy, phải đổ nhiều nước lạnh vào. - trong trường hợp bỏng hóa học, hòa loãng vùng bị bỏng bằng cáchrửa nước dồi dào. - nếu có thể, lấy đi quần áo, trừ phi chúng dính vào da ! - lấy đi các nữ trang ; - rửa dồi dào (> 15 phút) vùng bỏng bằng nước mát. - phủ những vùng bị bỏng bằng các khăn lau hay các vải sạch (vôtrùng nếu có thể), ẩm ướt (loại : Aquagel, Waterjel) ; - phòng ngừa hạ thân nhiệt ; giữ ấm bệnh nhân ; coi chừng đừng đắplâu dài nước lạnh và nhất là nước đá (cần tránh), nhất là nơi trẻ em ; - đừng đặt crème và pommade ; - đừng cho kháng sinh và corticoides ; - bắt đầu ngay một oxy liệu pháp bằng mặt nạ ; - điều trị đau đớn/lo âu (bệnh nhân thường tỉnh táo !) - tải về một bệnh viện chuyên môn. V/ NHỮNG VẤN ĐỀ CHỦ YẾU CẦN XÁC ĐỊNH RÕ (ngoài tìnhtrạng sức khỏe trước đây của bệnh nhân) - loại bỏng : nội trợ, nổ gaz, khói... - bản chất của sản phẩm đã cháy hay nổ : polyuréthane, polyvinyle, dođất ; - Sự nổ có xảy ra hay không ; - môi trường mở hay đóng ; - thời gian tiếp xúc với lửa hay khói ; - khoảng thời gian ngăn cách giữa tai nạn với lúc vào bệnh viện. VI/ NHỮNG TIÊU CHUẨN PHẢI NHẬP VIỆN TRONG MỘTKHOA CHUYÊN MÔN. - bỏng hơn 15% : - bỏng độ 3 hay bỏng độ 2 hơn 10-15% nơi người trưởng thành ; - khó nursing vô trùng ; - bỏng ở mặt, các chi hay vùng hội âm ; - bỏng viên chu (brulures circonférentielles) (ngực : nguy cơ suy hôhấp ; chi : nguy cơ thiếu máu cục bộ một chi ; - bỏng điện hay hóa học. VII/ NHỮNG NGUY CƠ CHỦ YẾU TỨC THỜI. 1/ CHOÁNG GIẢM THỂ TÍCH (CHOC HYPOVOLEMIQUE)(“BURN SHOCK”) Những mất thể tích nghiêm trọng là do mất huyết thanh, thứ phátnhững biến đổi của tính thẩm thấu của màng mao mạch. Có nguy cơ tức thờichoáng giảm thể tích (choc hypovolémique) ngay khi bỏng vượt quá 15-20%diện tích cơ thể. Sự tạo thành phù nề đặc biệt quan trọng trong 6 đến 8 giờđầu, nhưng vẫn tiếp tục trong 24 giờ đầu. Sự cắt lọc bỏng không đ ược thựchiện trước khi bệnh nhân ổn định về mặt huyết động. Thái độ xử trí của bệnh nhân bao gồm : - đặt cathéter tĩnh mạch trung tâm ; - monitoring áp lực tĩnh mạch trung tâm ; - monitoring lưu lượng nước tiểu (thông bàng quang) - tiêm truyền cristalloides : các dung dịch lactate Ringer (các dungdịch Hartmann). Những dung dịch colloide không có lợi trong 24 giờ đầu,do những biến đổi quan trọng của tính thẩm thấu mao mạch. Sự hồi sức cóthể cần đến 20 lít dịch truyền tĩnh mạch trong 24 giờ đầu ! Vài người sửdụng các dung dịch ưu trương để huy động nước trong tế bào. Lượng dịch truyền tĩnh mạch cần thiết trong 3 giờ đầu là 1mL/kg/%diện tích bỏng độ 2 hay độ 3 ; ví dụ : bệnh nhân 50 kg, bỏng 20% = 1 lítcristalloide truyền tĩnh mạch trong 3 giờ. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu ngành y kiến thức y học lý thuyết y khoa bệnh thường gặp chuyên ngành y họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Một số Bệnh Lý Thần Kinh Thường Gặp
7 trang 177 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 167 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 125 0 0 -
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 109 0 0 -
4 trang 107 0 0
-
Đề tài: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI NGƯỜI
33 trang 94 0 0 -
SINH MẠCH TÁN (Nội ngoại thương biện hoặc luận)
2 trang 79 1 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 76 0 0 -
4 trang 68 0 0
-
2 trang 62 0 0
-
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 53 0 0 -
Đau như 'kiến bò' hay 'điện giật' khi cột sống cổ bất hợp tác
5 trang 50 0 0 -
Những bí quyết chữa bệnh từ đậu phụ
5 trang 48 0 0 -
Kiến thức y học - Sức khỏe quý hơn vàng: Phần 1
177 trang 47 0 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 45 0 0 -
Loại nấm bí ẩn – thuốc điều trị trầm cảm mới?
3 trang 43 0 0 -
Nước ép quả: Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhân viên văn phòng
3 trang 42 0 0 -
Câu hỏi trắc nghiệm: Chuyển hóa muối nước
11 trang 41 0 0 -
Bài giảng Y học thể dục thể thao (Phần 1)
41 trang 41 0 0 -
Một số lưu ý khi đưa trẻ đi khám bệnh
3 trang 40 0 0