Danh mục

Bước đầu phân lập và sàng lọc một số chủng vi khuẩn Lactic có khả năng kháng khuẩn mạnh nhằm ứng dụng trong sản xuất Probiotic

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 208.83 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của 5 chủng vi khuẩn này đối với 19 chủng vi khuẩn chỉ thị thuộc nhóm Escherichia coli, Salmonella, Shigella, Listeria, Vibrio, Staphylococcus aureus, Enterococcus feacalis bằng phương pháp khuếch tán trên giếng thạch. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bước đầu phân lập và sàng lọc một số chủng vi khuẩn Lactic có khả năng kháng khuẩn mạnh nhằm ứng dụng trong sản xuất Probiotic BƢỚC ĐẦU PHÂN LẬP VÀ SÀNG LỌC MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN LACTIC CÓ KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN MẠNH NHẰM ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT PROBIOTIC Phạm Minh Nhựt, Trần Trung Cƣơng, Nguyễn Thị Mỹ Huyền, Nguyễn Hoàng Thành Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, trường Đại học Công nghệ Tp.HCM TÓM TẮT Từ các sản phẩm lên men truyền thống bao gồm nem chua, cải chua, kim chi, nem Huế, củ kiệu đã tiến hành phân lập được 5 chủng vi khuẩn lactic. Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của 5 chủng vi khuẩn này đối với 19 chủng vi khuẩn chỉ thị thuộc nhóm Escherichia coli, Salmonella, Shigella, Listeria, Vibrio, Staphylococcus aureus, Enterococcus feacalis bằng phương pháp khuếch tán trên giếng thạch. Kết quả cho thấy 5 chủng này đều thể hiện hoạt tính kháng khá mạnh với đường kính vòng kháng từ 8,50 mm – 14,17 mm và phổ kháng khuẩn khá rộng (kháng được từ 15 – 17 chủng vi khuẩn chỉ thị). Kết quả này cho thấy rằng 5 chủng vi khuẩn lactic phân lập được có hoạt tính kháng mạnh có tiềm năng ứng dụng trong việc sản xuất probiotic. Từ khóa: Đối kháng, hoạt tính kháng khuẩn, vi khuẩn lactic, vi khuẩn chỉ thị, ức chế. 1. GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây, tuy nền công nghiệp và dịch vụ nước ta đang trên đà phát triển nhưng nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Sản lượng nông sản có xu hướng ngày càng tăng và sản lượng xuất khẩu cũng tăng, đặc biệt là các sản phẩm thủy hải sản. Để ngày càng nâng cao chất lượng của nông sản, việc sử dụng các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản để sản xuất ra thủy hải sản sạch không có dư lượng kháng sinh và sử dụng các chế phẩm sinh học nhằm kéo dài thời gian bảo quản đối với rau quả và các sản phẩm thủy hải sản đồng thời an toàn đối với người tiêu dùng đang là mục tiêu cấp thiết. Hiện nay, phương pháp bảo quản được sử dụng rộng rãi và phổ biến là bảo quản lạnh. Việc sử dụng nước đá để nhằm mục đích kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây hư hỏng hiện diện trên nông sản giúp kéo dài thời gian bảo quản. Tuy nhiên, việc sử dụng nước đá để bảo quản nông sản trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến chất lượng của nông sản nên việc sử dụng một số hợp chất kháng khuẩn nhằm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hư hỏng trên sản phẩm nông sản là một hướng tiếp cận mới có tính khả thi khá cao. Trong số các hợp chất đối kháng do vi sinh vật sản xuất thì những hợp chất thu được từ vi khuẩn lactic đã và đang được nghiên cứu và ứng dụng khá nhiều. Vi khuẩn lactic có hoạt tính kháng khuẩn diện rộng do có khả năng sản xuất ra các chất ức chế: sản xuất ra một số acid hữu cơ, hydrogen peroxide, diacetyl, các chất có trọng lượng phân tử thấp và bacteriocin là chất có khả năng ức chế cả vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm. Các chủng vi khuẩn lactic có khả năng sản sinh acid hữu cơ, đặc biệt là acid lactic trong quá trình sinh trưởng và phát triển, có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh bằng cách làm giảm pH môi trường ảnh hưởng đến pH nội bào của vi khuẩn gây bệnh. Đối với hydroxy peroxide thì khả năng kháng khuẩn do khả năng việc tạo ra các chất oxy hóa mạnh như oxygen nguyên tử, các gốc tự do superoxide và các gốc tự do hydroxyl (Davidson và Branen, 1993). Đối với bacteriocin, cơ chế kháng 710 khuẩn của bacteriocin do vi khuẩn lactic tổng hợp đã được nghiên cứuđầu tiên ở nisin, bacteriocin Gram dương. Dựa trên bản chất cation và tính kỵ nước, hầu hết các peptide hoạt động như màng tế bào thấm. Bacteriocin có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn khác do sự tạo thành các kênh làm thay đổi tính thấm của màng tế bào, nhiều loại bacteriocin còn có khả năng phân giải DNA, RNA và tấn công vào peptidoglycan để làm suy yếu thành tế bào. Do đó, việc sử dụng các hợp chất sinh học chiết xuất từ vi sinh vật là một hướng tiếp cận tương đối khả thi trong lĩnh vực bảo quản nông sản thực phẩm và trong lĩnh vực nuôi trồng. Chính vì thế, việc phân lập và sàng lọc các chủng vi khuẩn lactic có hoạt tính đối kháng mạnh với vi khuẩn gây bệnh đồng thời tìm ra môi trường tối ưu để chúng sản sinh các hợp chất kháng khuẩn có hoạt tính cao nhất là mục tiêu của nghiên cứu. 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP 2.1. Nguồn mẫu phân lập và vi khuẩn chỉ thị Các chủng vi khuẩn lactic được phân lập từ các sản phẩm lên men chua truyền thống vì những sản phẩm này chứa một số lượng lớn vi khuẩn lactic. Các mẫu phân lập bao gồm: cải chua, nem chua, nem Huế, kim chi, củ kiệu. Các chủng vi khuẩn chỉ thị sử dụng trong thí nghiệm này bao gồm vi khuẩn gồm 3 chủng Shigella spp., 4 chủng Salmonella spp., 4 chủng Escherichia coli, 4 chủng Vibrio spp., 2 chủng Listeria spp., Staphylococcus aureus, Enterococus feacalis. 2.2. Phân lập và định danh sơ bộ vi khuẩn lactic Cân chính xác 10 g mẫu cho vào erlen chứa 90 ml môi trường MRS. Sau đó đem ủ lắc với tốc độ 15 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: