Danh mục

Nghiên cứu tách chiết và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn – chống oxi hoá của cao dịch chiết từ củ hành tăm (Allium schoenoprasum)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.10 MB      Lượt xem: 57      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cao dịch chiết của củ hành tăm thu được bằng các phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước và chiết Soxhlet sử dụng ba loại dung môi (N-hexan, diclometan và ethanol). Kết quả khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và chống ôxi hóa cho thấy: cao N-hexan thu được bằng phương pháp chiết Soxhlet cho hoạt tính kháng khuẩn tốt nhất, cao ethanol cho khả năng chống oxi hóa tốt nhất. Kết quả phân tích GC-MS cho thấy: cao N-hexan bao gồm các cấu tử chính như: 2-Pyridinepropanoic acid, alpha metyl-beta-oxo-, ethyl ester; Ethanol, 2-butoxy; 2-methioxy[1]benzothieno[2,3-c] quinolin-6(5H)-one. Cao diclorometal bao gồm các cấu tử chính: 2-ethylhexanol; 1,2-benzenedicarbonxylic acid, dibutyl ester; 1-dodecanol; 1,2-benzenedicarbonxylic acid, bis(2-methylpropyl) ester. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho các nhà khoa học sử dụng các hoạt chất được tách chiết từ củ hành tăm trong y, dược học và đời sống con người, góp phần nâng cao giá trị sử dụng của củ hành tăm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu tách chiết và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn – chống oxi hoá của cao dịch chiết từ củ hành tăm (Allium schoenoprasum) Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2013 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC NGHIÊN CỨU TÁCH CHIẾT VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CHỐNG OXI HÓA CỦA CAO DỊCH CHIẾT TỪ CỦ HÀNH TĂM (Allium schoenoprasum) THE EXTRACTION AND THE INVESTIGATION OF ANTIBACTERIA AND ANTIOXIDANT ACTIVITY OF ONION (Allium schoenoprasum) EXTRACTS Lê Thị Hương Hà1, Phạm Thu Thủy2, Vũ Ngọc Bội3 Ngày nhận bài: 09/3/2012; Ngày phản biện thông qua: 13/6/2013; Ngày duyệt đăng: 10/12/2013 TÓM TẮT Cao dịch chiết của củ hành tăm thu được bằng các phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước và chiết Soxhlet sử dụng ba loại dung môi (N-hexan, diclometan và ethanol). Kết quả khảo sát hoạt tính kháng khuẩn và chống ôxi hóa cho thấy: cao N-hexan thu được bằng phương pháp chiết Soxhlet cho hoạt tính kháng khuẩn tốt nhất, cao ethanol cho khả năng chống oxi hóa tốt nhất. Kết quả phân tích GC-MS cho thấy: cao N-hexan bao gồm các cấu tử chính như: 2-Pyridinepropanoic acid, alpha metyl-beta-oxo-, ethyl ester; Ethanol, 2-butoxy; 2-methioxy[1]benzothieno[2,3-c] quinolin-6(5H)-one. Cao diclorometal bao gồm các cấu tử chính: 2-ethylhexanol; 1,2-benzenedicarbonxylic acid, dibutyl ester; 1-dodecanol; 1,2-benzenedicarbonxylic acid, bis(2-methylpropyl) ester. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho các nhà khoa học sử dụng các hoạt chất được tách chiết từ củ hành tăm trong y, dược học và đời sống con người, góp phần nâng cao giá trị sử dụng của củ hành tăm. Từ khóa: cao dịch chiết, cấu tử chính, chống ôxi hóa, hành tăm, kháng khuẩn ABSTRACT Onion extracts were obtained by the method of steam distillation and Soxhlet extraction using three solvents (N-hexane, ethanol and dichlometal). The results of research showed that by using Soxhlet method the N-hexane extract represents the best antibacterial activity, the ethanol extract represents the best anti-oxidation. Results of GC-MS analysis showed that the N-hexane extract included some main compositions: 2-Pyridinepropanoic acid Alpha methyl-beta-oxo-, ethyl ester; Ethanol, 2-butoxy,2-methioxy [1] benzothieno [2,3-c] quinoline-6 (5H)-one. The diclorometal extract included some main compositions: 2-ethylhexanol; 1,2-benzenedicarbonxylic acid, dibutyl ester; 1-dodecanol; 1,2-benzenedicarbonxylic acid, bis (2-methylpropyl) este. The results of the study are the basis research for scientists to use the active ingredient extracted from onion in medical science, pharmacy and human life, contributing to the enhancement of the use-value of onion. Keywords: antibacterial activity, anti-oxidation, extract, main composition I. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa có thảm thực vật phong phú với khoảng 4000 loài thực vật bậc cao. Các hợp chất có hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm hiện nay là đối tượng được nghiên cứu nhiều, đặc biệt hướng tách chiết chúng từ các loại cây cỏ, thảo dược và ứng dụng vào trong y học. Trong đó hành tăm là đối tượng được nghiên cứu rất ít. Một vài nghiên cứu trong và ngoài nước về hành tăm chỉ dừng lại ở ngâm chiết hoạt chất và ứng dụng trong y học, chưa đi sâu vào thử nghiệm các phương pháp tách chiết mới, Lê Thị Hương Hà: Cao học Công nghệ Sau thu hoạch 2010 - Trường Đại học Nha Trang TS. Phạm Thu Thủy: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 3 TS. Vũ Ngọc Bội: Khoa Công nghệ thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang 1 2 88 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản cho hiệu suất thu hồi hoạt chất cao và ứng dụng các hoạt chất đó trong lĩnh vực thực phẩm. Lần đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống từ việc tìm chọn các thông số cho việc tách chiết các chất có hoạt tính sinh học từ củ hành tăm, vì vậy kết quả của đề tài còn là nguồn bổ sung các tư liệu có tính khoa học về các tính chất dược lý của củ hành tăm. Hành tăm có tên khoa học là Allium schoenoprasum, nguồn gốc tại Bắc Á, Bắc Âu và Bắc Mỹ, đã được trồng và sử dụng từ hơn 5000 năm. Loài được trồng hiện nay rất tương cận với loài mọc hoang tại vùng núi Alpes, những giống hoang khác cũng mọc khá nhiều tại vùng Bắc bán cầu. Ở Việt Nam hành tăm được trồng ở khu vực Miền Trung và đặc biệt ở Nghệ An. Cây hành tăm thuộc loài thảo nhỏ, mọc cao trung bình 10-30cm, có thể đến 60cm và thành bụi cỡ 30cm. Thân hành hay củ màu trắng lớn cỡ ngón tay út, đường kính 1-2cm, bao bọc bởi những vẩy dai. Lá rất nhiều, màu xanh lục đậm, mỏng. Thành phần chủ yếu trong hành tăm là nước, chiếm khoảng 86,8% [4]. Ngoài ra trong hành tăm chứa một lượng vừa phải các chất protein, chất béo, chất xơ cũng với một lượng đáng kể canxi, phốt pho và kali. Về phương diện dinh dưỡng và trị liệu, hành tăm được xem là một cây rau có tính sát trùng, giúp tạo cảm giác thèm ăn (kích thích vị giác) và trợ tiêu hóa [2]. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nguyên liệu - Nguyên liệu nghiên cứu là củ hành tăm (Allium schoenoprasum) tươi, đồng đều, có đường kính củ trung bình 1-2cm, lấy tại Nghệ An, được làm sạch, thái mỏng bằng máy thái hành. Sau đó, được mang đi sấy khô ở 3 chế độ nhiệt độ 300C, 400C và 500C trong các khoảng thời gian lần lượt là 15h, 20h và 25h. - Mẫu tôm thí nghiệm được mua tại đại lý bán hàng thủy hải sản tươi sống Trần Đại Nghĩa, Hà Nội. - Các chủng vi sinh vật kiểm định: được cung cấp từ Viện Công nghệ Sinh học – Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (bảng 1). Bảng 1. Tên các chủng vi sinh vật STT Tên chủng 1 Salmonella sp. BK1 2 Escherichia coli BK2 3 4 Staphylococcus aureus BK3 Pseudomonas BK4 5 Bacillus subtilis BK5 6 Escherichia coli BK6 7 Bacillus cereus BK7 8 Aspergillus sp. BK8 9 Penicillium sp. BK9 Nguồn gốc Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Số 4/2013 2. Tách chiết cao từ củ hành tăm Cân 200g nguyên liệu hành (tươi hoặc khô) đã xử lý và cho vào bình cầu (thể tích 200ml) để tách chiết cao bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước, thờ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: