Bia “Phổ Đồng Tháp Ký” nằm trên tháp phổ đồng thuộc khu vực chùa Tú Phong khu Hải Điện – Bắc Kinh, TQ. Hai chữ “Phổ đồng” thực ra không phải tên riêng của tháp, mà là cách gọi chung cho các tháp lưu giữ tro cốt chung cho nhiều người, thường gửi ở nơi chùa miếu trong truyền thống tang táng của người Trung Quốc. Nội dung bài văn bia này do Hồ Huỳnh – thượng thư bộ Lễ nhà Minh soạn, văn bia cũng cho biết Hồ Nguyên Trừng viết chữ triện trán bia và đạo sĩ Châu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bút Tích Chữ Triện Của Hồ Nguyên Trừng Bút Tích Chữ Triện Của Hồ Nguyên TrừngBia “Phổ Đồng Tháp Ký” nằm trên tháp phổ đồng thuộc khu vực chùaTú Phong khu Hải Điện – Bắc Kinh, TQ. Hai chữ “Phổ đồng” thực rakhông phải tên riêng của tháp, mà là cách gọi chung cho các tháp lưu giữ tro cốt chung cho nhiều người, thường gửi ở nơi chùa miếu trong truyền thống tang táng của người Trung Quốc. Nội dung bài văn bianày do Hồ Huỳnh – thượng thư bộ Lễ nhà Minh soạn, văn bia cũng chobiết Hồ Nguyên Trừng viết chữ triện trán bia và đạo sĩ Châu Đạo Ninh viết chữ.Về nhân vật Hồ Huỳnh chúng ta đã biết đến qua bài bạt mà ông viếttrong tác phẩm Nam Ông Mộng Lục của Hồ Nguyên Trừng. Qua tấmbia này, một lần nữa chúng ta thấy mối quan hệ khăng khít, bạn bè thâncận giữa hai ông.Hồ Huỳnh (1375 – 1463) tự Nguyên Khiết người Vũ Tiến (nay làThường Châu, Giang Tô). Năm Kiến Văn thứ 2 đậu tiến sĩ, được giaochức Cấp sự trung ở Bộ binh. Năm Vĩnh Lạc nguyên niên (1403) đổilàm Đô cấp sự trung bộ Hộ. Do cái chết của Minh Huệ Đế không rõràng, nên Minh Thành Tổ đã mật sai Hồ Huỳnh đi điều tra khắp thiênhạ, đến năm Vĩnh Lạc 14 mới về kinh, được thăng Lễ bộ tả thị lang.Sau khi Minh Thành Tổ chết, Hồ Huỳnh cùng 4 người khác là cố mệnhđại thần. Tháng 4 năm Tuyên Đức nguyên niên (1426) thăng Thượngthư bộ Lễ. Năm đầu niên hiệu Cảnh Thái sung Thái tử Thái phó. Làmthượng thư bộ Lễ hơn 30 năm, sau về trí sĩ, mất được ban thụy là TrungAn. Ông để lại trước tác có “Chi Hiên Tập”, ngoài ra còn có bài vănbia: “Sắc tứ Pháp Hải thiền tự bi ký” soạn năm Chính Thống 8 (1443)…Về thể chữ triện, đó là một trong năm thể chữ cơ bản của lối viết chữHán, có từ trước thời Tần (gọi là Đại triện) sau khi nhà Tần thống nhấtthiên hạ, chỉnh lý lại chữ viết, Lý Tư đã giản ước cải tiến lại chữ củasáu nước đặt ra lối chữ giản đơn hơn gọi là Tiểu triện (hay Tần triện),Lý Tư cũng được coi là một đại biểu của thư gia viết lối chữ triện tronglịch sử thư pháp, chữ triện của Lý Tư hiện còn thấy trên Thái Sơn khắcthạch.Qua đời Hán lối chữ Triện không tiện dụng nữa, và dần được thay thếbằng các thể chữ khác như lệ rồi khải… Tuy nhiên trong thư pháp, lốichữ triện vẫn được nghiên cứu học tập và viết. Nhiều thư gia nổi danhvới thể chữ này như: Lý Dương Băng đời Đường, Đặng Thạch Như đờiThanh …Lối chữ triện đặc biệt được dùng để viết tiêu đề trên trán bia đá, cáchthức này thông dụng cả ở Việt Nam dưới thời Lê (sau này thì hay viếtchữ khải hơn) và có những người chuyên chỉ viết triện trán bia. Nhưchữ triện trên trán các bia tiến sĩ đầu tiên dựng thời Lê ở Văn Miếu HNđều do Tô Ngại viết.Do vậy có thể thấy, việc Hồ Nguyên Trừng được nhờ viết chữ triện tránbia Phổ đồng tháp ký này chứng tỏ một sự đánh giá nhất định đối vớikhả năng viết chữ triện của ông. Bốn chữ Triện: Phổ Đồng Tháp Ký do Hồ Nguyên Trừng viếtSau đây xin phiên âm và dịch toàn bộ nội dung bia Phổ Đồng Tháp Kýở trên:Phiên âm: Phổ Đồng Tháp KýTư Đức đại phu, Chính trị Thượng khanh Lễ bộ Thượng thư, tiền Tháitử Tân khách, kiêm Quốc tử Tế tửu, Tỳ Lăng – Hồ Huỳnh soạn.Tư Thiện đại phu, Công bộ Thượng thư, Giao Nam – Lê Trừng triệnngạch.Đạo lục ti Hữu huyền nghĩa, kiêm Đại Đức Quán trụ trì, Tiền Đường –Châu Đạo Ninh thư đan.Phổ đồng tháp tại Thuận Thiên phủ, Uyển Bình huyện, Tú Phong tự,khứ thành bát thập lý. Chính Thống cửu niên tứ nguyệt cát thần, trungquý Vũ Ngẫu (…) dĩ thanh thời hạ nhật, du lãm tư tự, ái kỳ sơn xuyêntú lệ, khê lưu hoàn bão, lâm mộc ông uất, tụ khí tàng phong, phục giáptrượng lý, lịch hác kinh khâu, trụ Tú Phong chi tả, tướng kỳ âm dương,quan kỳ hướng bối, thẩm kỳ khí mạch, long huyệt du tại, thành túc vithọ tàng chi sở. Viên phát phổ tâm, dĩ vi độc tư ư kỷ, hạt nhược dữchúng cộng chi? Ngô sài đồng tế thăng bình chi thế, cộng xu điện bệchi gian, túc dạ hành tàng, thân tâm hưu thích võng hoặc bất đồng, sinhký như tư, vong một diệc nghi tụ xứ. Cái nhân chi sinh tử, như âmdương trú dạ, nãi lý chi thường, thế sở nan miễn. Nhân truy niệm tiênbối luân vong chi tế, gián hữu thương tốt vô y nhi bất đắc kỳ sở giả. Dothị cức mộ chúng duyên, dung công vận bích, dự kiến phổ đồng thọtháp nhất tọa, kỳ sùng tam trượng, hữu kỳ ngẫu, phàm hậu chi khí giảquy chân giả tất tàng kỳ phách ư nội, dĩ thỏa kỳ linh. Do thử quan chi,tắc trung quý Vũ công chân khả vị đạt sinh an mệnh như vưu năngtrượng nghĩa tuẫn chúng dĩ toàn thủy chung chi đạo giả dã. Kim phụctrưng dư vi ký, vưu khủng hậu nhân muội kỳ sáng thủy chi do, phế kỳkế thuật chi đạo, tắc di mưu tuy thiện, nhi mẫn kỳ truyền hĩ. Hậu chinhân nhân quân tử, củ năng thể thử nhi sung kỳ nhất niệm chi lươngtâm tương dữ thiện kế thiện thuật tắc nhân nhân vô bất đắc kỳ sở, nhianh linh hằng thỏa ư nội. Nhi Vũ công chư trung quý chi đức nghĩathùy thị du cửu nhi vô cùng hĩ. Dư cố phất từ nhi vi chi ký giả, phỉ đồkỷ Vũ công đẳng chi gia tích diệc dĩ vi hậu thế mộ nghĩa tuẫn chúnggiả chi lươn ...