Danh mục

Ca bản tú tượng đệ bát tài tử tiên chú và truyện thơ Hoa tiên ký (Nguyễn Huy Tự) trên cái nhìn đối sánh về phương diện thể loại

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 263.29 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Truyện thơ Nôm Hoa tiên ký tuy bắt nguồn từ một ca bản của Trung Quốc có tên gọi Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú, song tác giả Nguyễn Huy Tự đã có những sáng tạo riêng để tạo thành một tác phẩm văn học mang tinh thần Việt Nam. Một trong những phương diện thể hiện rõ sự sáng tạo ấy là phương diện thể loại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ca bản tú tượng đệ bát tài tử tiên chú và truyện thơ Hoa tiên ký (Nguyễn Huy Tự) trên cái nhìn đối sánh về phương diện thể loại Ngô Thị Thanh Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 65(03): 78 - 84 CA BẢN TÚ TƯỢNG ĐỆ BÁT TÀI TỬ TIÊN CHÚ VÀ TRUYỆN THƠ HOA TIÊN KÝ (NGUYỄN HUY TỰ) TRÊN CÁI NHÌN ĐỐI SÁNH VỀ PHƯƠNG DIỆN THỂ LOẠI Ngô Thị Thanh Nga* Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Truyện thơ Nôm Hoa tiên ký tuy bắt nguồn từ một ca bản của Trung Quốc có tên gọi Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú, song tác giả Nguyễn Huy Tự đã có những sáng tạo riêng để tạo thành một tác phẩm văn học mang tinh thần Việt Nam. Một trong những phương diện thể hiện rõ sự sáng tạo ấy là phương diện thể loại. Đây là phương diện thể hiện sự “hoán cốt đoạt thai” đầu tiên của Nguyễn Huy Tự. Đồng thời nó cũng thể hiện rõ ý thức dân tộc cũng như truyền thống văn hoá văn học Việt Nam của nhà thơ tài hoa này. Không còn là một thể loại mang đặc trưng “thuật và kể” tỉ mỉ với sự kết hợp của nhiều thể loại (ca bản), Hoa tiên ký đã chuyển sang “gợi và tả” đầy súc tích và cô đọng với hình thức thể hiện duy nhất là thể thơ lục bát thuần dân tộc. Sự chuyển đổi thể loại thực sự đã mở ra một con đường rộng rãi cho những tác phẩm truyện Nôm đời sau kế thừa, phát triển. Từ khoá: Hoa tiên ký - Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú – Thể loại – đối sánh - Nguyễn Huy Tự. Không giống như Nguyễn Du, mượn cốt truyện của một tác phẩm văn xuôi “thường thường bậc trung” trong văn học Trung Quốc để sáng tác, Nguyễn Huy Tự đã mượn cốt truyện từ một ca bản được đánh giá là nổi tiếng nhất của thể loại để phóng tác. Vì thế, thoạt nhìn về hình thức, Trần Quang Huy cho rằng, ca bản Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú (từ đây xin được gọi tắt là Ca bản) và truyện thơ Nôm Hoa tiên ký thuộc cùng một thể loại. Rõ ràng đây là một nhận định chưa thật thoả đáng, bởi nó đã đồng nhất thể thơ với thể loại. Nếu như về mặt thể loại, sự sáng tạo của Nguyễn Du phần nào được độc giả dễ dàng nhận ra là bởi nó đã được chuyển thể từ văn xuôi sang văn vần, và thi hào cũng rất có ý thức khẳng định “bản quyền” của mình khi đặt nhan đề tác phẩm là Đoạn trường tân thanh (tân thanh vốn là một thể thơ cổ, sau này dùng để chỉ thơ ca nói chung); thì với truyện Hoa tiên ký của Nguyễn Huy Tự, chúng ta cần nghiên cứu kỹ về đặc trưng thể loại truyện thơ Nôm mới nhận biết rõ được sự khác nhau giữa Ca bản và truyện thơ Nôm Hoa tiên ký về phương diện này. Thực ra các nhà nghiên cứu như: Nguyễn Huệ Chi, Trần Nho Thìn, Lại Văn Hùng… đã khẳng định ca bản Hoa tiên và truyện Hoa tiên về mặt thể  Tel: 0982548560 , Email: loại là hai tác phẩm “xa cách nhau một trời một vực”. Nhưng sự khác nhau về mặt thể loại biểu hiện cụ thể như thế nào ở chúng thì hầu như các tác giả không phân tích kỹ. Những ý kiến đưa ra của các tác giả trên khi nhận xét về sự chuyển đổi thể loại này của Nguyễn Huy Tự thường chỉ là những ý kiến nhận xét rất khái lược, kiểu như: “ Có thể nào hoàn toàn cách biệt về mặt thể loại mà vẫn đưa lại cho người đọc một cảm xúc thẩm mỹ giống nhau” [8.378] hay “Tác phẩm nguyên tác dù là văn xuôi như Kim Vân Kiều truyện hay là thơ như Đệ bát tài tử Hoa tiên ký, khi gia nhập vào kho tàng văn học Việt Nam đều được nhận một hình thức Việt Nam” [5.110]. Riêng nhà nghiên cứu Lại Văn Hùng có ý bàn sâu hơn cả, nhưng với mục đích chính của cuốn sách là bàn về thành tựu văn chương của cả một dòng văn, nên tác giả dù có bàn cụ thể hơn các nhà nghiên cứu trên một chút thì nó vẫn gây cho độc giả sự “thòm thèm” và chưa thể cảm nhận một cách trọn vẹn và cụ thể sự chuyển đổi của Nguyễn Huy Tự ở phương diện này. Song dù với chỉ hai trang viết nhỏ vừa chỉ ra vừa diễn giải về một số nét riêng đó của hai tác phẩm về mặt thể loại, thì đây cũng là những gợi ý hết sức quan trọng, để chúng tôi bàn sâu hơn về vấn đề này. Ca bản Tú tượng đệ bát tài tử tiên chú thuộc thể loại ca (Mộc ngư ca) trong hệ thống đàn 78 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Ngô Thị Thanh Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ từ vùng Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc. Về hình thức, thứ nhất ca bản cơ bản được viết theo thể thất ngôn cổ phong thỉnh thoảng có những hồi gồm có hai câu ở đầu hồi (giống như tiểu thuyết chương hồi) để chuyển ý. Ví dụ ở hồi 11, 15, 17, 19, 23, 25… trên đầu mỗi hồi có những câu như: Mạc ngôn chủ tỳ tư đàm luận, Tái tụng văn song khách đoạn trường. (Chớ nói vội đến chuyện chủ tớ nhà tiểu thư đàm luận riêng tư những gì, Mà hãy nói ở nơi thư phòng có người khách đang đau đứt ruột.) (Hồi 11 - Phỏng mại thư phòng) Mạn ngôn thục nữ quy hương các, Lương Sinh hiểu khởi tại song tiền. (Khoan hãy nói việc thục nữ quay về khuê phòng, Mà hãy nói việc Lương Sinh buổi sớm ngủ dậy ở trước song.) (Hồi 15 - Dương gia hồi bái) Mạc đạo phu thê tham hảo tế, Hựu đàm khuê các chúng thuyền quyên. (Không nói chuyện vợ chồng tham việc kén rể tốt, Mà hãy nói việc các người đẹp ở chốn khuê phòng.) (Hồi 17 - Ngộ tỳ trần tình) Đình thư mạn giảng hoa gian sự, Hựu đạo Lương gia ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: