Danh mục

Các bệnh lý về xương khớp: Phần 2

Số trang: 206      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.28 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ebook Bệnh thấp khớp: Phần 2 (Tái bản lần thứ bảy có sửa chữa và bổ sung) đại cương các phương pháp thăm khám trong bệnh khớp; các bệnh viêm khớp do thấp; viêm khớp nhiễm khuẩn lao khớp và cột sống; bệnh khớp không do viêm; các bệnh khớp triệu chứng; thấp ngoài khớp; các phương pháp điều trị nội khoa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các bệnh lý về xương khớp: Phần 2Bệnh thấp khớp http://www.ebook.edu.vn 52 PHẦN HAI BỆNH KHỚP CHƯƠNG 1 ĐẠI CƯƠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THĂM KHÁM TRONG BỆNH KHỚP Cũng giống như thăm khám các bộ phận khác, khám một bệnh nhân vềkhớp gồm hỏi bệnh, khám thực thể, chụp X quang và xét nghiệm.I- THĂM KHÁM LÂM SÀNG A/ Khai thác các dấu hiệu cơ năng: 1- Đau khớp: Là triệu chứng chủ yếu khiến bệnh nhân đi khám bệnh, có 2 điểm cần lưu ý: - Phân biệt với đau ở phần không phải khớp như cơ, xương, thần kinh, thường bệnh nhân hay phản ảnh nhầm là đau khớp. - Phân biệt với đau mỏi mình mẩy: đau không có vị trí xác định mà lan tỏa cả bộ máy vận động (cơ xương khớp), hay gặp trong các bệnh toàn thân (cảm cúm, sốt rét …). Cần khai thác các yếu tố: vị trí khớp bị đau, tính chất, mức độ, hướng lan và sự diễn biến. Người ta chia đau khớp thành 2 loại: a- Đau do viêm (nhiễm khuẩn, dị ứng, miễn dịch …): thường đau liên tục, tăng nhiều về đêm, nghỉ ngơi bớt ít. b- Đau không do viêm (hay đau kiểu cơ giới: thoái hóa, dị dạng …): đau tăng khi vận động nhiều, giảm khi nghỉ ngơi, giảm về đêm. 2- Các rối loạn vận động: a- Dấu hiệu “phá gỉ khớp”: bệnh nhân thấy hạn chế vận động khi khởi động, phải làm một số động tác hiện tượng hạn chế này mới hết, khớp như là bị két gỉ phải lay chuyển vài lần mới hoạt động được. Dấu hiệu này hay gặp trong bệnh hư khớp, hư cột sống (thoái hóa). b- Dấu hiệu cứng khớp vào buổi sáng: lúc mới ngủ dậy vào buổi sáng, bệnh nhân cảm thấy khớp xương cứng đờ, khó vận động, phải sau một thời gian từ 1 đến vài giờ mới thấy khớp mềm, cử động dễ dàng, dấu hiệu này thường biểu hiện rõ ở các khớp hai bàn tay, khớp gối. Cứng khớp buổi sáng là dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm khớp dạng thấp.Bệnh thấp khớp http://www.ebook.edu.vn 53 c- Hạn chế các động tác: tùy theo vị trí khớp, tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà khớp có hạn chế vận động ít hay nhiều, liên tục hay từng lúc, được thể hiện bằng các hạn chế đi lại, đứng, ngồi, ngồi xổm, cầm nắm, giơ tay … Hạn chế vận động do nhiều nguyên nhân khác nhau như tổn thương ở khớp, cơ, xương, thần kinh cần phân biệt trong chẩn đoán, hạn chế vận động có thể hồi phục hoặc không hồi phục. 3- Khai thác các biểu hiện bệnh lý trong tiền sử: - Tiền sử cá nhân: chú ý các chấn thương, nghề nghiệp, các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc, các thói quen, các bệnh khớp … - Tiền sử gia đình: khá nhiều bệnh khớp có yếu tố gia đình như viêm cột sống dính khớp, hư khớp nguyên phát, bệnh gút … B/ Triệu chứng thực thể - Khi thăm khám phải kết hợp giữa quan sát, sờ nắn và làm các động tác, do đó nhất thiết phải được cởi bỏ quần áo, khám ở các tư thế đứng, nằm, khám thứ tự từ trên xuống, đối chiếu so sánh hai bên, không quên khám các khớp ít được chú ý như khớp hàm, ức đòn, cùng chậu, khớp vệ … - Thăm khám theo trình tự quan sát màu da bên ngoài, những thay đổi hình thái của khớp, các biến dạng, các tư thế bất thường, sờ nắn tìm những thay đổi của tổ chức phần mềm quanh khớp, đầu xương, khe khớp, các điểm đau, dấu hiệu phù nề, dấu hiệu viêm, dấu hiệu có nước trong khớp … có thể dùng thước đo chu vi khớp để so sánh với bên lành. - Liệt kê các khớp cần thăm khám, nếu có thể sử dụng các sơ đồ vị trí các khớp: cột sống cổ, lưng, thắt lưng, cùng cụt, cùng chậu. Chi trên với các khớp ức đòn, vai, khuỷu, cổ tay, bàn ngón tay, ngón tay gần, ngón tay xa. Chi dưới với các khớp háng, gối, cổ chân, bàn ngón chân. Các khớp khác như khớp hàm, khớp vệ, sườn ức, sườn cột sống. - Dưới đây là những tổn thương thực thể thường gặp: 1- Sưng khớp: là dấu hiệu hay gặp nhất, khớp sưng có thể dễ thấy khi khớp ở nông: ngón tay, cổ tay, gối, cổ chân, khó phát hiện khi khớp ở sâu như khớp háng, vai … Muốn xác định cụ thể hiện tượng sưng khớp người ta dùng thước dây đo chu vi và so sánh với bên lành. Các đặc điểm của sưng khớp cần khai thác:Bệnh thấp khớp http://www.ebook.edu.vn 54 a/ Vị trí và số lượng: sưng một hay nhiều khớp, người ta phân ra 3 loại: một khớp, vài khớp (Bệnh thấp khớp http://www.ebook.edu.vn 55 - Khi thăm khám cần phân biệt 2 loại động tác: vận động chủ động (do bệnh nhân tự làm) và vận động thụ động (do thầy thuốc tác động). Thường thì vận động chủ động và thụ động cùng hạn chế như nhau (do dính khớp hay tổn thương đã lâu), nhưng có khi chủ động hạn chế mà vận động thụ động vẫn tiến hành được. - Đối với từng khớp, phải tiến hành làm tất cả các động tác và so sánh với b ...

Tài liệu được xem nhiều: