Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 4.11 MB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Chính phủ ta đã đề ra chủ trương khuyến khích và đẩy mạnh quá trình khởi nghiệp sáng tạo cũng như hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Bài viết này nhằm phân tích các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam PHẦN III. MÔI TRƯỜNG THỂ CHẾ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO TẠI VIỆT NAM - CƠ HỘI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO TẠI VIỆT NAM ThS. Trần Phạm Huyền Trang ThS. Trần Ngọc Phương Thảo Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Hữu nghị Việt - Hàn Tóm tắt Khởi nghiệp sáng tạo đang là trào lưu và phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ không những ở Việt Nam mà trên toàn thế giới trong những năm gần đây. Số lượng các doanh nghiệp đăng ký khởi nghiệp ngày càng tăng. Tính đến thời điểm 7 tháng năm 2019 có tới 79,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với quy mô vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp tăng mạnh, đạt 12,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giải thể không ít. Trước thực trạng như vậy, Chính phủ ta đã đề ra chủ trương khuyến khích và đẩy mạnh quá trình khởi nghiệp sáng tạo cũng như hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Bài viết này nhằm phân tích các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam. Từ khóa: Khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. 1. Cơ sở lý thuyết về khởi nghiệp sáng tạo, chính sách khởi nghiệp 1.1. Khởi nghiệp sáng tạo Kể từ khi bắt đầu xuất hiện đến nay, có khá nhiều định nghĩa hay cách hiểu về khởi nghiệp sáng tạo và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Trong tiếng Anh, khái niệm startup hoặc start-up được hiểu là việc một cá nhân hay một tổ chức của con người đang trong quá trình bắt đầu kinh doanh, hay còn gọi là giai đoạn đầu lập nghiệp. Như vậy, theo định nghĩa của các học giả phương Tây, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có thể hiểu là một tập hợp các nguồn lực tạm thời (nhân lực, tiền, thời gian…) để đi tìm kiếm một mô hình kinh doanh mới và nhanh chóng xây dựng thành một tổ chức/ doanh nghiệp đạt quy mô, đồng thời có khả năng lặp lại hay nhân rộng tại các thị trường khác nhau; và thường tận dụng công nghệ làm lợi thế cạnh tranh. Tại Việt Nam, theo Luật Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ 2017, khởi nghiệp sáng tạo (startup) là quá trình khởi nghiệp dựa trên việc tạo ra hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao 267 năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng tăng trưởng nhanh.[3] Theo dự thảo Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ định nghĩa, khởi nghiệp là quá trình thực hiện ý tưởng kinh doanh, bao gồm quá trình thành lập và vận hành doanh nghiệp trong vòng 5 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đây có thể xem là khởi nghiệp tự doanh, hay nói cách khác là tương tự với khởi sự doanh nghiệp. Khởi nghiệp sáng tạo (startup) là khởi nghiệp dựa trên nền của sáng tạo (dựa trên một công nghệ mới, hoặc tạo ra hình thức kinh doanh mới, hoặc xây dựng một phân khúc thị trường mới...). Tức là các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phải có sự khác biệt không chỉ với các doanh nghiệp ở trong nước, với tất cả các công ty trước đây và cả với các doanh nghiệp khác trên thế giới. Vì đặc điểm đó nên doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhanh chóng thu hút được đầu tư trong và ngoài nước để phát triển nhanh, ví dụ như Facebook, Google chỉ trong 2-3 năm đã phát triển để trở thành các tập đoàn lớn. Tóm lại, khởi nghiệp sáng tạo (startup) là quá trình khởi nghiệp dựa trên việc tạo ra hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng tăng trưởng nhanh. Theo cách hiểu chung, “Startup” hay khởi nghiệp sáng tạo, là quá trình khởi nghiệp dựa trên các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng tăng trưởng nhanh. Nói đơn giản, startup phải bảo đảm được hai yếu tố là “start” và “up”. “Start” có nghĩa là bạn bắt đầu với một ý tưởng mới, hoặc nếu ý tưởng đó không mới thì cách làm phải đột phá và thường thì gắn với ứng dụng công nghệ. Còn “up” liên quan đến khả năng thương mại hóa và quy mô của thị trường, nghĩa là ý tưởng đó phải có khả năng được triển khai trong thực tế, có khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng, đồng thời phải có khả năng mở rộng được để “up” trong thời gian càng nhanh càng tốt. [3] 1.2. Chính sách khởi nghiệp sáng tạo Chính sách là biện pháp can thiệp của Nhà nước vào một ngành, một lĩnh vực hay toàn bộ nền kinh tế nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định, với những công cụ và giải pháp nhất định và trong một thời hạn xác định. Chính sách khởi nghiệp là công cụ để quản lý doanh nghiệp khởi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam PHẦN III. MÔI TRƯỜNG THỂ CHẾ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO TẠI VIỆT NAM - CƠ HỘI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO TẠI VIỆT NAM ThS. Trần Phạm Huyền Trang ThS. Trần Ngọc Phương Thảo Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Hữu nghị Việt - Hàn Tóm tắt Khởi nghiệp sáng tạo đang là trào lưu và phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ không những ở Việt Nam mà trên toàn thế giới trong những năm gần đây. Số lượng các doanh nghiệp đăng ký khởi nghiệp ngày càng tăng. Tính đến thời điểm 7 tháng năm 2019 có tới 79,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với quy mô vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp tăng mạnh, đạt 12,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giải thể không ít. Trước thực trạng như vậy, Chính phủ ta đã đề ra chủ trương khuyến khích và đẩy mạnh quá trình khởi nghiệp sáng tạo cũng như hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Bài viết này nhằm phân tích các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam. Từ khóa: Khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. 1. Cơ sở lý thuyết về khởi nghiệp sáng tạo, chính sách khởi nghiệp 1.1. Khởi nghiệp sáng tạo Kể từ khi bắt đầu xuất hiện đến nay, có khá nhiều định nghĩa hay cách hiểu về khởi nghiệp sáng tạo và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Trong tiếng Anh, khái niệm startup hoặc start-up được hiểu là việc một cá nhân hay một tổ chức của con người đang trong quá trình bắt đầu kinh doanh, hay còn gọi là giai đoạn đầu lập nghiệp. Như vậy, theo định nghĩa của các học giả phương Tây, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có thể hiểu là một tập hợp các nguồn lực tạm thời (nhân lực, tiền, thời gian…) để đi tìm kiếm một mô hình kinh doanh mới và nhanh chóng xây dựng thành một tổ chức/ doanh nghiệp đạt quy mô, đồng thời có khả năng lặp lại hay nhân rộng tại các thị trường khác nhau; và thường tận dụng công nghệ làm lợi thế cạnh tranh. Tại Việt Nam, theo Luật Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ 2017, khởi nghiệp sáng tạo (startup) là quá trình khởi nghiệp dựa trên việc tạo ra hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao 267 năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng tăng trưởng nhanh.[3] Theo dự thảo Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ định nghĩa, khởi nghiệp là quá trình thực hiện ý tưởng kinh doanh, bao gồm quá trình thành lập và vận hành doanh nghiệp trong vòng 5 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đây có thể xem là khởi nghiệp tự doanh, hay nói cách khác là tương tự với khởi sự doanh nghiệp. Khởi nghiệp sáng tạo (startup) là khởi nghiệp dựa trên nền của sáng tạo (dựa trên một công nghệ mới, hoặc tạo ra hình thức kinh doanh mới, hoặc xây dựng một phân khúc thị trường mới...). Tức là các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phải có sự khác biệt không chỉ với các doanh nghiệp ở trong nước, với tất cả các công ty trước đây và cả với các doanh nghiệp khác trên thế giới. Vì đặc điểm đó nên doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhanh chóng thu hút được đầu tư trong và ngoài nước để phát triển nhanh, ví dụ như Facebook, Google chỉ trong 2-3 năm đã phát triển để trở thành các tập đoàn lớn. Tóm lại, khởi nghiệp sáng tạo (startup) là quá trình khởi nghiệp dựa trên việc tạo ra hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng tăng trưởng nhanh. Theo cách hiểu chung, “Startup” hay khởi nghiệp sáng tạo, là quá trình khởi nghiệp dựa trên các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng tăng trưởng nhanh. Nói đơn giản, startup phải bảo đảm được hai yếu tố là “start” và “up”. “Start” có nghĩa là bạn bắt đầu với một ý tưởng mới, hoặc nếu ý tưởng đó không mới thì cách làm phải đột phá và thường thì gắn với ứng dụng công nghệ. Còn “up” liên quan đến khả năng thương mại hóa và quy mô của thị trường, nghĩa là ý tưởng đó phải có khả năng được triển khai trong thực tế, có khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng, đồng thời phải có khả năng mở rộng được để “up” trong thời gian càng nhanh càng tốt. [3] 1.2. Chính sách khởi nghiệp sáng tạo Chính sách là biện pháp can thiệp của Nhà nước vào một ngành, một lĩnh vực hay toàn bộ nền kinh tế nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định, với những công cụ và giải pháp nhất định và trong một thời hạn xác định. Chính sách khởi nghiệp là công cụ để quản lý doanh nghiệp khởi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Khởi nghiệp sáng tạo Chính sách hỗ trợ doanh nghiệpTài liệu liên quan:
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam
237 trang 37 0 0 -
Quan điểm về khởi nghiệp sáng tạo nhìn từ kinh nghiệm thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam
7 trang 32 0 0 -
Phát triển thị trường hàng hóa trong nước của Việt Nam sau 35 năm đổi mới
10 trang 32 0 0 -
Khởi nghiệp sáng tạo theo sự phát triển các ngành công nghiệp mới
6 trang 31 0 0 -
Quỹ đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam – khung pháp lí và kiến nghị
7 trang 30 0 0 -
Nhà đầu tư thiên thần và vai trò đối với các dự án khởi nghiệp sáng tạo
4 trang 30 0 0 -
Đánh giá chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam
17 trang 29 0 0 -
14 trang 27 0 0
-
Quyết định số 01/2018/QĐ-UBND tỉnh Hòa Bình
5 trang 27 0 0 -
Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
11 trang 26 0 0