Các chính sách tài khóa về nhiên liệu hóa thạch và phát thải khí nhà kính ở Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các chính sách tài khóa về nhiên liệu hóa thạch và phát thải khí nhà kính ở Việt NamBản quyền @ 2012 Chương trình Phát triển Liên Hợp QuốcGiấy phép xuất bản số:Ảnh: United Nations Viet Nam/2011/ ShutterstockThiết kế bìa: Phan Huong Giang/UNDPIn tại Việt NamLời nói đầuChương trình phát triển Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam trân trọng giới thiệu bản báo cáo thảo luậnvề chính sách tài khóa trong ngành nhiên liệu hoá thạch ở Việt Nam.Chúng tôi tiến hành báo cáo này vì sự cấp thiết cần hành động ngay trước những nguyên nhâncủa biến đổi khí hậu toàn cầu. Các khoản trợ giá nhiên liệu hoá thạch trực tiếp hay gián tiếp đềulà nguyên nhân chính làm gia tăng nhanh chóng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu, đồng thờicản trở các tiến bộ về năng lượng tái tạo.Việt Nam không có nghĩa vụ pháp lý để giảm lượng khí thải hoặc thậm chí hạn chế việc tăng thêmlượng khí thải trong tương lai gần, nhưng Việt Nam đã tuyên bố mục tiêu cùng với cộng đồngquốc tế chịu trách nhiệm trong vấn đề này. Việt Nam cùng với những tuyên bố trên đã có nhữnghành động cụ thể rất được hoan nghênh, như xây dựng Chiến lược Tăng trưởng Xanh, và đưaViệt Nam vào vị trí hàng đầu trong cộng đồng quốc tế.Thế giới hiện đang chuẩn bị cho Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Phát triển Bền vững ở Rio deJaneiro vào tháng 6 năm 2012, được gọi là “Rio+20”. Hội nghị này là một sự kiện rất quan trọngđể tăng cường những nỗ lực của tất cả các nước trong việc giải quyết các rào cản chủ yếu đốivới sự phát triển bền vững và đối với một tương lai các-bon thấp để phòng tránh biến đổi khí hậu.Điều quan trọng là Việt Nam và tất cả các nước đang phát triển khác sẽ nhận biết và thực hiệnnhững biện pháp đối phó với biến đổi khí hậu phục vụ cho phát triển kinh tế và xã hội. Cải cáchchính sách tài khóa trong lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch đưa ra khả năng về các tình huống cùngcó lợi như được chỉ ra trong báo cáo này. Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy rằng đạt được kết quảhai bên cùng có lợi một cách thực sự sẽ không đơn giản và dễ dàng, và việc thảo luận và xem xétnhững lợi thế và bất lợi là rất quan trọng.Nghiên cứu cơ bản này đã được thực hiện bởi các chuyên gia trong nước và quốc tế. Các phântích và khuyến nghị trong báo cáo này đã được thảo luận với các chuyên gia cao cấp trong nướctừ các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau cũng như các chuyên gia quốc tế, và được Nhóm Tư vấnChính sách của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc tổng hợp lại. Mọi đóng góp cho báo cáođều được trân trọng ghi nhận.Tôi trân trọng giới thiệu bản báo cáo này và hy vọng bản báo cáo sẽ hỗ trợ các đối thoại chínhsách và sẽ có ích cho các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam, những người quan tâm và cộngđồng quốc tế.Setsuko YamazakiGiám đốc Quốc giaChương Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc tại Việt NamCác chính sách tài khóa nhiên liệu hóa thạch & phát thải khí nhà kính ở Việt NamLời cám ơn và tuyên bố trách nhiệmChương trình Phát triển Liên hợp quốc ở Việt Nam (UNDP-Việt Nam) và Liên minh Châu Âu ởViệt Nam (EU-Việt Nam) đã tổ chức xây dựng ba báo cáo nghiên cứu cũng như báo cáo tổnghợp dựa trên 3 báo cáo này về những khía cạnh khác nhau của chính sách tài khóa trong lĩnh vựcnhiên liệu hoá thạch. Chúng tôi rất cám ơn các nhà tư vấn trong nước và quốc tế đã có nhữngđóng góp quan trọng trong việc xây dựng các báo cáo. [Xin xem phần ghi chú về các tài liệu thamkhảo của các nghiên cứu này].Việc nghiên cứu và đối thoại để xây dựng bản báo cáo thảo luận chính sách này được sự tài trợchủ yếu của Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Tây Ban Nha (AECID) và Dự án EU-Việt NamMUTRAP III (Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa phương III, EuropeAid/126313/C/SER/VN).Trong quá trình hoàn thành các báo cáo nghiên cứu, nhiều chuyên viên, chuyên gia trong nướcvà quốc tế đã tham gia 4 cuộc hội thảo khác nhau, đặc biệt là thông qua các nhận xét đánh giá từnhóm chuyên gia trong nước. Điều này giúp ích đáng kể cho việc định hình các kết luận và kiếnnghị. Chúng tôi đánh giá rất cao những đóng góp của tất cả các đại biểu tham dự hội thảo trongđó có nhóm chuyên gia đánh giá sâu.Những đóng góp từ bên ngoài được UNDP Việt Nam quản lý. Nhóm Tư vấn chính sách củaUNDPViệt Nam đã viết bản báo cáo thảo luận chính sách trên cơ sở tất cả những đóng góp cũngnhư những ý kiến bình luận và kiến nghị của các cán bộ UNDP, Dự án EU-Việt Nam MUTRAP III,và các cơ quan phát triển khác.Báo cáo thảo luận chính sách này được đưa ra để giúp củng cố cho quá trình hoạch định chínhsách ở Việt Nam, trong việc hỗ trợ phát triển bền vững. Tuy nhiên, các ý kiến, phân tích, kết luậnvà kiến nghị được trình bày trong báo cáo này không phải là quan điểm chính thức về chính sáchcủa UNDP, Liên Minh Châu Âu, Chính phủ Tây Ban Nha, hay Chính phủ Việt Nam.Báo cáo thảo luận chính sách này có thể tải xuống từ trang: http://www.undp.org.vn/publications/our-publications và http://www.un.org.vn/en/publications/publications-by-agency/cat_view/126-un-publications-by-agency/90-undp-pub ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
chính sách tài khóa nhiên liệu hóa thạch thải khí nhà kính biến đổi khí hậu phát triển kinh tế phân phối thu thậpGợi ý tài liệu liên quan:
-
203 trang 348 13 0
-
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 288 0 0 -
Giáo trình Kinh tế vĩ mô 1: Phần 1 - ĐH Thương mại
194 trang 279 0 0 -
Cải cách mở cửa của Trung Quốc & kinh nghiệm đối với Việt Nam
27 trang 271 0 0 -
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - PGS.TS. Nguyễn Văn Dần (chủ biên) (HV Tài chính)
488 trang 249 1 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 231 1 0 -
Đề tài Thực trạng và nhưng giải pháp cho công tác quy hoạch sử dụng đất'
35 trang 216 0 0 -
13 trang 210 0 0
-
Đồ án môn học: Bảo vệ môi trường không khí và xử lý khí thải
20 trang 193 0 0 -
Lý thuyết kinh tế và những vấn đề cơ bản: Phần 2
132 trang 193 0 0 -
Đề xuất mô hình quản lý rủi ro ngập lụt đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu
2 trang 184 0 0 -
Bài tập cá nhân môn Biến đổi khí hậu
14 trang 181 0 0 -
161 trang 180 0 0
-
Giáo trình Giáo dục quốc phòng an ninh (Dùng cho hệ cao đẳng nghề - Tái bản lần thứ ba): Phần 2
98 trang 173 0 0 -
Thị trường tiềm năng và tác động của sự phát triển hydrogen xanh đến năm 2050 tại Việt Nam
8 trang 171 0 0 -
Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần II: Bài 5 – ĐH KHTN Hà Nội
10 trang 166 0 0 -
Bài tập lớn Kinh tế dầu khí: Chính sách tài khoá của Ả Rập Xê Út
15 trang 150 0 0 -
Những lợi thế và khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế miền tây Nghệ An
5 trang 150 0 0 -
15 trang 142 0 0
-
Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến thủy sản và đề xuất giải pháp thích ứng
62 trang 135 0 0