Danh mục

Các đặc điểm phát triển ở Côn trùng

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 198.71 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

phát triển phôi: Trứng côn trùng là trứng trung noãn hoàng nên phân cắt bề mặt. Trong quá trình phát triển phôi có hình thành màng ngoài và màng trong tạo thành xoang bao phôi che chở cho phôi khỏi bị khô và va chạm. Đến cuối giai đoạn phôi, đã có hiện tượng phân đốt và hình thành phần phụ ở phần đầu và phần ngực, còn phần bụng chỉ là mầm phần phụ, có thể tiêu biến hay biến đổi sau này....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các đặc điểm phát triển ở Côn trùng Đặc điểm phát triển ở Côn trùngPhát triển phôi: Trứng côn trùng là trứng trungnoãn hoàng nên phân cắt bề mặt. Trong quátrình phát triển phôi có hình thành màng ngoàivà màng trong tạo thành xoang bao phôi chechở cho phôi khỏi bị khô và va chạm. Đến cuốigiai đoạn phôi, đã có hiện tượng phân đốt vàhình thành phần phụ ở phần đầu và phần ngực,còn phần bụng chỉ là mầm phần phụ, có thểtiêu biến hay biến đổi sau này.Phát triển hậu phôi: Có 3 kiểu phát triển hậuphôi:+ Ở côn trùng không có cánh thì phát triển trựctiếp, không có biến thái. Con non có những nétcơ bản giống với trưởng thành, chưa có đủ sốđốt bụng, sau lần lột xác thứ nhất mới đầy đủ.+ Ở côn trùng có cánh thì phát triển cóbiến thái, nghĩa là sâu non mới nở khônggiống với dạng trưởng thành. Tuỳ theo mức độbiến thái mà chia ra: Biến thái không hoàn toànvà biến thái hoàn toàn:Biến thái không hoàn toàn: Thường gặp ở côntrùng có cánh thấp như các bộ Cánh thẳng,Chuồn chuồn, Phù du, Cánh nửa, Cánh đều,Cánh da, Cánh giống... Vòng đời có 3 pha pháttriển là trứng, thiếu trùng và trưởng thành. Sâunon mới nở ra khá giống với trưởng thành vàđược gọi là thiếu trùng (ví dụ như chưa có cánh,chưa đủ số đốt, chưa có hệ sinh dục thứ cấp.).Sau một số lần lột xác (trung bình 4 - 5 lần) đểhoá trưởng thành (hình 9.48).Biến thái hoàn toàn: Thường gặp ở các bộ Cánhcứng, Cánh vảy, Cánh màng, Hai cánh...Vòngđời có 4 pha phát triển là trứng, ấu trùng, nhộngvà trưởng thành.Ấu trùng nở ra từ trứng khác hẳn trưởng thànhvề đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học. Ví dụnhư ấu trùng bướm ăn lá cây, có phần phụ kiểunghiền, còn bướm thì hút mật hoa, có phần phụmiệng hút. Từ ấu trùng để đến được giai đoạntrưởng thành, ấu trùng phải lột xác nhiều lần vàtrải qua pha phát triển mới là nhộng .Pha ấu trùng của côn trùng biến thái hoàn toànthường có hình dạng khác nhau với 3 đôi chânngực và có thêm một số đôi chân ở phần bụng(ấu trùng bộ Cánh vảy) hay tiêu giảm hoàn toàn(ấu trùng bộ Hai cánh). Trên bề mặt cơ thểthường có các gai, lông và màu sắc rất khácnhau. Dựa vào hình dạng ngoài có thể chiathành các kiểu như sâu non dạng dòi (bộ Haicánh), dạng bướm (bộ Cánh vảy), dạng Campo(bộ Ba đuôi), dạng bắp cày (cà niễng, bọ rùa),dạng bọ hung (bọ hung, bọ vừng), dạng sâu nonCyclops (tương tự như giáp xác chân kiếm).Pha nhộng của côn trùng biến thái hoàn toànđược chia là các dạng khác nhau dựa vào đặcđiểm hình thái.Thường gặp hai dạng nhộng chính là nhộng hởvà nhộng kín. Nhộng kín là có các phần phụdính sát vào cơ thể và có một màng mỏng baobọc bên ngoài. Nhộng hở hay nhộng tự do, cácphần phụ của cơ thể nằm tự do, không dình sátvào cơ thể và không có màng bao bọc.Nhộng là giai đoạn đặc trưng của biến thái hoàntoàn, đây không phải là giai đoạn tĩnh mà là sựbiến đổi rất lớn. Là quá trình tiêu mô của giaiđoạn ấu trùng và sinh mô mới của giai đoạntrưởng thành nghĩa là xây dựng lại toàn bộ cấutrúc cơ thể của dạng trưởng thành từ các tế bàođĩa mầm. Mỗi giai đoạn phát triển của côn trùngbiến thái hoàn toàn giữ một chức năng chủ yếucủa loài. Ấu trùng là giai đoạn tích luỹ nănglượng nên chúng ăn rất khoẻ, tham gia tích cựcvào quá trình cải tạo đất hay gây hại lớn cho câytrồng. Trưởng thành là giai đoạn sinh sản, duytrì nòi giống. Pha trưởng thành có nhiều đặcđiểm quan trọng, có lối sống phong phú và hoạtđộng rất tinh tế, thích nghi với cao độ với điềukiện sống của môi trường. Đến giai đoạn trưởngthành côn trùng thường không lớn thêm, làmnhiệm vụ duy trì sinh sản. Trưởng thành có cácđặc điểm như sau:Hiện tượng hai hình (dimorphisme) và nhiều một năm cônhình (polymorphisme). Quatrùng có nhiều thế hệ được hình thành trong cácđiều kiện khác nhau của môi trường sống dovậy thường có hiện tượng hai hình. Ví dụ ở ViệtNam bướm vàng Terias hecabe về mùa đông cóthêm vân hung đỏ ở mặt dưới cánh. Ngoài racách trang trí trên cánh cũng rất khác nhau ởdạng mùa hè và mùa đông. Hiện tượng nhiềuhình là các kiểu hình thái trong cùng một giaiđoạn phát triển và chúng có biến đổi hình dạngngoài nhằm phù hợp với chức năng. Ví dụ trongtổ mối có mối thợ, mối chúa, mối lính...Màu sắc và hình dạng ngụy trang (mimetisme)là hiện tượng phổ biến của côn trùng trưởngthành. Màu sắc ngụy trang có thể là màu sắctổng quát (hoà lẫn chung với màu sắc chungcủa môi trường) hay màu sắc đặc trưng (giốngmàu sắc của môi trường đến chi tiết). Ví dụ nhưloài bướm lá Kalina inachus phổ biến ở vùngrừng núi Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá... khiđậu rất giống với chiếc lá khô. Một số loài côntrùng khác thì có màu sắc báo hiệu hay đe doạ,các màu này rất tương phản và sặc sỡ dễ thấy.Ví dụ như vành đen trên nền đỏ của bọ rùaCoccinella repanda, màu vàng lẫn với màu đỏvà màu đen có tác dụng đe doạ rất mạnh củaong Eumenes.Nhiều loài côn trùng bắt chước hình dạng vàmàu sắc của các loài có nọc độc để bảo vệmình như bướm Trochiliu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: