Danh mục

Các giải pháp để tái cơ cấu ngành nông nghiệp vùng Tây Bắc

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 102.40 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo nghiên cứu, đánh giá tiềm năng phát triển nông nghiệp vùng Tây Bắc. Phạm vi nghiên cứu là lãnh thổ vùng Tây Bắc, bao gồm 4 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu. Nội dung nghiên cứu tập trung chủ yếu vào việc đánh giá thuận lợi và khó khăn trong phát triển nông nghiệp và đề xuất các giải pháp để tái cơ cấu ngành nông nghiệp vùng Tây Bắc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các giải pháp để tái cơ cấu ngành nông nghiệp vùng Tây Bắc JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0077 Social Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 164-172 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÙNG TÂY BẮC Đỗ Thúy Mùi Khoa Sử - Địa, Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt. Tây Bắc là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp hàng hóa. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khá thuận lợi. Địa hình có nhiều cao nguyên rộng lớn, nhiều lòng chảo, thung lũng rộng, thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp và lương thực, thực phẩm đặc sản. Đất đai màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi đặc sản. Khí hậu, nguồn nước rất thuận lợi để tưới tiêu, thâm canh, tăng vụ. Nguồn lao động không đông, nhưng chất lượng lao động ngày càng được nâng lên. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật đang được đầu tư hoàn thiện. Các giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp sẽ giúp cho nông nghiệp của vùng phát triển mạnh mẽ hơn, các nông sản sẽ mang tính chất hàng hóa và có thể cạnh tranh trên thị trường. Từ khóa: Chuyên canh, nông sản, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thâm canh, tăng vụ. 1. Mở đầu Tây Bắc là khu vực tập trung chủ yếu đồng bào các dân tộc ít người. Đời sống kinh tế còn khó khăn. Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu, năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao, nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt [6]. Trong những năm qua, Tây Bắc đã có nhiều nhà máy thuỷ điện xây dựng trên sông Đà, đã làm thay đổi cơ cấu ngành nông nghiệp. Ngoài ra, còn có các dự án trồng cây cao su, cây mắc ca. . . Các dự án đó đã có tác động lớn đến nguồn tài nguyên thiên nhiên của vùng, đến đời sống của nhân dân các dân tộc. Tài nguyên đất, rừng bị thu hẹp do việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện, diện tích đất ngập nước mở rộng hơn. Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến việc thay đổi tập tục, phương thức sản xuất, canh tác. Về đề tài này, đã có một số tác giả nghiên cứu về nông nghiệp của các địa phương trong vùng như Phạm Anh Tuân [4], Nguyễn Thị Hồng Nhung [2], Trần Thị Hằng [1]. . . Tuy nhiên, đối với vùng Tây Bắc, chưa có các công trình nghiên cứu về tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Bài báo này sẽ nghiên cứu về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp cho vùng. 2. Nội dung nghiên cứu Bài báo nghiên cứu, đánh giá tiềm năng phát triển nông nghiệp vùng Tây Bắc. Phạm vi nghiên cứu là lãnh thổ vùng Tây Bắc, bao gồm 4 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu. Nội dung nghiên cứu tập trung chủ yếu vào việc đánh giá thuận lợi và khó khăn trong phát triển nông nghiệp và đề xuất các giải pháp để tái cơ cấu ngành nông nghiệp vùng Tây Bắc. Các dữ liệu, Ngày nhận bài: 15/1/2016. Ngày nhận đăng: 20/7/2017 Liên hệ: Đỗ Thúy Mùi, e-mail: maithuydotb@gmail.com 164 Các giải pháp để tái cơ cấu ngành nông nghiệp vùng Tây Bắc số liệu được cung cấp từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của bốn tỉnh và các kết quả nghiên cứu trong các chuyến đi thực địa. 2.1. Các phương pháp nghiên cứu chính Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu và đặc thù trong môn Địa lí như: phương pháp phân tích số liệu thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp thực địa, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. Dựa trên cơ sở các số liệu thống kê của các Sở, các văn bản báo cáo tổng hợp và kết quả của các chuyến khảo sát thực địa, tác giả đã phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn của ngành nông nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để tái cơ cấu ngành nông nghiệp cho vùng. 2.2. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và sự cần thiết phải tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở vùng Tây Bắc Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là quá trình tiếp tục phát triển nông nghiệp gắn với bố trí, sắp xếp lại các chuyên ngành sản xuất theo nguyên tắc sử dụng tối đa lợi thế so sánh và sử dụng tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra hiệu quả kinh tế, năng lực cạnh tranh cao hơn, bền vững hơn cho toàn ngành, là quá trình phát triển gắn với thay đổi quy mô sản xuất của các chuyên ngành nhằm tạo ra các nông sản phẩm có chất lượng và giá trị cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước, nâng cao thu nhập cho nông dân và đảm bảo tính bền vững. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với vùng Tây Bắc, đưa sản phẩm nông nghiệp của vùng mang tính hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm, tạo ra những sản phẩm đặc trưng riêng của vùng để phát huy lợi thế cạnh tranh trong sản phẩm nông nghiệp. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp để khai thác thế mạnh về tự nhiên, sử dụng các nguồn lực tự nhiên một cách bền vững và hiệu quả. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đóng vai trò thúc đẩy tái cơ cấu nền ...

Tài liệu được xem nhiều: