Danh mục

Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đại học liên thông tại trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 367.94 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hoạt động này đã mang lại những kết quả tốt trong thực tiễn. Tuy vậy, vẫn còn những vấn đề cần giải quyết để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên theo hình thức đào tạo liên thông bậc đại học. Bài viết này đề xuất các giải pháp cụ thể để góp phần hoàn thành tốt sứ mạng đào tạo giáo viên của Trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đại học liên thông tại trường Đại học Sư phạm - Đại học HuếCÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌCLIÊN THÔNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾTÔN THẤT DỤNG - NGUYỄN HỮU HẢOQUÁCH HÒA BÌNH - NGÔ NGỌC ĐÔNG THẢOTrường Đại học Sư phạm - Đại học HuếTóm tắt: Thực hiện phương châm học tập suốt đời và góp phần nâng caochất lượng đội ngũ giáo viên các bậc học, Trường Đại học Sư phạm - Đạihọc Huế đã triển khai đào tạo liên thông từ trình độ cao đẳng sư phạm lêntrình độ đại học sư phạm. Hoạt động này đã mang lại những kết quả tốt trongthực tiễn. Tuy vậy, vẫn còn những vấn đề cần giải quyết để góp phần nângcao chất lượng đào tạo giáo viên theo hình thức đào tạo liên thông bậc đạihọc. Bài viết này đề xuất các giải pháp cụ thể để góp phần hoàn thành tốt sứmạng đào tạo giáo viên của Trường.Từ khóa: liên thông, trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, giải pháp1. ĐẶT VẤN ĐỀĐào tạo đội ngũ giáo viên có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lựccho các cơ sở giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường Đại học Sưphạm - Đại học Huế. Ngoài hệ đại học chính quy, trường đã và đang triển khai đào tạođại học liên thông, văn bằng hai. Những loại hình đào tạo này góp phần đáng kể trongviệc đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên từ trình độ cao đẳng sư phạm lên trình độ đại họcsư phạm. Đối với hình thức đào tạo đại học liên thông, Trường Đại học Sư phạm Huếđã có kinh nghiệm tổ chức đào tạo từ thập niên 90 của thế kỷ XX dưới tên gọi đại họcchuyên tu và đã cung cấp cho xã hội hơn 30 nghìn giáo viên. Những thành tựu đạt đượcrất nhiều và đã được các Sở giáo dục và đào tạo đánh giá cao. Tuy vậy, trong quá trìnhtriển khai đào tạo vẫn còn có những bất cập cần khắc phục để nâng cao chất lượng đàotạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thầncủa Nghị quyết 29/NQ/TW. Bài viết này trình bày những kết quả khảo sát thực trạng vàđề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo đại học liên thông tại TrườngĐại học Sư phạm - Đại học Huế.2. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC TRẠNGĐể đánh giá thực trạng đào tạo đại học liên thông tại Trường Đại học Sư phạm - Đạihọc Huế, chúng tôi sử dụng các phương pháp: điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn… Đốitượng khảo sát bao gồm cán bộ quản lý, giảng viên và học viên đang theo học các lớpliên thông của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế tại 5 cơ sở đặt lớp: Trường Caođẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế, Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang, Trường Đạihọc Đồng Nai, Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu và Trường Đại học AnGiang. Số lượng khảo sát bao gồm:- Giảng viên và cán bộ quản lý: 52 ngườiTạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 03(35)/2015: tr. 115-124116TÔN THẤT DỤNG và cs.- Học viên đang theo học: 179 người theo học các ngành: Vật lý, Sinh học, Giáodục Tiểu học, Giáo dục Mầm Non và Kỹ thuật công nghiệp.- Phiếu hỏi ý kiến của giảng viên và cán bộ quản lý gồm 53 câu hỏi và phiếu hỏi ýkiến học viên gồm 46 câu hỏi liên quan đến các phương diện cần khảo sát.Số liệu khảo sát được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học và phần mềm SPSS19.0 để cho kết quả về thực trạng đào tạo đại học liên thông tại Trường Đại học Sưphạm - Đại học Huế.3. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC LIÊN THÔNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯPHẠM - ĐẠI HỌC HUẾTừ năm 2008 Trường Đại học Sư phạm Huế triển khai đào tạo đại học liên thông theoQuyết định số 06/2008/BGD&ĐT ngày 13/2/2008 quy định về đào tạo liên thông trình độcao đẳng, đại học và đến ngày 25 tháng 12 năm 2012 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hànhThông tư 55/2012/TT-BGDĐT Quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng đại họcthay thế cho Quyết định 06/2008/QĐ-BGDĐT. Những thay đổi trong các văn bản của BộGiáo dục và Đào tạo có tác động mạnh đến quá trình tổ chức đào tạo liên thông củaTrường. Dưới đây là kết quả khảo sát trên một số phương diện mà chúng tôi quan tâm:3.1. Về tuyển sinhBảng 1. Số lượng học viên đại học liên thông tuyển sinh từ 2012 đến 2014của Trường Đại học Sư phạm - Đại học HuếTTCơ sở đặt lớpTuyển sinh 2012Tuyển sinh 2013Tuyển sinh 20141CĐSP Quảng Trị134212352TTGDTX Quảng Trị540543CĐSP Thừa Thiên Huế6672242084CĐSP Nha Trang3643791725CĐCĐ Bình Thuận23401346Đại học Đồng Nai149007CĐSP Tây Ninh12476988CĐSP Bà Rịa -Vũng Tàu1492431749Đại học An Giang043381821953893Tổng cộngSố lượng tuyển sinh ngày càng giảm, nhất là sau khi thực hiện Thông tư 55/2012 của BộGiáo dục và Đào tạo. Trường đã có nhiều biện pháp để thực hiện tốt công tác tuyển sinh.Kết quả điều tra cán bộ quản lý và người học được thể hiện trong Bảng 2.NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC LIÊN THÔNG...117Bảng 2. Kết quả thăm dò ý kiến cán bộ quản lý - giảng viên, học viênvề mức độ đáp ứng của công tác tuyển sinhTT12MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNGNỘI DUNGNhà trường có kế hoạch tuyểnsinh rõ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: