Danh mục

Các giải pháp tăng cường phối hợp giữa ngành giáo dục với gia đình, đoàn thể, các lực lượng xã hội trong việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 312.05 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đưa ra một số các giải pháp tăng cường phối hợp giữa ngành giáo dục với gia đình, đoàn thể, các lực lượng xã hội trong việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các giải pháp tăng cường phối hợp giữa ngành giáo dục với gia đình, đoàn thể, các lực lượng xã hội trong việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đườngCÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHỐI HỢP GIỮA NGÀNH GIÁO DỤCVỚI GIA ĐÌNH, ĐOÀN THỂ, CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỘI TRONG VIỆC XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC AN TOÀN, LÀNH MẠNH, THÂN THIỆN, PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Phòng GD&ĐT Thành phố Vinh Môi trường giáo dục là tất cả các điều kiện về vật chất và tinh thần có ảnhhưởng đến hoạt động giáo dục, học tập rèn luyện và phát triển của người học.Trong thời gian vừa qua, môi trường giáo dục ở nhiều địa phương đã được nânglên rõ rệt, trong đó có địa phương thành phố Vinh. Năm học 2018 - 2019, toànthành phố có 27400 trẻ cấp học mầm non với tổng số nhóm, lớp 1014; 34035học sinh cấp tiểu học với tổng số lớp là 806; 17155 học sinh cấp THCS với 414lớp. Các em được học tập, vui chơi và phát triển trong một môi trường giáo dụcan toàn, lành mạnh, thân thiện. Cơ sở vật chất của các trường học được đầu tưkhang trang, an toàn, trang thiết bị dạy học đầy đủ,tiện nghi hiện đại, cảnh quantrường lớp sạch đẹp. Công tác giáo dục đạo đức lối sống, kỹ năng sống của cácnhà trường có nhiều chuyển biến và bước đầu đạt hiệu quả. Nhiều học sinh đượctham gia các buổi nói chuyện chuyên đề, các buổi sinh hoạt ngoại khóa về chủđề pháp luật, các hoạt động văn hoá, thể thao, hoạt động tập thể vui chơi, giải trílành mạnh; các hoạt động Đoàn, Đội, hoạt động tình nguyện, thiện nguyện cũngđược nhiều trường quan tâm. Nhiều câu chuyện hay, những bài học sâu sắc, hìnhảnh đẹp về tình thầy cô, bạn bè, mái trường... đã được nêu gương. Với nhữnghình thức và cách thức tổ chức phong phú, đa dạng, phù hợp, các trường học đãtạo cho học sinh có cơ hội được gần gũi, biết thông cảm, chia sẻ, biết yêuthương, tôn trọng lẫn nhau, biết kìm chế cảm xúc trong những hoàn cảnh cụ thể,đặc biệt các em có thêm kiến thức về pháp luật và biết cách tự phòng vệ bảnthân trước nguy cơ bị bạo lực, xâm hại. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, tổ tư vấn tâm lý các nhà trườngđã phát huyđược vai trò, trách nhiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh, góp phần làmcho môi trường giáo dục được an toàn, lành mạnh, giảm thiểu tối đa hiện tượngbạo lực học đường. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong thời gian qua, tạimột số trường học trên địa bàn thành phố Vinh vẫn còn xảy ra tình trạng mất an 155ninh, an toàn trường học, vi phạm đạo đức nhà giáo như: Học sinh bị tai nạnthương tích do điều kiện cơ sở vật chất trong trường học không đảm bảo; họcsinh đánh nhau; phụ huynh học sinh hành hung, gây thương tích, xúc phạm nhânphẩm, danh dự nhà giáo, tinh thần, thể chất học sinh; giáo viên có hành vi thiếuchuẩn mực sư phạm. Vậy, để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, không bạo lựchọc đường thì sự phối hợp giữa ngành giáo dục với gia đình, đoàn thể, các lựclượng xã hội là vô cùng quan trọng. Các cơ sở giáo dục cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường vàgia đình thông qua vai trò của giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp, hệthống sổ liên lạc thông thường, sổ liên lạc điện tử, điện thoại và các phương tiệntruyền thông qua mạng internet rất thông dụng như thư điện tử (email), zalo,viber, messenger, facebook… để thường xuyên nắm bắt tình hình gia cảnh, hoàncảnh, diễn biến tâm lý của học sinh; kịp thời thông tin đến cha mẹ học sinh tìnhhình tu dưỡng, rèn luyện và kết quả học tập của con em họ, qua đó động viên,chia sẻ và uốn nắn từng biểu hiện hành vi của học sinh, kể cả những sai phạm,biểu hiện lệch chuẩn. Duy trì nền nếp việc họp phụ huynh học sinh đầu năm học,kết thúc học kỳ I và cuối năm học để thông tin đến gia đình học sinh tình hìnhhọc tập của con em và bàn giải pháp phối hợp giáo dục. Ở đây, vai trò của ngườigiáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp là vô cùng quan trọng. Người giáoviên không chỉ làm nhiệm vụ giảng dạy, tổ chức các hoạt động giáo dục, mà cònphải quản lý, theo dõi sát sao sự tiến bộ của học sinh, nhất là học sinh có hoàncảnh đặc biệt, khó khăn. Mặt khác, mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình thểhiện rõ qua hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường và lớp. Nhiềutrường học duy trì rất tốt hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường,lớp. Ban đại diện cha mẹ học sinh đã giúp nhà trường thực hiện tốt công tác tàitrợ giáo dục, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, phối hợp tổ chức cáchoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo,... vàquản lý, giáo dục, chăm sóc học sinh để các em được học tập trong môi trườngan toàn, lành mạnh. Các cơ sở giáo dục thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban,ngành, tổ chức đoàn thể xã hội ở địa phương để quản lý và giáo dục học sinh, tổchức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, giáo dục lý tưởng, đạođức, lối sống, kỹ năng sống, xây dựng và thực hiện Bộ quy tắc ứng xử văn hóa 156trong nhà trường, giáo dục quốc phòng, an ninh, giáo dục pháp luật, ý thức tráchnhiệm công dân, chấp hành các quy định về giao thông, phòng, chống ma túy,phòng chống bạo lực học đường, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội,... gópphần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tạo điều kiện để học sinh pháttriển nhân cách toàn diện. Các cơ sở giáo dục cần thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp với cácsở, ban, ngành, đoàn thể, các lực lượng xã hội trong việc quản lý, giáo dục họcsinh, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiện đại và có văn hoá.Bên cạnh giáo dục chính khóa, tăng cường phối hợp tổ chức đa dạng, phongphú, sáng tạo các hoạt động giáo dục ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, trải nghiệmsáng tạo, tạo sân chơi lành mạnh để học sinh có cơ hội phát triển những phẩmchất và năng lực bản thân. Mặt khác, các cấp chính quyền, ban, ngàn ...

Tài liệu được xem nhiều: