Danh mục

Các hình thức sở hữu, chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu, cơ cấu hội đồng trường và lộ trình chuyển qua tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 10.01 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Các hình thức sở hữu, chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu, cơ cấu hội đồng trường và lộ trình chuyển qua tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam trình bày các nội dung: Chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu của các cơ sở giáo dục đại học; Những bất cập và hệ lụy trong triển khai cơ chế hội đồng trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các hình thức sở hữu, chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu, cơ cấu hội đồng trường và lộ trình chuyển qua tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU, CHỦ SỞ HỮU, ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU, CƠ CẤU HỘI ĐỒNG TRƯỜNG VÀ LỘ TRÌNH CHUYỂN QUA TỰ CHỦ CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM Lê Viết Khuyến Hiệp hội các trường ĐH,CĐ Việt Nam Tóm tắt : Trong tự chủ đại học Nhà nước không thể trao quyền tự chủ trườngđại học cho một cá nhân mà phải cho một tập thể lãnh đạo và tập thể đó phải thực sự làtổ chức quyền lực cao nhất trong trường. Đó chính là Hội đồng trường (HĐT). Bởi vậythành lập HĐT là khâu đột phá trong tiến trình trao quyền tự chủ cho các trường đạihọc. Tuy nhiên, cơ cấu nhân sự cuả HĐT, phương thức làm việc và uy lực của nó lạiphụ thuộc rất nhiều vào hình thức sở hữu, chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu của loạihình trường đại học, phụ thuộc mức độ tự nguyện chuyển quyền lực của chủ sở hữucho chính HĐT.Do đó các trường đại học không thể « dàn hàng ngang » cùng « đi vào»tự chủ mà từng trường phải chủ động xây dựng lộ trình riêng cho mình.Các quy địnhcủa nhà nước cũng cần thể hiện tinh thần đó thì chủ trương tự chủ đại học mới thực sựđi vào cuộc sống. I. CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Nhà nước đã có một hành lang pháp lý gắn việc đầu tư với một số loại hình sởhữu tài sản để thu hút người dân tham gia hoạt động xã hội hóa nhằm phát triển giáodục đại học. 1. Trước năm 2015 , theo Bộ Luật Dân sự 2005,Việt Nam có các hình thức sởhữu cơ bản như sau : * Sở hữu Nhà nước Từ sau năm 1975 các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước chỉ có một hình thứcsở hữu duy nhất là sở hữu Nhà nước (Điều 200 Bộ Luật Dân sự 2005). Các trường đềuchịu quản lý trực tiếp của một cơ quan nhà nước, thường được gọi là “Cơ quan/Bộ chủquản”. * Sở hữu tập thể Đầu những năm 90 một số trường đại học dân lập (ĐHDL) ra đời theo sáng kiếncủa các nhà giáo, nhà khoa học. Trước nhu cầu bức thiết của công tác quản lý, đầu năm1994 Bộ trưởng Bộ GD & ĐT ký ban hành quy chế tạm thời ĐHDL “với mục đíchkhông kinh doanh, không vụ lợi cá nhân. Kinh phí hoạt động thường xuyên của trườngĐHDL chủ yếu từ các nguồn ngoài ngân sách Nhà nước” (QĐ 196/TCCB ngày21/1/1994 của Bộ GD & ĐT). Sáu năm sau, Thủ tướng chính thức ban hành Quy chế Trường đại học dân lập.nói rõ “huy động các nhà giáo, nhà đầu tư cùng đóng góp công sức, kinh phí và cơ sởvật chất” và đồng thời tuyên bố “ Tài sản của trường thuộc quyền sở hữu tập thể củanhững người góp vốn đầu tư, các giảng viên, cán bộ và nhân viên nhà trường” (Điều208 Bộ Luật Dân sự 2005); “ Tài sản của trường ĐHDL sau khi trừ phần vốn góp củatập thể, cá nhân và phân chia cho các hoạt động của trường, kể cả trả lãi vốn vay, vốn 529góp, là tài sản không chia thuộc sở hữu tập thể của nhà trường” (QĐ 86 QĐ-TTg18/7/2000). * Sở hữu chung của cộng đồng Đến năm 2005 Luật Giáo dục 2005 định nghĩa lại: “ Trường dân lập do cộngđồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạtđộng”. Đối chiếu với Bộ Luật Dân sự (Điều 220) thì tài sản của trường dân lập (theoLuật Giáo dục 2005) thuộc sở hữu chung của cộng đồng. Tuy nhiên Nghị định75/2006/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục 2005 không chophép lập các trường dân lập ở khu vực GDĐH (?), dẫn tới Quyết định 122/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định các trường đại học dân lập phải chuyển qualoại hình trường đại học tư thục. Tám năm sau loại hình trường do cộng đồng đầu tư lạiđược nhắc trở lại ở Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương Khóa XI. * Sở hữu tư nhân Từ năm 2005, Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân góp vốn, ”đưa tài sản vàonhà trường để thành chủ sở hữu của nhà trường” (QĐ 14/2005/QĐ-TTg và QĐ61/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ).Theo Bộ Luật Dân sự 2005, những trườngnày có tài sản thuộc sở hữu tư nhân (Điều 211). 2. Từ năm 2015 trở lại đây: Theo Bộ Luật dân sự 2015, khái niệm về các hình thức sở hữu đã có sự thay đổirất lớn. Theo bộ luật này, trong lĩnh vực giáo dục đại học có thể sẽ có các hình thức sởhữu sau: *Sở hữu toàn dân (Điều 197 Bộ Luật dân sự 2015): Sở hữu toàn dân bao gồm “ đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản,nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời... và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý”. Rõ ràngvới loại sở hữu này, cộng đồng xã hội (tức toàn dân) là chủ sở hữu, còn Nhà nước chỉ là“đại diện cho chủ sở hữu”: Như vậy, tất cả các cơ sở giáo dục đại học lâu nay thuộc sở hữu Nhà nước(trường công lập) nay phải chuyển sang sở hữu toàn dân lấy cộng đồng xã hội là chủ sởhữu. *Sở hữu riêng (Điều 205 Bộ Luật dân sự 2015) Sở hữu ri ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: