Danh mục

Các kênh truyền thông không chính thức trong công tác truyền thông dân số, kế hoạch hóa gia đình ở nước ta hiện nay - Trương Xuân Trường

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 320.70 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (0 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong công tác nghiên cứu và hoạt động thực tiễn về truyền thông dân số của nước ta hiện nay đã đến lúc cần xem xét và chú ý đến vai trò của các kênh truyền thông không chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết "Các kênh truyền thông không chính thức trong công tác truyền thông dân số, kế hoạch hóa gia đình ở nước ta hiện nay" dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các kênh truyền thông không chính thức trong công tác truyền thông dân số, kế hoạch hóa gia đình ở nước ta hiện nay - Trương Xuân TrườngXã hội học, số 1 - 1998 93Các kênh truyền thông không chính thứctrong công tác truyền thông dân số - kế hoạch hoá gia đìnhở nước ta hiện nay TRƯƠNG XUÂN TRƯỜNG Trong công tác nghiên cứu và hoạt động thực tiễn về truyền thông dân số ở nước ta hiệnnay, đã đến lúc cần xem xét và chú ý đến vai trò của các kênh truyền thông không chính thức. Bởimấy lẽ sau: 1) Đó là các kênh mà chúng ta rất khó kiểm soát dù là mong muốn; 2) Nó luôn luôn tồntại bên cạnh con người và hoà nhập vào mọi hoạt động sống của họ; nó vốn tồn tại từ lâu và nóluôn luôn ảnh hưởng đến mọi hành vi của con người. Trong công tác truyền thông dân số nó có thểlà yếu tố cộng hưởng, thúc đẩy, cũng có thể là ngăn cản, triệt tiêu xu hướng tích cực. Thực chất nólà môi trường sống, là hoàn cảnh sống của con người cụ thể được biểu hiện bằng những giao lưu,xúc tác xã hội cụ thể. Ở đây chúng tôi tạm đưa ra và khu biệt 4 nhóm thuộc các kênh truyền thôngkhông chính thức là: gia đình, thân tộc và làng xóm, bạn bè và người khác, các dịch vụ y tế và vănhoá tư nhân. Trước hết gia đình là một tổ chức căn bản của xã hội. Tổ chức xã hội ấy nguyên khai vàcũng bền vững như chính xã hội vậy. Với các chức năng đặc thù của mình, gia đình đã biến mộtloại động vật bậc cao (là con người sinh vật) trở thành con người trước khi gia nhập xã hội, sau đómới được xã hội hoá nhiều lần để trưởng thành hơn. Vì thế gia đình với kết cấu và các quan hệ củanó là một kênh truyền thông vô cung quan trọng có ảnh hưởng tới nhận thức và hành vi của conngười. Trong các quan hệ gia đình thì quan trọng nhất, cơ bản nhất là quan hệ vợ chồng. Vai tròcủa quan hệ này, ở Việt Nam từ xưa đã có những câu như: Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũngcạn, hay Con thương cha không bằng bà chăm ông... Các quan hệ khác như bố con, ông cháu...nghĩa là các quan hệ thế hệ trong gia đình, không phải là không quan trọng nhưng vẫn xếp sau quanhệ vợ chồng. Vì lẽ, thứ nhất cùng với sự giải thể của chế độ gia trưởng thì vị trí của người chủ giađình đã và đang thay đổi. Mặt khác cùng với biến đổi của cơ cấu gia đình hiện nay, loại gia đình tamtứ đại đồng đường không còn là một bộ phận đáng kể trong xã hội và nhất là không còn được xem làmột chuẩn giá trị trong nhận thức của người dân; và cuối cùng với cơ chế thị trường cùng những biếnđổi xã hội khác, mà vị trí của người con cũng đã ít nhiều thay đổi. Trong gia đình, quan hệ vợ chồng, vìthế là điểm trung tâm nối liền với việc cho ra đời một đứa trẻ tương lai. Thân tộc và làng xóm là nhóm những quan hệ xã hội ở cấp độ rộng hơn gia đình, là nhữngcộng đồng gần gũi và gắn bó mật thiết nhất đối với gia đình, nhất là gia đình ở nông thôn. Từ tronglịch sử đó là môi trường sống và thành đạt của người nông dân. Đương nhiên với những chuyểnđổi của lịch sử mà ngày nay các quan hệ này cũng đã khác trước. Tuy nhiên nó vẫn là kênh truyềnthông giữ nguyên vị trí quan trọng của nó. Mặt khác chính với những chuyển đổi xã hội - kinh tế đãvà đang diễn ra mà cần thiết, phải khảo sát và nghiên cứu những quan hệ xã hội này. Bạn bè và người khác: theo nghĩa chung nhất nói đến bạn bè là nói tới những người cùngtâm tình, cùng chí hướng, thì ở nông thôn có thể nói thêm, bạn bè thường là những người cùng tuổi,cùng giới tính, có thể cùng làng hoặc khác làng với nhau và luôn có những tiếp xúc và trao đổithông tin với nhau. Còn nói đến người khác là những giao lưu xã hội, tức là những tiếp xúc giữađối tượng truyền thông và những người khác có thể quen biết hoặc không quen biết trong các hoạtđộng sống đa dạng của đối tượng, ví dụ như những tiếp xúc ở chợ búa, hội hè, một chuyến đi chơi,hoặc trong một đám đông nào đó. Các dịch vụ y tế - sức khoẻ và văn hoá tư nhân trở thành một kênh truyền thông quantrọng kể từ khi nền kinh tế thị trường xác lập được vị trí, trở thành nhân tố quan trọng trong sự vậnhành của nền kinh tế - xã hội đất nước. Nếu ở các thành phố nước ta, các dịch vụ y tế - sức khoẻ vàvăn hoá tư nhân đã là một thực tế có tính phổ biến thì ở nông thôn kể từ sau khoá 10, nhất là trongvòng dăm ba năm nay cũng bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Về dịch vụ y tế - sức khoẻ tư nhân ở nôngthôn có thể kể đến một đội ngũ bao gồm những y bác sĩ về hưu, những thầy thuốc đông y, thầy lang Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn94 Diễn đàn.....chuyên khám và chữa bệnh ở nhà, ở cửu hiệu, là những dược sĩ, y tá buôn bán thuốc. Họ đang thựcsự trở thành một bộ phận trong lĩnh vực y tế và sức khoẻ của đời sống nông thôn hôm nay. Nói đếndịch vụ văn hoá tư nhân là nói đến hệ thống những cửa hàng, cửa hiệu buôn bán và cho thuê bănghình, băng cát sét về đủ thứ nội dung và thể loại nghệ thuật, là các tư nhân cho thuê loa đài và tổchức các đám cưới, đám tang, là các thầy chùa, thầy mo, thầy cúng vốn có từ trong lịch sử được táihiện trong các hoạt động tín ngưỡng, tinh thần của cuộc sống hôm nay. Chúng tôi cho rằng các dịchvụ y tế - sức khoẻ và văn hoá tư nhân là một kênh truyền thông rất đáng lưu ý nghiên cứu khi khảo sátvề truyền thông dân số tại địa bản cư dân nông nghiệp. Để minh chứng cho một số quan điểm đã đề cập chúng tôi xin nêu lên một số chỉ báo qua cáccuộc khảo sát xã hội học gần đây. Từ đó phân tích và có những nhận xét bước đầu xung quanh vai tròvà ý nghĩa của các kênh truyền thông không chính thức trong thực tiễn hoạt động dân số - kế hoạch hoágia đình ở nước ta những năm vừa qua. Trước hết là nguồn thông tin về dân số - kế hoạch hoá gia đìnhvà những tác động để đối tượng thực hiện các biện pháp tránh thai có bảng 1 và bảng 2. Bảng 1: Anh (chị) biết được thông tin kế hoạch hoá gia đình từ đâu? (%) Các phương án Chung Giới tính Độ tuổi Nghề nghiệp Tôn giáo ...

Tài liệu được xem nhiều: