Danh mục

Các loại ống thông và ống dẫn lưu phẫu thuật (Kỳ 2)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 205.66 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dẫn lưu trong phẫu thuật: Dẫn lưu phẫu thuật là biện pháp để giải thoát dịch khỏi một khoang cơ thể nhất định.2.1. Những nguyên tắc dẫn lưu trong phẫu thuật: + Lựa chọn phương pháp dẫn lưu phải phù hợp với tính chất, số lượng của chất cần dẫn lưu và vị trí giải phẫu của nơi cần dẫn lưu.+ Khi đã đạt được mục đích thì phải sớm rút bỏ dẫn lưu.+ Phải lựa chọn vật liệu làm dẫn lưu thật thích hợp: đủ mềm để tránh làm tổn thương tổ chức, không gây kích thích...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các loại ống thông và ống dẫn lưu phẫu thuật (Kỳ 2) Các loại ống thông và ống dẫn lưu phẫu thuật (Kỳ 2) 2. Dẫn lưu trong phẫu thuật: Dẫn lưu phẫu thuật là biện pháp để giải thoát dịch khỏi một khoang cơ thểnhất định. 2.1. Những nguyên tắc dẫn lưu trong phẫu thuật: + Lựa chọn phương pháp dẫn lưu phải phù hợp với tính chất, số lượng củachất cần dẫn lưu và vị trí giải phẫu của nơi cần dẫn lưu. + Khi đã đạt được mục đích thì phải sớm rút bỏ dẫn lưu. + Phải lựa chọn vật liệu làm dẫn lưu thật thích hợp: đủ mềm để tránh làmtổn thương tổ chức, không gây kích thích tổ chức, đủ bền để không bị phân hủytrong tổ chức và đủ trơn để dễ dàng rút bỏ. 2.2. Các phương pháp dẫn lưu phẫu thuật: + Dẫn lưu mở: Là loại dẫn lưu tạo nên đường thông giữa một khoang cơ thể ra bề mặt da.Loại dẫn lưu mở thường thấy nhất là dẫn lưu Penrose, được làm từ caosu latexmềm đường kính 0,6 - 2,5 cm. Nó dùng để dẫn lưu mủ, huyết thanh, máu hoặc các chất dịch trong cáckhoang cơ thể. Thường phải đặt một gạc thấm lên trên dẫn lưu để thấm hết chỗdịch được dẫn lưu ra. Tùy theo hiệu quả mà dẫn lưu Penrose có thể được rút bỏ ngay hoặc dầndần (1 - 2 cm/ngày). Cần chú ý là nó có nguy cơ gây nhiễm trùng thứ phát do đókhông nên để lâu nếu không cần thiết. + Dẫn lưu kín có hút (closed-suction drain): Các dẫn lưu kín có hút thường dùng để dẫn lưu dịch thanh huyết hoặc máuở các vùng mổ bị bóc tách nhiều, xung quanh các miệng nối thông trong phúcmạc, dịch trong khoang màng phổi... Chúng thường là các catheter đủ cứng, cónhiều lỗ ở đầu, làm từ chất polyvinyl chloride có tráng silicon. Cần phải theo dõi số lượng và tính chất của dịch dẫn lưu để quyết định rútbỏ dẫn lưu khi đã đạt được mục đích (thường trong 24 - 72 giờ). Mặc dù có tỉ lệ nhiễm trùng thứ phát thấp nhưng nó có thể có các biếnchứng như: gây xước và ăn mòn vào các cơ quan và mạch máu xung quanh, khirút bỏ dẫn lưu có thể bị đứt hoặc rách nên phải mổ để lấy bỏ... + Dẫn lưu Penrose có hút kín: Là phương pháp kết hợp dẫn lưu hút kín và dẫn lưu Penrose mở, sử dụnghiện tượng mao dẫn của dẫn lưu Penrose nhưng duy trì hút kín để tránh hiện tượngô nhiễm vi khuẩn từ ngoài vào vết thương. Dẫn lưu kiểu này có hai ống, một ống có đầu ra hoạt động theo nguyên tắcmao dẫn, còn một ống có đục lỗ ở đầu trong và được hút thông qua hệ thống hútkín. + Dẫn lưu hai đầu (sump drains): Các dẫn lưu hai đầu thường là các ống dẫn lưu to, có 2 hoặc nhiều nòng đểcó thể vừa bơm rửa vừa hút ra. Thường phải tiến hành phẫu thuật để đặt các dẫnlưu này. Ưu điểm của nó là kết hợp bơm rửa và hút nên có thể làm sạch được cáckhoang cơ thể có chất cần dẫn lưu phức tạp với số lượng lớn (có các chất hoại tử,dò ruột lượng dịch lớn...), tuy nhiên nó cũng có nguy cơ nhiễm trùng thứ phát cao. + Dẫn lưu catheter: Dẫn lưu catheter thường được dùng để điều trị các ổ apxe hoặc các khoangđọng dịch khác trong cơ thể. Thường tiến hành đặt các catheter này vào ổ áp xebằng phẫu thuật hoặc qua da dưới hướng dẫn của siêu âm hay CT. Sau khi đặt catheter thì để dẫn lưu hoạt động theo cơ chế trọng lực hoặc hútchủ động bằng máy hút.

Tài liệu được xem nhiều: