Danh mục

Các nguyên lý của triết học pháp quyền (kỳ 2)

Số trang: 41      Loại file: pdf      Dung lượng: 367.41 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khoa học triết học về pháp quyền có đối tượng [nghiên cứu] là Ý niệm về pháp quyền, [tức] Khái niệm về pháp quyền và việc hiện thực hóa Khái niệm ấy. Triết học chỉ làm việc với những Ý niệm chứ không phải với những gì thường được gọi là những khái niệm đơn thuần.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nguyên lý của triết học pháp quyền (kỳ 2)Các nguyên lý của triết học pháp quyền (kỳ 2)Chủ Nhật, ngày 8 Tháng Chín năm 2013 G. W. F. HEGEL CÁC NGUYÊN LÝ CỦA TRIẾT HỌC PHÁP QUYỀN (GRUNDLINIEN DER PHILOSOPHIE DES RECHTS) BÙI VĂN NAM SƠN dịch và chú giải --- o0o --- DẪN NHẬP [Khái niệm về Pháp quyền, Triết học Pháp quyền, Ý chí, và Tự do] §1Khoa học triết học về pháp quyền có đối tượng [nghiên cứu] là Ý niệm về phápquyền, [tức] Khái niệm về pháp quyền và việc hiện thực hóa Khái niệm ấy. Triết học chỉ làm việc với những Ý niệm chứ không phải với những gì thường được gọi là những khái niệm đơn thuần. |Trái lại, nó còn vạch rõ sự phiến diện và sự vô-chân lý của những khái niệm ấy, cũng như cho thấy rằng chỉ duy có Khái niệm (chứ không phải chữ khái niệm như ta thường được nghe, vốn chỉ là một sự quy định trừu tượng của giác tính[1] mới có được hiện thực và theo kiểu là: Khái niệm tự mang lại hiện thực cho chính mình. Tất cả những gì không phải là hiện thực do bản thân Khái niệm thiết định nên như thế thì đều là cái tồn-tại-hiện có nhất thời, là sự ngẫu nhiên ngoại tại, là tư kiến, là hiện tượng vô-bản chất, là sự vô-chân lý, là sự lừa dối v.v… Còn hình thái [cụ thể] mà Khái niệm tự mang lại cho mình trong [tiến trình] hiện thực hóa của nó thì, đối với việc nhận thức bản thân Khái niệm, lại là một mômen bản chất khác của Ý niệm; mômen này được phân biệt với hình thức, tức với cách thức hiện hữu thuần túy chỉ với tư cách như là khái niệm.Giảng thêm (H)Khái niệm và sự hiện hữu (Existenz) của nó[2] là hai mặt vừa tách rời vừa thốngnhất như hồn và xác. Xác là cùng một sự sống như hồn, nhưng cũng có thể bảo cảhai nằm bên ngoài nhau. Một linh hồn mà không có thể xác thì không phải là cái gìsống thật và ngược lại cũng thế. Cho nên tồn tại-hiện có (Dasein) của Khái niệm làthể xác của nó, cũng như thể xác này tuân theo linh hồn là cái đã tạo ra nó. Nhữnghạt mầm có cái cây ở bên trong mình và chứa đựng toàn bộ sức mạnh của cái câydù chúng chưa phải là bản thân cái cây. Cái cây tương ứng hoàn toàn với hình ảnhđơn giản chứa đựng trong hạt mầm. Nếu thể xác không tương ứng với linh hồn thìđó là cái gì thảm hại. Sự thống nhất của tồn tại-hiện có và Khái niệm, giữa xác vàhồn chính là Ý niệm. Ý niệm không chỉ là sự hòa điệu [của cả hai] mà còn là sựthâm nhập hoàn toàn vào trong nhau. Không có cái gì sống thật mà không phải làÝ niệm theo một kiểu nào đó. Ý niệm về pháp quyền là sự tự do, và, để được lĩnhhội một cách đúng thật, nó phải được nhận thức vừa trong Khái niệm của nó vàvừa trong sự tồn tại-hiện có (Dasein) của Khái niệm này. §2Khoa học-pháp quyền là một bộ phận của triết học. Vì thế, nó có nhiệm vụphải phát triển Ý niệm – như là lý tính của một đối tượng - từ Khái niệm, hay,cũng đồng nghĩa như thế, phải quan sát sự phát triển nội tại riêng biệt củabản thân Sự việc. Với tư cách là bộ phận, nó [Khoa học pháp quyền] có mộtđiểm bắt đầu nhất định, vốn là kết quả và là sự thật của cái gì đi trước, và cái đitrước ấy tạo nên cái gọi là luận cứ chứng minh cho kết quả ấy. Do đó, Kháiniệm về pháp quyền, xét theo sự trở thành của nó, nằm ở bên ngoài Khoa học-pháp quyền, còn sự diễn dịch của nó thì được tiền-giả định ở đây và được tiếpthu như là cái gì đã được mang lại [3].Giảng thêm (G)Triết học hình thành một vòng tròn. |Nó có một cái thứ nhất, cái trực tiếp, bởi nóphải bắt đầu từ đâu đó, [nhưng] cái bắt đầu này lại không được chứng minh vàkhông phải là một kết quả. Nhưng, điểm bắt đầu của triết học là tương đối mộtcách trực tiếp, vì nó phải xuất hiện ở điểm tận cùng bên kia như là kết quả. Triếthọc là một chuỗi tiếp diễn không treo lơ lửng giữa trời, không phải là một cái bắtđầu trực tiếp mà là vòng tròn khép kín bên trong chính mình[4].Dựa theo phương pháp đơn thuần hình thức và không phải triết học của các khoahọc thì điều đầu tiên cần tìm và đòi hỏi – ít ra là vì hình thức khoa học ngoại tại –chính là định nghĩa. Tuy nhiên, môn luật học thực định không thể quá bận tâm vớiđiều ấy, bởi mục đích chủ yếu của nó là nêu rõ cái gì là hợp pháp luật[5], nghĩa là,cho biết đâu là những quy định pháp luật đặc thù, và đó chính là lý do của lời cảnhbáo: omnis definitio in iure civili periculosa [Latinh: “Trong dân luật, mọi địnhnghĩa đều là mạo hiểm”][6]. Và thật thế, những quy định của một [hệ thống] phápluật càng thiếu nhất quán và càng mâu thuẫn nội tại bao nhiêu thì càng khó có thểcó được những định nghĩa ở bên trong nó, bởi những định nghĩa ắt phải bao gồmnhững quy định phổ quát, trong khi những quy định ấy lại làm bộc lộ trắng trợnđiều mâu thuẫn: ở đây, chính là bộc lộ sự không-công chính. Vì thế, chẳng hạntrong Luật La Mã, không thể có đ ...

Tài liệu được xem nhiều: