Danh mục

Các quy định và nguyên tắc cơ bản của Trụ cột 2 trong chương trình hành động chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận và những tác động của chúng

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 278.73 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Các quy định và nguyên tắc cơ bản của Trụ cột 2 trong chương trình hành động chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận và những tác động của chúng" phân tích cách thức chuyển lợi nhuận để tránh thuế của các công ty đa quốc gia cho thấy, mỗi quốc gia đơn lẻ không thể xử lý vấn đề này một cách hiệu quả. Trong bối cảnh đó, trong Chương trình hành động chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS) OECD và G20 đã đề xuất Trụ cột 2 với tên gọi tắt là “Thuế tối thiểu toàn cầu” (GloBE). Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các quy định và nguyên tắc cơ bản của Trụ cột 2 trong chương trình hành động chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận và những tác động của chúng CÁC QUY ĐỊNH VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TRỤ CỘT 2TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CHỐNG XÓI MÒN CƠ SỞ THUẾ VÀ CHUYỂN LỢI NHUẬN VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG PGS.TS. Lê Xuân Trường - Trưởng khoa Khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính 1. Bối cảnh ra đời của Trụ cột 2 Các công ty đã quốc gia hưởng lợi về thuế bằng việc chuyển lợi nhuận đếnquốc gia nơi không đánh thuế thu nhập công ty hoặc đánh thuế thu nhập công ty vớithuế suất rất thấp bằng 2 cách cơ bản: Chuyển giá quốc tế và xác định nơi vay vốncho sản xuất - kinh doanh. Chuyển giá quốc tế là hành vi của các công ty đa quốc gia khi xác định giágiao dịch hàng hóa, dịch vụ, tài sản… giữa các công ty có mối quan hệ liên kết củacông ty đa quốc gia, theo đó giá trị giao dịch của những đối tượng này không phảnánh giá giao dịch độc lập, tức là không theo giá thị trường sòng phẳng (Arm’s lengthprice) để từ đó chuyển lợi nhuận về quốc gia nơi không đánh thuế thu nhập công tyhoặc thuế suất thuế thu nhập công ty rất thấp nhằm hưởng lợi về thuế thu nhập. Mặcdù các quốc gia đều đã hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật và nhằm kiểm soáthành vi chuyển giá của các công ty đa quốc gia nói riêng và các doanh nghiệp nóichung nhưng trên thực tế chuyển giá quốc tế vẫn là một vấn đề rất phức tạp mà hầunhư tất cả các quốc gia trên thế giới phải đối mặt. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế trithức và kinh tế số, các vấn đề liên quan đến chuyển giá quốc tế ngày càng phức tạphơn, chẳng hạn như những vấn đề về xác định giá trị chuyển giao tài sản vô hình(Bản quyền, thiết kế kỹ thuật, công thức hóa học, bằng sáng chế, nhãn hiệu thươngmại…) là vô cũng khó khăn. Xác định nơi vay vốn cho sản xuất - kinh doanh là một cách thức khá phổbiến nhằm chuyển lợi nhuận của các công ty đa quốc gia để tránh thuế thu nhậpcông ty. Một trong những cách thức đơn giản nhất giảm nghĩa vụ thuế thu nhập côngty thông qua việc xác định nơi vay vốn sản xuất - kinh doanh là thực hiện vay vốnsản xuất - kinh doanh ở quốc gia nơi có thuế suất thuế thu nhập công ty cao để xácđịnh chi phí được trừ cho khoản chi trả lãi vay phát sinh tại quốc gia nơi vay vốn.Một cách thức khác để vận dụng kiểu tránh thuế này được biết đến với tên gọi“chuyển dịch thu nhập lãi vay”. Theo đó, công ty con ở quốc gia có thuế suất thuếthu nhập công ty thấp cho một công ty khác của công ty đa quốc gia nơi có thuế suấtthuế thu nhập công ty cao hơn vay vốn. Trong trường hợp này, thu nhập của công tycho vay được áp dụng thuế suất thấp, trong khi đó công ty vay vốn lại được tính chi 85phí lãi vay với mức cao nên làm giảm thuế thu nhập công ty phải nộp tại nơi có thuếsuất cao. Các quốc gia đều muốn bảo vệ nguồn thu thuế của mình. Thêm vào đó, cácquốc gia cũng có những lợi ích khác ngoài thuế do những điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội khác nhau. Từ việc phân tích cách thức chuyển lợi nhuận để tránh thuế củacác công ty đa quốc gia cho thấy, mỗi quốc gia đơn lẻ không thể xử lý vấn đề nàymột cách hiệu quả. Trong bối cảnh đó, trong Chương trình hành động chống xóimòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS) OECD và G20 đã đề xuất Trụ cột 2 vớitên gọi tắt là “Thuế tối thiểu toàn cầu” (GloBE). 2. Thiết kế tổng thể Trụ cột 2 Áp dụng đồng thời hai quy tắc đối với đánh thuế nội địa (cùng với Quy tắcchống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận toàn cầu - GloBE): (i) Quy tắc tínhgộp thu nhập (Income Inclusion Rule - IIR). Quy tắc này áp dụng thuế bổ sung đốivới công ty mẹ tương ứng với phần thu nhập bị đánh thuế thấp của công ty con ởquốc gia khác; (ii) Quy tắc chi trả dưới mức thuế (Undertaxed Payment Rule -UTPR). Quy tắc này không chấp nhận cho trừ chi phí tính thuế thu nhập công tyhoặc yêu cầu phải điều chỉnh để đảm bảo khoản thu nhập ở quốc gia đánh thuế thấpkhông phải chịu thuế theo quy tắc 1 - IIR. Quy tắc dựa trên hiệp ước (Quy tắc chịu thuế - STTR). Theo đó, quy tắc nàycho phép các quốc gia nguồn (nơi phát sinh thu nhập) đánh thuế theo nguồn phátsinh thu nhập ở mức hạn chế đối với một số khoản thanh toán của bên liên quan màkhoản thanh toán này mới chịu thuế dưới mức tối thiểu. STTR sẽ được khấu trừ theocác quy tắc của GloBE. 3. Vị trí của quy tắc Các quy tắc GloBE sẽ được vận dụng theo cách tiếp cận thông thường. Điềunày có nghĩa là các thành viên đã tham gia Chương trình hành động chống xói mòncơ sở thuế và chuyển lợi nhuận (Các thành viên IF) không bắt buộc phải áp dụng cácquy tắc của GloBE, nhưng nếu một quốc gia đã chọn áp dụng các quy tắc củaGloBE, họ sẽ thực hiện và quản lý các quy tắc theo cách phù hợp với kết quả đượccung cấp trong Trụ cột 2, gồm cả các quy tắc và hướng dẫn mẫu được các thành viênIF đồng ý. Điều ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: