Thông tin tài liệu:
Chức năng của mắt là giúp cho chúng ta nhìn rõ được những vật ở xung quanh. Mắt bình thường (hay còn gọi là mắt chính thị, mắt không có tật khúc xạ) là mắt có hình ảnh của vật hội tụ đúng trên võng mạc và chỉ khi đó thì vật mới được nhìn rõ. Khi mắt không có khả năng hội tụ một cách chính xác những tia sáng đi từ ngoài vào mắt đúng trên võng mạc thì gọi là mắt có tật khúc xạ. Các loại tật khúc xạ thường gặp ở trẻ em là:...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các tật khúc xạ của mắt Các tật khúc xạ của mắt Chức năng của mắt là giúp cho chúng ta nhìn rõ được những vậtở xung quanh. Mắt bình thường (hay còn gọi là mắt chính thị, mắtkhông có tật khúc xạ) là mắt có hình ảnh của vật hội tụ đúng trên võngmạc và chỉ khi đó thì vật mới được nhìn rõ. Khi mắt không có khả nănghội tụ một cách chính xác những tia sáng đi từ ngoài vào mắt đúng trênvõng mạc thì gọi là mắt có tật khúc xạ. Các loại tật khúc xạ thường gặp ở trẻ em là: cận thị, viễn thị, loạn thịvà chênh lệch khúc xạ giữa hai mắt (lệch khúc xạ). Ở người lớn tuổi (ngoài40 tuổi trở ra) khi khả năng điều tiết của mắt suy giảm thì mắt còn bị lão thị. Cận thị Hình ảnh cận thị Mắt cận thị là mắt có trục nhãn cầu dài hơn bình thường hoặc côngsuất khúc xạ quá lớn, khi đó hình ảnh của vật sẽ hội tụ ở phía trước của võngmạc. Người bị cận thị nhìn xa mờ nhưng nhìn gần vẫn rõ nhờ vào chức năngđiều tiết của mắt trừ khi cận thị quá nặng. Cận thị có thể là bẩm sinh (thườnglà cận thị nặng) hay mắc phải do quá trình phát triển (thường xuất hiện lúctrẻ 7-10 tuổi). Cả hai dạng cận thị đều có xu hướng tăng dần nên cần thiếtphải kiểm tra khúc xạ thường xuyên định kỳ (từ 6-12 tháng/lần tuỳ theo sựtiến triển của cận thị) để thay đổi số kính đeo thích hợp. Điều chỉnh mắt cậnthị là đeo kính phân kỳ (thường được kí hiệu là dấu trừ ở trước số kính đeo)để giúp cho ảnh của vật hội tụ đúng vào võng mạc và khi đó vật sẽ đượcnhìn rõ. Viễn thị: Hình ảnh viễn thị Mắt viễn thị ngược lại với mắt cận thị là mắt có trục nhãn cầu ngắnhơn bình thường và khi đó hình ảnh của vật nằm ở phía sau của võng mạc.Người bị viễn thị nhìn xa rõ hơn nhìn gần tuy nhiên nếu bị viễn thị nặng thìngười bệnh nhìn mờ cả khi nhìn xa và khi nhìn gần. Phần lớn ở trẻ nhỏ trongnhững năm đầu là viễn thị và không cần phải đeo kính do khả năng điều tiếtcủa mắt (viễn thị sinh lí). Tuy nhiên khi mức độ viễn thị vượt quá khả năngđiều tiết của mắt thì có thể gây ra nhìn mờ, gây lác mắt hoặc các triệu chứngcơ năng khác như: khó chịu, nhức đầu, hay phải nheo mắt để nhìn... Cần lưuý là mắt viễn thị thường gây nhược thị và có thể là yếu tố gây ra lác điều tiếtnên cần phải được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Điều chỉnh viễn thịbằng đeo kính hội tụ (thường được kí hiệu bằng dấu cộng ở trước số kínhđeo) để kéo ảnh của vật về đúng trên võng mạc và khi đó người bệnh nhìnrõ. Loạn thị: Hình ảnh loạn thị Mắt loạn thị là mắt có các kinh tuyến khúc xạ không đều nhau. Vậtnhìn không in hình rõ nét trên võng mạc và người bệnh nhìn mờ cả xa vàgần. Trẻ bị loạn thị thường nhìn mờ khi nhìn lên bảng hay hay đọc nhầmchẳng hạn như chữ H đọc thành chữ N, chữ B đọc thành chữ H, chữ I đọcthành chữ T … Loạn thị có thể là đơn thuần hoặc phối hợp với cận thị (loạnthị cận), viễn thị (loạn thị viễn) hay cả loạn thị cận và viễn (loạn thị hỗnhợp). Điều chỉnh mắt loạn thị bằng cách đeo kính trụ. Lệch khúc xạ: Lệch khúc xạ là hiện tượng có sự khác nhau về khúc xạ giữa hai mắtcó thể là một mắt cận còn mắt kia viễn hoặc cả hai mắt cùng cận hay cùngviễn nhưng khác nhau về mức độ. Đôi khi là một mắt chính thị còn mắt kialà cận thị đơn thuần, viễn thị đơn thuần hay cận thị loạn hoặc là viễn thịloạn. Điều đó có thể gây ra nhược thị do thị lực ở mắt có tật khúc xạ lớn hơnphát triển không bình thường. Trong điều trị ngoài việc kính đeo ra thì đôikhi bịt mắt là cần thiết để đảm bảo cho cả hai mắt cùng nhìn rõ. Lão thị: Thông thường chúng ta có thể nhìn rõ cả khi nhìn xa và nhìn gần đượclà nhờ có chức năng điều tiết của mắt. Điều tiết là cơ chế để mắt thay đổicông suất khúc xạ bằng cách thay đổi hình dạng thể thuỷ tinh để giúp chohình ảnh của vật luôn nằm đúng trên võng mạc. Khi tuổi càng cao thể thuỷtinh mất dần độ đàn hồi do đó khả năng điều tiết giảm dần nên bệnh nhânkhông nhìn rõ khi nhìn gần và phải đưa ra xa mắt để đọc hay nhìn cho rõ.Khi đó người bệnh bị lão thị và cần đeo kính hội tụ (kính cộng) để giúp chonhìn gần được rõ nét. Nhìn chung mắt có tật khúc xạ thường là mắt có thị lực kém và ở trẻem thường biểu hiện bằng nheo mắt, nghiêng đầu vẹo cổ khi nhìn, đôi khi cóthể có nhức đầu nhức mắt… Trong lớp học trẻ nhìn không rõ trên bảng, haycúi đầu lại gần sách để nhìn cho rõ, hay chép nhầm bài, đọc nhầm chữ thậmchí còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Những trường hợp này cầnđược phát hiện sớm và gửi đi khám bác sĩ mắt để có phương hướng điều trịthích hợp. Trẻ có tật khúc xạ cần phải đeo kính thường xuyên để giúp chotrẻ nhìn rõ và tạo điều kiện cho sự phát triển hoàn thiện chức năng thị giáccủa mắt. Cũng cần phải nhớ rằng do trẻ còn đang phát triển, khúc xạ ở mắtcủa trẻ còn thay đổi nên cần phải đưa trẻ đi khám thường xuyên theo định kỳvà thay đổi số kính đeo cho phù hợp với tình trạng khúc xạ của mắt trẻ.Ngoài ra trẻ cũn ...