Danh mục

Các thách thức trong quản lý nguồn nhân lực ngành ngân hàng

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 190.41 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm chỉ rõ những thách thức và thảo luận các biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực của các ngân hàng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng kết các tài liệu thứ cấp liên quan đến công tác nhân sự trong ngành ngân hàng ở Việt Nam, đặc biệt tập trung vào các chức năng cốt lõi của quản lý nguồn nhân lực bao gồm tuyển dụng, đào tạo và giữ chân nhân tài. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các thách thức trong quản lý nguồn nhân lực ngành ngân hàng 10. CÁC THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NGÂN HÀNG TS. Phạm Thị Ngọc Mai – Khoa QTKD – UFM Tóm tắt Trong bối cảnh cạnh tranh, nguồn nhân lực được xem là vốn quý của các ngân hàng bởi đó là nguồn lực duy nhất không thể sao chép. Đó cũng là nguồn lực cơ bản để phát triển các nguồn lực còn lại của tổ chức. Mặc dù vậy, hiện các ngân hàng phải đối mặt với nhiều thách thức trong quản lý nguồn nhân lực đặc biệt là công tác đào tạo và và giữ chân nhân tài. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm làm rõ các thách thức trong công tác quản lý nguồn nhân lực và tìm ra lời giải cho bài toán nhân lực tại các ngân hàng Việt Nam. Từ khóa: Quản lý nguồn nhân lực, đào tạo, giữ chân nhân tài. 1. Giới thiệu Nguồn nhân lực được xem như một tài sản quý giá để đạt được lợi thế cạnh tranh trong ngành ngân hàng. Vì vậy, chức năng cốt lõi của quản lý nguồn nhân lực trong ngành ngân hàng là tạo điều kiện cải thiện hiệu quả hoạt động của đội ngũ nhân viên. Nghiên cứu này là một nỗ lực nhằm xác định và thảo luận về thách thức trong quản lý nguồn nhân lực của ngành ngân hàng Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng kết các tài liệu thứ cấp liên quan đến công tác nhân sự trong ngành ngân hàng ở Việt Nam, đặc biệt tập trung vào các chức năng cốt lõi của quản lý nguồn nhân lực bao gồm tuyển dụng, đào tạo và giữ chân nhân tài. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm chỉ rõ những thách thức và thảo luận các biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực của các ngân hàng. 2. Quản lý nguồn nhân lực và vai trò của quản lý nguồn nhân lực trong ngành ngân hàng Quản lý nguồn nhân lực bao gồm các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức điều hành, phát triển con người trong tổ chức. Nói cách khác, quản lý nguồn nhân lực được biết đến như kim chỉ nam để xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự thành thạo và phù hợp với tổ chức. Theo đó, mỗi nhân viên phải được lựa chọn, tuyển dụng, đào tạo và quản lý một cách hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức (Lim và cộng sự, 2012). Vareta (2010) định nghĩa quản lý nguồn nhân lực là quá trình xây dựng một hệ thống quản lý để đảm bảo số lượng và chất lượng cho đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu của ngân hàng. Có thể nói, quản lý nguồn nhân lực là một quá trình quan trọng để thu hút, phát triển, duy trì nguồn nhân lực trong ranh giới của việc thực hiện các mục tiêu của ngân hàng và mục tiêu của nhân viên. 88 Nhiều nghiên cứu khẳng định rằng sự thành công hay thất bại của hầu hết các tổ chức phụ thuộc vào sự cạnh tranh về nguồn nhân lực (Claudia, 2007). Một số học giả cho rằng, quản lý con người khó hơn quản lý nguồn vốn, công nghệ và những điểm yếu của một tổ chức liên quan nhiều đến những điểm yếu trong công tác quản lý nguồn nhân lực (Sabah Alorfi, 2012). Do đó, ngày nay quản lý nguồn nhân lực đã trở nên có ý nghĩa chiến lược cả về mặt học thuật và thực tiễn. Trên thực tế, nguồn nhân lực là trung tâm của các hoạt động của tổ chức bởi vì theo Khatri (1999), con người là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho một tổ chức đạt được sự linh hoạt, ổn định và có khả năng thích ứng trong môi trường kinh doanh. Các đối thủ cạnh tranh có thể sao chép các tài nguyên khác, chẳng hạn như hệ thống, công nghệ và vốn nhưng nguồn nhân lực là duy nhất. Vì vậy, quản lý nguồn nhân lực để phát triển và duy trì đội ngũ nhân sự lớn mạnh về mọi mặt được xem là hoạt động quan trọng của các ngân hàng. 2. Những nỗ lực của các ngân hàng trong vấn đề quản lý nguồn nhân lực Việt Nam hiện có 49 ngân hàng, trong đó có 4 ngân hàng 100% vốn nhà nước, 31 ngân hàng thương mại cổ phần, 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 2 ngân hàng chính sách, 1 ngân hàng hợp tác xã và 2 ngân hàng liên doanh. Trải qua 4 thời kỳ phát triển kể từ thời điểm 1951 đến nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã gặt hái nhiều thành tựu to lớn, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh. Điều này có được một phần quan trọng là do các ngân hàng đã nỗ lực không ngừng trong công tác quản lý nguồn nhân lực. Về công tác tuyển dụng Đổi mới chính sách tuyển dụng theo hướng trẻ hóa đội ngũ nhân sự là một trong những điểm mới trong công tác nhân sự của các ngân hàng. Kết quả cho thấy, nhiều ngân hàng điển hình như ngân hàng Quốc tế (VIB) có đến gần 80% nhân viên dưới 30 tuổi. Lực lượng lao động trẻ chính là nhân sự nòng cốt của hầu hết các ngân hàng. Ngoài độ tuổi, các ngân hàng cũng chú trọng lựa chọn các ứng viên có chuyên môn phù hợp. Các ngân hàng như ngân hàng Quốc tế (VIB), Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)…đều ưu tiên lựa chọn các sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành ngân hàng, tài chính, ngoại thương, công nghệ thông tin. Hơn nữa, nhiều ngân hàng cũng đang áp dụng các phương pháp mới trong tuyển dụng. Các hình thức linh hoạt hơn cho phép tuyển dụng thêm nhiều nhân sự tài năng trong ngành ngân hàng. Đó có thể là những công việc bán thời gian, thời vụ hoặc cộng 89 tác viên ngân hàng thay vì làm toàn thời gian như ngân hàng Á Châu (ACB) đã ký hợp đồng hợp tác làm việc bán thời gian cho các chuyên gia, nhân viên tài năng trong và ngoài nước nhằm tận dụng kiến thức và phát huy kiến thức, kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu lao động. Những nhân viên này luôn được tạo cơ hội để trở thành người đóng góp có giá trị cho tổ chức. Điều này sẽ giúp các nhân viên dần thay đổi hành vi và thái độ chuyên nghiệp hơn để thành công trong công việc. Những nhân viên có thành tích cao sẽ có nhiều cơ hội hơn để trở thành những nhà lãnh đạo thế hệ tiếp theo. Đó cũng chính là phương án dự phòng cho các vị trí điều hành mà các nhà tuyển dụng có thể cân nhắc nhằm tránh tình trạng thiếu hụt nhân sự. Công tác đào tạo Để đào tạo nhân sự chủ chốt và đội ngũ tiềm năng, nhiều ngân hàng đang áp dụng các chính sách đào tạ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: