Thông tin tài liệu:
Các thang bậc của cái Tôi 1Nếu chúng ta có ý định làm một bản tổng quan về đời sống tinh thần của con người ngày nay trên cơ sở các tài liệu bổ xung lẫn nhau về tâm lí đám đông do nhiều tác giả đưa ra thì ta sẽ dễ dàng bị mất phương hướng và có khi mất luôn cả hi vọng tạo ra một tác phẩm hoàn bị. Mỗi một cá thể là thành viên của nhiều đám đông khác nhau; hắn chịu những mối ràng buộc đủ mọi loại sinh ra do đồng nhất hóa;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các thang bậc của cái Tôi 1 Các thang bậc của cái Tôi 1 Nếu chúng ta có ý định l àm một bản tổng quan về đời sống tinh thần của conngười ngày nay trên cơ sở các tài liệu bổ xung lẫn nhau về tâm lí đám đông donhiều tác giả đưa ra thì ta sẽ dễ dàng bị mất phương hướng và có khi mất luôn cảhi vọng tạo ra một tác phẩm hoàn bị. Mỗi một cá thể là thành viên của nhiều đámđông khác nhau; hắn chịu những mối ràng buộc đủ mọi loại sinh ra do đồng nhấthóa; hắn xây dựng cho mình những cái “Tôi”-lí tưởng theo những nguyên mẫuhoàn toàn khác nhau. Như vậy là mỗi cá nhân tham gia vào nhiều đám đông tâm líkhác nhau, tâm lí của chủng tộc, của đẳng cấp, của tôn giáo, của quốc gia v.v.,ngoài ra, ở một mức độ nào đó hắn còn là người tự chủ và có cá tính riêng. Những đoàn thể ổn định và vững chắc nêu trên do ít thay đổi nên không thu hútnhiều sự chú ý như những đám đông tụ hội nhất thời mà dựa vào đó Le Bon đã ghilại được cái đặc trưng nổi bật nhất của linh hồn đám đông và cũng trong đám đôngồn ào, mau tan rã đó, có thể nói trong cái đám đông bao trùm lên các đám đôngkhác đó đã xảy ra một hiện tượng lạ lùng: cái mà chúng ta vẫn gọi là cá tính đãbiến mất (dù là tạm thời) không để lại chút dấu vết nào. Chúng ta cho đó là do cánhân đã từ bỏ lí tưởng của mình và chấp nhận lí tưởng của đám đông, thể hiệntrong người cầm đầu. Đúng ra phải nói rằng không phải trong mọi tr ường hợp điềulạ lùng đó đều xảy ra với cùng một mức độ như nhau. Sự chia tách cái “Tôi” khỏi “Tôi”-lí tưởng ở một số cá nhân chưa đủ rõ; cả haicòn dễ dàng cùng hiện diện, “Tôi” vẫn còn giữ được một phần ngã ái của mình.Nhờ đó mà sự lựa chọn người cầm đầu sẽ dễ dàng hơn nhiều. Thường thường thìngười cầm đầu chỉ cần có những tính cách điển hình nhưng thể hiện được mộtcách rõ ràng và sắc nét của các cá nhân hợp thành đám đông, hắn ta phải tạo đượccảm giác có uy và không bị ràng buộc về mặt tình cảm (libido), nhu cầu về mộtthủ trưởng đầy sức mạnh sẽ tự tìm đến với hắn, cái nhu cầu đó sẽ trao cho hắn mộtsiêu quyền lực mà trước đó có thể hắn cũng không hề kì vọng tới. Bằng cách tựđiều chỉnh, “Tôi”-lí tưởng của các cá nhân khác sẽ thể nhập vào bản ngã của hắnvà các cá nhân đó do ám thị, nghĩa là đồng nhất hóa, mà cuốn hút theo hắn. Tómlại, lời giải thích mà chúng tôi đưa ra về cơ cấu libido của đám đông có thể rút gọnvào trong sự chia tách cái “Tôi” khỏi “Tôi”-lí tưởng và vì vậy mà có hai loại ràngbuộc: đồng nhất hóa và thay thế “Tôi”-lí tưởng bằng đối tượng. Giả thiết về thangbậc đó trong cái “Tôi” như là bước đầu trong việc phân tích cái “Tôi” của conngười phải dần dần tìm thấy sự khẳng định trong các lĩnh vực khác của tâm lí học. Trong bài báo Zur Einführung des Narzißmus [1] tôi đ ã thu thập tất cả các dữkiện về mặt bệnh lí học làm cơ sở cho việc phân biệt đó. Chắc chắn là khi nghiêncứu sâu vào tâm lí học của bệnh loạn thần kinh (Psychose) ta sẽ thấy vai trò lớnhơn của ngã ái. Chúng ta phải nhớ rằng cái “Tôi” đóng vai trò của đối tượng trongquan hệ với “Tôi”-lí tưởng và có thể toàn bộ những quan hệ mà chúng tôi đãnghiên cứu trong lí thuyết về bệnh suy nhược thần kinh giữa đối tượng bên ngoàivà toàn thể cái “Tôi” cũng sẽ lặp lại trên bình diện mới này trong cái “Tôi”. Tôimuốn từ quan điểm ấy tiếp tục thảo luận một trong những hậu quả có thể xảy ra vànhư vậy là thảo luận một vấn đề mà tôi chưa giải quyết ở một chỗ khác [2] . Mỗi một sự phân hóa tâm thần mà ta đã làm quen lại gây thêm khó khăn chochức năng tâm thần, làm nó thêm mất ổn định và có thể là khởi điểm của sự đìnhchỉ hoạt động, của bệnh tật. Chúng ta khi vừa sinh ra là ngay lập tức bước từ tìnhtrạng ngã ái tự túc tụ mãn sang tình trạng tri giác thế giới luôn luôn biến đổi bênngoài và bắt đầu quá trình tìm kiếm đối tượng; và kết quả là chúng ta không thể ởtrong trạng thái này trong một thời gian lâu, chúng ta phải thường xuyên rời bỏ nóvà trở về tình trạng không có kích thích như trước đây và lẩn tránh đối tượng tronggiấc ngủ. Tất nhiên là chúng ta tuân theo chỉ dẫn của thế giới bên ngoài, cái thếgiới tạm thời giải phóng chúng ta khỏi nhiều tác nhân bằng cách thay đổi theo chukì ngày và đêm. Trong quá trình phát triển từ bé tới lớn chúng ta chia toàn bộ thế giới nội tâmcủa ta thành cái “Tôi” nhất quán và cái vô thức nằm ngoài “Tôi”, bị chèn ép vàchúng ta biết rằng sự ổn định của những thành phần mới được thiết lập này luônluôn bị đe dọa. Trong giấc mơ và trong bệnh suy nhược thần kinh cái tôi vô thứcvốn bị đẩy ra khỏi nhận thức của chúng ta tìm mọi cách phá cánh cửa được bảo vệcẩn thận để đi vào tâm thức, còn trong khi tỉnh táo thì chúng ta sử dụng nhiều biệnpháp, đánh lừa sức kháng cự để đưa phần bị dồn nén vào “Tôi” và giành đượckhoan khoái. Sự hóm hỉnh, hài hước và phần nào nghệ thuật khôi hài nói chungphải được xem xét từ quan điểm này. Những người có hiểu biết về tâm lí bệnh suy ...