Thông tin tài liệu:
Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi
Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc dịch 4 4. Ám thị và Libido Chúng tôi bắt đầu từ sự kiện chủ yếu là trong đám đông, do ảnh hưởng của nó, cá nhân đã phải chịu những thay đổi thường khi rất sâu sắc trong đời sống tinh thần của mình. Sự khích động bị phóng đại quá mức, hoạt động trí tuệ giảm thiểu đáng kể, rõ ràng là cả hai quá trình đó xảy ra theo hướng đánh đồng mình với những thành viên khác của đám đông, các quá trình...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi - 4
Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi
Sigmund Freud Phạm Minh Ngọc dịch
4
4. Ám thị và Libido
Chúng tôi bắt đầu từ sự kiện chủ yếu là trong đám đông, do ảnh hưởng của nó,
cá nhân đã phải chịu những thay đổi thường khi rất sâu sắc trong đời sống tinh
thần của mình. Sự khích động bị phóng đại quá mức, hoạt động trí tuệ giảm thiểu
đáng kể, rõ ràng là cả hai quá trình đó xảy ra theo hướng đánh đồng mình với
những thành viên khác của đám đông, các quá trình ấy chỉ có thể thực hiện đ ược
bằng cách loại bỏ sự tự kiềm chế, vốn là đặc trưng của từng cá thể và từ bỏ những
dục vọng đặc thù của nó. Chúng ta cũng đã được nghe nói rằng có thể tránh được
(ít ra là một phần) những ảnh hưởng không tốt ấy bằng cách tạo ra đám đông “có
tổ chức”, nhưng điều đó cũng không hề mâu thuẫn với sự kiện chủ yếu, với hai
luận điểm về khích động phóng đại và giảm thiểu trí tuệ của đám đông. Ở đây
chúng tôi cố gắng tìm cách giải thích về mặt tâm lí sự thay đổi đó của cá nhân.
Yếu tố thực dụng đại loại như sự sợ hãi của cá nhân và do đó biểu hiện của bản
năng tự bảo tồn rõ ràng là không thể giải thích được toàn bộ hiện tượng quan sát
được. Các tác giả, các nhà xã hội học hay nhà tâm lí học, nghiên cứu đám đông
đều đưa ra cho chúng ta một lời giải thích dù bằng những thuật ngữ khác nhau:
đấy là từ ám thị đầy ma lực. Tarde gọi đấy là bắt chước, nhưng chúng tôi phải nói
rằng tác giả có lí khi chỉ ra rằng bắt chước cũng là ám thị, rằng nó là kết quả của
ám thị [5] . Le Bon thì qui mọi sự bất thường trong hiện tượng xã hội đó vào hai
yếu tố: hỗ tương ám thị và uy tín của lãnh tụ. Nhưng uy tín cũng chỉ là biểu hiện
của khả năng tạo ra ảnh h ưởng. Đối với Mc Dougall th ì có một lúc chúng tôi có
cảm tưởng rằng trong nguyên tắc cảm ứng trực tiếp của ông không còn chỗ cho
ám thị. Nhưng sau khi nghiên cứu kĩ thì chúng tôi buộc lòng phải công nhận rằng
nguyên tắc này cũng chỉ thể hiện cái luận điểm đã biết là “bắt chước” hay “lây
nhiễm”, ông chỉ nhấn mạnh thêm yếu tố khích động mà thôi. Không nghi ngờ gì
rằng chúng ta có xu hướng rơi vào trạng thái khích động khi thấy dấu hiệu khích
động như thế ở một người khác, nhưng chúng ta cũng thường thắng được xu
hướng đó, chúng ta đè nén khích động và thường phản ứng hoàn toàn ngược lại để
đối phó. Thế thì tại sao trong đám đông ta lại luôn luôn bị nhiễm kh ích động? Một
lần nữa cần phải nói rằng ảnh hưởng có tính ám thị của đám đông buộc ta tuân
theo xu hướng bắt chước và tạo trong ta sự khích động. Trước đây chúng ta cũng
đã thấy rằng Mc Dougall phải sử dụng khái niệm ám thị, chúng ta được ông, cũng
như những tác giả khác bảo cho biết rằng: đám đông rất dễ bị ám thị.
Như vậy là chúng ta đã được chuẩn bị để chấp nhận rằng ám thị (đúng hơn: khả
năng bị ám thị) là hiện tượng khởi thủy, sự kiện nền tảng, không còn phân tích nhỏ
ra được nữa, của đời sống tinh thần. Đấy cũng là ý kiến của Bernheim, tôi từng
chứng kiến tài nghệ đặc biệt của ông vào năm 1889. Nhưng tôi cũng từng âm thầm
chống đối sự ám thị c ưỡng ép. Khi người ta gắt với một con bệnh cứng đầu cứng
cổ, không bị thôi miên: “Ông làm cái gì vậy? Ông chống cự hả?”, thì tôi tự nhủ
rằng đấy là sự bất công, sự cưỡng ép. Dĩ nhiên khi có kẻ định thôi miên người ta,
định khuất phục người ta bằng cách đó thì người ta phải có quyền chống lại chứ.
Sự chống đối của tôi sau này đi theo xu hướng chống lại việc dùng ám thị để giải
thích mọi sự trong khi chính nó lại không đ ược giải thích. Nói đến ám thị tôi
thường đọc đoạn thơ hài hước sau đây [6] : «Thánh Christophe đứng đỡ Christ và
chúa Christ đứng đỡ thế gian, vậy tôi xin hỏi ông thánh Christophe biết để chân
vào đâu mà đứng”.
Ngày nay, ba mươi năm đã qua, tôi lại quay về với câu đố của ám thị thì thấy
vẫn chưa có gì thay đổi cả. Tôi có thể khẳng định điều đó, ngoại trừ một việc duy
nhất là ảnh hưởng của phân tâm học. Tôi thấy rằng tất cả mọi cố gắng đều nhằ m
để định nghĩa đúng khái niệm ám thị nghĩa là xác định điều kiện sử dụng thuật ngữ
[7] , việc đó dĩ nhiên không thừa vì từ đó càng ngày càng bị sử dụng một cách sai
lạc và chẳng bao lâu nữa người ta sẽ dùng để chỉ bất kì ảnh hưởng nào cũng được.
Nhưng một sự giải thích thực chất hiện tượng ám thị, nghĩa là những điều kiện
trong đó ảnh hưởng có thể xảy ra mà không cần lí lẽ hữu lí cần thiết thì chưa có.
Tôi sẵn sàng khẳng định điều đó bằng việc phân tích các tài liệu trong vòng 30
năm qua, nhưng tôi không làm vì biết rằng hiện nay đã có một công trình nghiên
cứu kĩ lưỡng về vấn đề này đang được tiến hành rồi. Thay vào đó tôi sẽ cố gắng áp
dụng khái niệm libido, một khái niệm đã giúp chúng tôi rất nhiều trong quá trình
nghiên cứu bệnh tâm thần (Psychoneurose), để giải thích tâm lí đám đông.
Libido là danh từ mượn của lí thuyết về tình cảm. Chúng tôi dùng danh từ ấy
(libido) để chỉ năng lượng của tất cả những dục vọng mà từ tình yêu bao hàm.
Năng lượng ấy có thể được xem như thuộc loạ ...