Các thành phần của miễn dịch bẩm sinh (Kỳ 4)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các thành phần của miễn dịch bẩm sinh (Kỳ 4) Các thành phần của miễn dịch bẩm sinh (Kỳ 4) Sau khi nhận diện các vi sinh vật thì các bạch cầu trung tính và các đại thựcbào sẽ “ăn” (chữ Hán Nôm là “thực”) các vi sinh vật. Đồng thời việc nhận diện visinh vật còn có tác dụng là hoạt hoá các tế bào làm nhiệm vụ thực bào giết các visinh vật mà chúng đã nuốt vào (hình 2.7). Quá trình thực bào diễn ra bằng cách các tế bào làm nhiệm vụ thực bào mởrộng màng nguyên sinh chất của chúng ra “ôm” lấy các vi sinh vật hoặc vật lạ mànó đã nhận diện sau đó màng này đóng lại và đoạn màng đó bứt ra khỏi màngnguyên sinh chất của tế bào làm nhiệm vụ thực bào tạo thành một bọng bên trongcó chứa vi sinh vật hoặc vật lạ. Bọng này được gọi là phagosome. Các phagosome sẽ hoà màng vào với các lysosome (tiêu thể) để tạo thànhcác phagolysosome. Cùng lúc với việc các các thụ thể của tế bào làm nhiệm vụthực bào bám vào vi sinh vật để nuốt chúng thì các thụ thể ấy cũng gửi các tín hiệuhoạt hoá một số enzyme trong các phagolysosome. Một trong số các enzyme này là oxidase của tế bào làm nhiệm vụ thực bàocó tác dụng chuyển phân tử ô-xy thành anion superoxide và các gốc tự do. Cácchất này được gọi là các chất trung gian ô-xy phản ứng (reactive oxygenintermediate – viết tắt là ROI) có tác dụng độc đối với các vi sinh vật đã bị tế bàolàm nhiệm vụ thực bào nuốt vào. Enzyme thứ hai là inducible nitric oxide synthase (viết tắt là iNOS) xúctác quá trình chuyển đổi arginine thành nitric oxide (ô-xít ni-tơ, viết tắt là NO)cũng là một chất có tác dụng diệt vi sinh vật. Nhóm các enzyme thứ ba là cácprotease của lysosome có tác dụng phân cắt các protein của vi sinh vật. Tất cả các chất kháng vi sinh vật này được tạo ra chủ yếu ở trong cáclysosome và các phagolysosome và chúng tác động lên các vi sinh vật đã đượcnuốt vào ở bên trong các bọng đó nên không hề gây tổn thương gì cho các tế bàothực bào. Trong những trường hợp phản ứng quá mạnh thì các enzyme kể trên có thểđược giải phóng ra khoang gian bào và có thể gây tổn thương cho các mô của cơthể. Đó là lý do tại sao các phản ứng viêm thường là phản ứng bảo vệ cơ thể chốnglại nhiễm trùng nhưng đôi khi cũng có thể gây ra cả các tổn thương cho cơ thể. Trạng thái thiếu hụt enzyme oxidase của các tế bào làm nhiệm vụ thực bàodo di truyền sẽ gây ra bệnh u hạt mạn tính (chronic granulomatous disease). Trong bệnh này các tế bào làm nhiệm vụ thực bào không có khả năng loạibỏ được các vi sinh vật sống bên trong tế bào của túc chủ và vì thế cơ thể túc chủphải tìm cách khư trú ổ nhiễm trùng lại bằng cách huy động nhiều đại thực bào vàcác tế bào lympho đến chỗ nhiễm trùng hơn để bao bọc lấy vi sinh vật dẫn đếnhình thành các u hạt. Hình 2.8: Các chức năng của đại thực bào hoạt hoá Ngoài chức năng giết các vi sinh vật đã được nuốt vào, các đại thực bào cònthực hiện một số chức năng khác có vai trò quan trọng trong đề kháng chốngnhiễm trùng (hình 2.8). Các đại thực bào sản xuất các cytokine là các chất trung gian quan trọngtrong đề kháng của cơ thể (sẽ được đề cập trong phần sau). Các đại thực bào chếtiết các yếu tố tăng trưởng (growth factor) và các enzyme tham gia vào tái tạo tổnthương mô và thay thế chúng bằng mô liên kết. Các đại thực bào còn kích thích các tế bào lympho T và đáp ứng lại các sảnphẩm của các tế bào T. Các phản ứng này có vai trò quan trọng trong đáp ứngmiễn dịch qua trung gian tế bào sẽ được đề cập trong chương 6.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
thành phần miễn dịch bẩm sinh bài giảng miễn dịch học y học cơ sở kiến thức bệnh học giáo trình miễn dịchGợi ý tài liệu liên quan:
-
Báo cáo: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
9 trang 182 0 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 76 0 0 -
Giáo trình Y học cơ sở (Tài liệu dành cho Dược trung cấp) - Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh
285 trang 60 1 0 -
Nước ép quả: Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhân viên văn phòng
3 trang 42 0 0 -
Ngôn ngữ ở bé (18-24 tháng tuổi)
3 trang 36 0 0 -
Một số hình ảnh siêu âm của bệnh lý túi mật (Kỳ 1)
5 trang 34 0 0 -
21 trang 34 0 0
-
Tiểu đường liên quan liệt dương thế nào ?
4 trang 34 0 0 -
Nghỉ hè – làm sao cân bằng học và chơi
3 trang 33 0 0 -
Phân biệt bệnh viêm não với viêm màng não
7 trang 33 0 0 -
Giải phẫu xương đầu mặt (Kỳ 5)
5 trang 33 0 0 -
Những trái cây hữu ích và có hại với bà bầu
10 trang 33 0 0 -
Gút và tăng uric trong máu (Kỳ 1)
5 trang 31 0 0 -
Giải phẫu đại cương nhập môn giải phẫu học (Kỳ 2)
6 trang 29 0 0 -
ĐẠI CƯƠNG VỀ MIỄN DỊCH HỌC (Kỳ 5)
6 trang 29 0 0 -
5 trang 28 0 0
-
5 trang 28 0 0
-
5 trang 27 0 0
-
7 Con Đường Để Bé Phát Triển Trí Thông Minh
3 trang 27 0 0 -
Lưu ý trong việc cho bé ăn khi ra ngoài
5 trang 27 0 0