Danh mục

Các thành phần của miễn dịch bẩm sinh (Kỳ 5)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 198.87 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các tế bào giết tự nhiên Các tế bào giết tự nhiên (natural killer – gọi tắt là tế bào NK) là một lớp các tế bào lympho có khả năng đáp ứng chống lại các vi sinh vật sống bên trong tế bào của túc chủ bằng cách giết chết các tế bào nhiễm chúng và bằng cách chế tiết ra IFN-g, một cytokine có tác dụng hoạt hoá đại thực bào (hình 2.9). Các tế bào NK chiếm tỷ lệ khoảng 10% tổng số các tế bào lympho trong máu và các cơ quan lympho ngoại vi....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các thành phần của miễn dịch bẩm sinh (Kỳ 5) Các thành phần của miễn dịch bẩm sinh (Kỳ 5) Các tế bào giết tự nhiên Các tế bào giết tự nhiên (natural killer – gọi tắt là tế bào NK) là một lớpcác tế bào lympho có khả năng đáp ứng chống lại các vi sinh vật sống bên trong tếbào của túc chủ bằng cách giết chết các tế bào nhiễm chúng và bằng cách chế tiếtra IFN-g, một cytokine có tác dụng hoạt hoá đại thực bào (hình 2.9). Các tế bàoNK chiếm tỷ lệ khoảng 10% tổng số các tế bào lympho trong máu và các cơ quanlympho ngoại vi. Các tế bào này có chứa các hạt lớn ở trong bào tương và có cácdấu ấn (marker) đặc biệt trên bề mặt, trong khi đó thì trên bề mặt của chúng lạikhông có các phân tử kháng thể để nhận diện kháng nguyên như các tế bàolympho B và cũng không có các thụ thể dành cho kháng nguyên cũng để nhận diệnkháng nguyên như các tế bào lympho T. Các tế bào NK nhận diện các tế bào củatúc chủ đã bị biến đổi do nhiễm vi sinh vật hoặc do chuyển dạng thành tế bào ungthư. Mặc dù các cơ chế nhận diện của tế bào NK còn chưa được hiểu biết đầy đủxong người ta đã biết rằng các tế bào NK có các thụ thể dành cho các phân tử cótrên bề mặt của các tế bào của túc chủ. Trong số các thụ thể đó thì một số có tácdụng hoạt hoá tế bào NK, một số có tác dụng ức chế tế bào NK. Các thụ thể hoạthoá là các thụ thể nhận diện các phân tử ở trên bề mặt của tế bào - thường thấytrên bề mặt của các tế bào của túc chủ bị nhiễm virus và trên bề mặt của các đạithực bào bị nhiễm virus hoặc đang có chứa các vi sinh vật nhiễm vào. Các thụ thểhoạt hoá khác gồm có các thụ thể nhận diện các phân tử trên bề mặt của các tế bàobình thường của cơ thể. Về mặt lý thuyết thì các phân tử này có tác dụng hoạt hoácác tế bào NK giết các tế bào bình thường của cơ thể. Tuy nhiên điều này thườnglại không xẩy ra vì các tế bào NK còn có các thụ thể ức chế có khả năng nhận ranhững tế bào bình thường của cơ thể và ức chế sự hoạt hoá các tế bào NK. Các thụthể ức chế này đặc hiệu với các phân tử được mã hoá bởi các allele nằm trongphức hợp gene hoà hợp mô chủ yếu (major immunohistocompatibility complex– viết tắt là MHC) lớp I của cơ thể, đó là các protein có trên tất cả các tế bào cónhân của mỗi cá thể (Chương 3 sẽ trình bầy về chức năng quan trọng của các phântử MHC trong việc trình diện các kháng nguyên là các peptide cho các tế bàolympho T). Có hai họ thụ thể ức chế chính ở các tế bào NK là họ các thụ thểgiống kháng thể của tế bào giết tự nhiên (killer cell immunoglobulin-likereceptor – viết tắt là KIR). Sở dĩ các thụ thể này được gọi tên như vậy vì chúng cócấu trúc tương tự như cấu trúc của phân tử kháng thể sẽ được trình bầy trongchương 4. Họ thụ thể thứ hai là các thụ thể có chứa một phân tử protein mang kýhiệu CD94 và một tiểu phần có ký hiệu là NKG2. Ở các lãnh vực (domain) nằmtrong bào tương của cả hai họ thụ thể ức chế này đều có chứa các motif cấu trúcđược gọi là các motif ức chế dựa vào tyrosine của thụ thể miễn dịch(immunoreceptor tyrosine-based inhibitory motif – viết tắt là ITIM). Hoạt động ứcchế được diễn ra như sau: khi các thụ thể ức chế có chứa các motif này gắn vàocác phân tử MHC lớp I thì các motif này sẽ bị phosphryl hoá (gắn thêm gốcphosphate) tại các gốc tyrosine. Các motif ITIM sau khi đã phosphoryl hoá thì sẽgắn vào và thúc đẩy sự hoạt hoá của các enzyme tyrosine phosphatase ở trong bàotương. Các enzyme phosphatase có tác dụng loại bỏ các gốc phosphate ra khỏi cácgốc tyrosine của nhiều loại phân tử có vai trò trong quá trình dẫn truyền tín hiệu vàvì thế ngăn chặn được quá trình hoạt hoá tế bào NK bằng cách hoạt hoá các thụ thểức chế của chúng. Bằng cách đó khi các thụ thể của tế bào NK nhận ra các phân tửMHC của chính cơ thể thì các tế bào NK đó sẽ ngưng hoạt động (hình 2.10).Nhiều loại virus có khả năng tạo ra các cơ chế làm ngăn cản sự biểu lộ của cácphân tử MHC lớp I trên bề mặt của các tế bào mà chúng nhiễm vào và bằng cáchđó chúng có thể lẩn tránh khỏi sự tấn công bởi các tế bào lympho T gây độc tếbào (cytolytic T lymphocyte – viết tắt là CTL) mang dấu ấn CD8+ là các tế bào cókhả năng tấn công đặc hiệu các tế bào nhiễm virus (xem chương 6). Tuy nhiênnhững virus đó cũng khó qua mặt được các tế bào NK vì nếu điều này xẩy ra thìkhi các tế bào NK gặp các tế bào nhiễm virus đó, các thụ thể ức chế của các tế bàoNK sẽ không có các phân tử MHC để cho chúng bám vào và do vậy các thụ thểnày trở nên hoạt hoá và tế bào NK sẽ tấn công để loại bỏ các tế bào đã nhiễm virusđó. Khả năng chống nhiễm trùng của các tế bào NK còn tăng hơn nữa khi chúngđược kích thích bởi các cytokine do đại thực bào tiết ra khi chúng tiếp xúc với cácvi sinh vật. Một trong số các cytokine do các đại thực bào tiết ra có tác dụng hoạthoá tế bào NK là interleukin-12 (IL-12). Các tế bào NK còn có các thụ thể dànhcho phần Fc của một số kháng thể ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: