Danh mục

Các thuốc gây độc cho tai

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 98.54 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một số loại thuốc có thể gây suy giảm thính lực, rối loạn tiền đình hoặc làm nặng tình trạng bệnh đã có từ trước ở tai. Các tổn thương tai do thuốc có thể hồi phục sau khi ngưng dùng thuốc, nhưng một số ít trường hợp có thể gây điếc vĩnh viễn. Hóa chất chống ung thư: Điếc do hóa chất chống ung thư tương đối hiếm gặp trên lâm sàng. 2 loại hóa chất có nguy cơ gây nhiễm độc ốc tai lớn nhất là cisplatin (69%) và carboplatin (1-10%). Cisplatin là một trong những thuốc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các thuốc gây độc cho tai Các thuốc gây độc cho tai Một số loại thuốc có thể gây suy giảm thính lực, rối loạn tiền đình hoặc làm nặng tình trạng bệnh đã có từ trước ở tai. Các tổn thương tai do thuốc có thể hồi phục sau khi ngưng dùng thuốc, nhưng một số ít trường hợp có thể gây điếc vĩnh viễn. Hóa chất chống ung thư: Điếc do hóa chất chống ung thư tương đối hiếm gặp trên lâm sàng. 2 loại hóa chất có nguy cơ gây nhiễm độc ốc tai lớn nhất là cisplatin (69%) và carboplatin (1-10%). Cisplatin là một trong những thuốc chống ung thư được sử dụng rất rộng rãi hiện nay, ở liều cao thuốc này có thể gây điếc vĩnh viễn và ù tai. Điếc do cisplatin có thể xuất hiện sớm ngay sau những liều điều trị đầu tiên hoặc xảy ra muộn sau nhiều tháng. Một số hóa chất khác có thể gây độc cho tai: nitrogen mustard, vincristine, actinomycin và bleomycin. Kháng sinh: các kháng sinh trong nhóm aminoglycoside như gentamicin, netilmicin, streptomycin, neomycin, kanamycin, tobramycin và amikacin đều có độc tính cao đối với tai, đặc biệt là gentamicin, streptomycin, neomycin và netilmicin. Nhóm thuốc này có thể gây độc cho cả ốc tai và tiền đình, mức độ nhiễm độc khác nhau với từng loại thuốc. Gentamicin, streptomycin và tobramycin chủ yếu gây độc cho tiền đình, ít gây giảm thính lực, trong khi đó, amikacin, kanamycin và neomycin chủ yếu gây giảm thính lực mà ít gây độc với tiền đình. Nhiễm độc ốc tai do gentamycin xảy ra chủ yếu do dùng thường xuyên và quá liều, có thể do cả đường tiêm truyền và đường dùng tại chỗ (nhỏ tai). Điếc do gentamycin nhỏ tai thường gặp ở những người bị thủng màng nhĩ và nhỏ kéo dài quá 2 tuần, do thuốc xâm nhập vào tai trong. Những người có bất thường về di truyền khiến họ trở nên nhạy cảm hơn với độc tính trên tai của gentamycin. Neomycin ngày nay chỉ còn được dùng tại chỗ (nhỏ mắt, nhỏ tai) do có độc tính cao trên tai và thận. Tương tự với gentamycin, nếu dùng neomycin để nhỏ tai kéo dài quá 2 tuần ở những người bị thủng màng nhĩ cũng có thể gây điếc trong một số trường hợp. Tobramycin cũng có nguy cơ gây độc cả ốc tai và tiền đình nhưng mức độ ít hơn so với gentamicin. Ngoài ra, thuốc này cũng ít được sử dụng trên lâm sàng nên các trường hợp điếc do tobramycin tương đối hiếm gặp, hầu hết đều xảy ra ở những người có suy thận. Nhiễm độc tai do các kháng sinh nhóm aminoglycoside có thể kéo dài nhiều tháng sau khi ngưng sử dụng thuốc do các kháng sinh này có thể tồn tại trong tai lâu hơn so với trong máu, đây cũng là một trong những nhóm thuốc thường gặp nhất gây điếc vĩnh viễn. Một số thuốc như vancomycin, furosemide có thể làm tăng độc tính trên tai của các kháng sinh aminoglycoside do sự tương tác thuốc. Vancomycin cũng là một kháng sinh được ghi nhận có thể gây độc cho tai, nhất là khi dùng phối hợp với nhóm aminoglycoside hoặc khi dùng liều cao và ở bệnh nhân có suy thận. Khi được dùng đơn lẻ và ở liều thông thường, vancomycin rất ít khi gây nhiễm độc ốc tai. Nguyên nhân khiến một số ít người trở nên nhạy cảm với độc tính trên tai của vancomycin cũng được cho là do các bất thường về di truyền giống như với gentamycin. Erythromycin và minocyclin khi dùng liều cao đường tĩnh mạch cũng có thể gây giảm sút thính lực trong một số ít trường hợp, thường là ở những người có suy thận. Metronidizol cũng được ghi nhận có thể gây độc cho tai trong một số trường hợp rải rác, tuy nhiên, đây là một tai biến tương đối hiếm gặp. Các kháng sinh nhóm quinolon, đặc biệt là ofloxacin, cũng bị nghi ngờ có thể gây độc cho tai trong một số ít trường hợp, tuy nhiên điều này còn chưa được khẳng định. Thuốc lợi tiểu: Các lợi tiểu quai như furosemide, bumetanide và ethacrynic acid đều có thể gây suy giảm thính lực nhưng không ảnh hưởng đến tiền đình. Ngoài ra, các thuốc này cũng làm tăng độc tính trên tai của các kháng sinh aminoglycoside như gentamicin, neomycin, streptomycin và kanamycin, do đó, nên tránh phối hợp 2 nhóm thuốc này với nhau. Khi dùng phối hợp với các kháng sinh aminoglycoside ở những bệnh nhân có suy thận, furosemide và ethacrynic acid có thể gây điếc vĩnh viễn. Các dẫn xuất quinine (thuốc chống sốt rét): Hầu hết các dẫn xuất của nhóm quinine như quinidex, atabrine, plaquenil, quinine sulfate, mefloquine và chloroquine mặc dù ít ảnh hưởng đến tiền đình nhưng đều có nguy cơ gây rối loạn thính lực. Riêng quinine sulfate, mefloquine và quinidex còn có thể gây ù tai kéo dài. Thuốc giảm đau chống viêm: Các thuốc aspirin, ibuprofen, naproxen, piroxicam, diclofenac... đều có nguy cơ gây điếc tiếp nhận, riêng aspirin và diclofenac còn được ghi nhận có thể gây ù tai. Paracetamol không gây độc cho tai nhưng khi phối hợp với hydrocodone có thể gây giảm thính lực ở một số người. Điếc do thuốc chống viêm giảm đau thường có hồi phục, một số ít trường hợp dùng aspirin liều cao kéo dài có thể gây điếc vĩnh viễn. Một số ít người có thể xuất hiện hội chứng Menieres gây điếc sau d ...

Tài liệu được xem nhiều: