Danh mục

Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu chi tiêu của khách du lịch nội địa và quốc tế tại 30 tỉnh thành phố Việt Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 487.14 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu chi tiêu của khách du lịch nội địa và quốc tế tại 30 tỉnh thành phố Việt Nam" xem xét nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu chi tiêu, gồm cả địa điểm du lịch, nguồn thông tin trước khi du lịch và đặc điểm nhân khẩu học của khách du lịch. Nghiên cứu sử dụng lý thuyết mới về phương pháp phân tích số liệu đa hợp (Compositional data analysis – CODA) gồm nhiều bảng biểu và mô hình hồi quy để xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến cơ cấu chi tiêu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu chi tiêu của khách du lịch nội địa và quốc tế tại 30 tỉnh thành phố Việt Nam CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CẤU CHI TIÊU CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA VÀ QUỐC TẾ TẠI 30 TỈNH THÀNH PHỐ VIỆT NAM Ths. Đàm Thị Thu Trang Bộ môn Toán , Đại học Thương Mại Tóm tắt Kinh tế Việt Nam phát triển mạnh trong những năm gần đây đã làm tăng lượng du khách nội địa điều này góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch tại địa phương. Mặt khác, Việt Nam cũng đang trở thành điểm đến hấp dẫn trên thế giới, hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách quốc tế du lịch. Ngành du lịch đã được xác định phát triển trở thành nền kinh tế mũi nhọn của đất nước với sự đóng góp hàng ngàn tỉ đồng vào ngân sách nhà nước mỗi năm. Nghiên cứu sử dụng số liệu điều tra tại 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2013. Nghiên cứu chỉ ra các yếu tố chính ảnh hưởng đến chi tiêu của khách du lịch nội địa là: Địa điểm du lịch, mục đích của chuyến đi, tham khảo thông tin từ bạn bè, người thân và internet, số lần tham quan và phương tiện di chuyển. Đối với khách quốc tế các yếu tố chính ảnh hưởng đến cơ cấu chi tiêu ở Việt Nam là: địa điểm du lịch, chất lượng phục vụ, mục đích chuyến đi, nguồn thông tin tham khảo để quyết định du lịch tại Việt Nam, đặc điểm nhân khẩu học như nhóm tuổi và nghề nghiệp, khách đến từ thị trường châu Mỹ và châu Á, số lần tham quan Việt Nam. Các đánh giá dựa trên phương pháp phân tích số liệu đa hợp (Compositional Data Analysis – CODA). Từ khóa: Du lịch, khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế, phương pháp phân tích số liệu đa hợp (Compositional Data Analysis – CODA). 1. Đặt vấn đề Việt Nam đang trở thành điểm đến du lịch của thế giới. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng đều qua các năm. Năm 2019, ngành Du lịch Việt Nam lập kỳ tích lần đầu tiên đón 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng 16,2% so với năm 2018. Giai đoạn từ 2015-2019, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng 2,3 lần từ 7,9 triệu lượt lên 18 triệu lượt, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,7% mỗi năm. Việt Nam liên tục nằm trong nhóm những quốc gia có tốc độ tăng trưởng khách du lịch nhanh nhất thế giới. Hơn nữa, du khách nội địa cũng tăng do nền kinh tế Việt Nam phát triển với mức tăng trưởng GDP cao (6- 7% trong các năm gần đây). Nhiều thành phố của Việt Nam định hướng phát triển du lịch trọng điểm như Quảng Ninh, Ninh Bình, Huế để thúc đẩy kinh tế địa phương. Năm 2010, cả nước ghi nhận 57.9 nghìn lượt khách du lịch nội địa và tăng hơn gấp đôi (132.8 nghìn lượt khách) vào năm 2017 (Tổng cục thống kê, 2019). Chính phủ Việt Nam chú trọng phát triển kinh tế du lịch và đã phê duyệt Đề án “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (Bộ Văn hóa, thể thao và 107 du lịch 2016). Trong đó, chiến lược đặt mục tiêu thu hút khách có mức chi tiêu cao và lưu trú dài ngày. Đồng thời, chiến lược cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thường xuyên điều tra, nghiên cứu thị trường, nhu cầu và thị hiếu của khách du lịch, xây dựng cơ sở dữ liệu của thị trường du lịch. Cấu trúc chi tiêu của khách du lịch có ảnh hưởng đến chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam và ngược lại. Từ xu hướng chi tiêu của khách du lịch, tổng cục du lịch và các địa phương sẽ lên kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng và các sản phẩn du lịch để thúc đẩy chi tiêu cao hơn nữa của khách du lịch. Cụ thể, mức chi tiêu bình quân một ngày khách phản ánh mức độ thu nhập của người dân địa phương, từ đó đóng góp cho kinh tế địa phương. Đồng thời, mức chi tiêu bình quân một ngày khách cũng phản ánh xu hướng chi tiêu của khách dựa trên đặc điểm và các sản phẩm du lịch của địa phương. Mức chi bình quân một ngày càng cao sẽ càng tốt cho kinh tế địa phương. Chi tiêu bình quân 1 ngày khách trong nước của khách đi theo hình thức tự sắp xếp là 703 ngàn đồng (tương ứng 977 ngàn đồng, 1148 ngàn đồng) trong năm 2009 (tương ứng 2011, 2013). Từ đó, chi tiêu bình quân 1 lượt khách nội địa năm 2013 tăng 17.5% so với chi tiêu bình quân 1 lượt khách năm 2011. Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao, trung bình hơn 1.000 USD cho một chuyến 9 ngày nguyên nhân có thể do sản phẩm du lịch của Việt Nam chưa hấp dẫn, thiếu gắn kết, các hoạt động giải trí, mua sắm, chăm sóc khách chưa đa dạng, công tác xúc tiến quảng bá chưa thực sự hiệu quả và còn nhiều hạn chế so với các điểm đến cạnh tranh trực tiếp của du lịch Việt Nam như Thái Lan. Do đó, nghiên cứu về xu hướng chi tiêu của khách du lịch rất cần thiết trong bối cảnh phát triển thị trường du lịch. Nghiên cứu sẽ tạo cơ sở để có định hướng phát triển du lịch phù hợp với nhu cầu và thời đại từ đó giúp chất lượng dịch vụ du lịch tăng cao và có thể thúc đẩy chi tiêu của khách du lịch. Nghiên cứu này sử dụng số liệu chi tiêu của khách du lịch cấp quốc gia, đại diện là 30 tỉnh thành từ bộ số liệu điều tra chi tiêu của khách du lịch 2013. Nghiên cứu xem xét nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu chi tiêu, gồm cả địa điểm du lịch, nguồn thông tin trước khi du lịch và đặc điểm nhân khẩu học của khách du lịch. Nghiên cứu sử dụng lý thuyết mới về phương pháp phân tích số liệu đa hợp (Compositional data analysis – CODA) gồm nhiều bảng biểu và mô hình hồi quy để xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến cơ cấu chi tiêu. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp phân tích số liệu đa hợp Dữ liệu đa hợp được biểu diễn bởi một véc tơ đa hợp S gồm D tỉ trọng được biểu diễn trong đơn hình , = =( , ,…, ): > 0, = 1, 2, … , ; =1 . 108 Trong đó, kí hiệu ′ là chuyển vị của véc tơ S và tổng các tỉ trọng của véc tơ S bằng 1 hoặc 100%. Vì mối quan hệ phụ thuộc giữa các tỉ trọng , , … , , tức là tổng bằng 1, các mô hình hồi quy thông thường sẽ không được áp dụng. Phép toán tỉ lệ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: